Ban mê yêu dấu của tôi...
CUỐN PHIM XƯA
Lời phi lộ:
Kính thưa thầy cô cùng các bạn thân mến. Trong ký ức về thời thơ mộng của tuổi học trò, em cảm thấy mình hạnh phúc vì đã được học tập, được vui chơi dưới mái trường thân thương ngày xưa ấy. Em đã tìm được những thước phim ghi lại bước đường học toán của em. Chất lượng phim không được tốt lắm, nhiều chỗ bị rè... Điều muốn nói của em là em xin mượn cảnh phim đó để được gặp lại bạn bè... để được nói chuyện riêng! Em xin quý thầy cô nhắc nhở rồi phạt em ngay nếu thấy em nói chuyện riêng nhiều quá... Em để hộp phấn ở đây! Xin quý thầy cô cứ ném ạ!
Em xin chân thành mong thầy cô cùng các bạn chia sẻ và giúp đỡ, cũng như bỏ qua những lỗi đáng tiếc của phim khi em quay lại không đúng theo ước muốn.
Tập 1: TIẾC CỦA
Sân trường đỏ rực một màu hoa phượng. Vắng lặng! Các cánh cửa của hai dãy lớp học đều khép kín. Hai cánh cổng trường cũng được khoá lại. Trên mặt thành tường nối với cổng trường chạy về phía hàng cây muồng có hai học sinh nằm đọc sách... Đó là mùa hè năm 68, tôi học xong lớp đệ thất (6/1). Học bạ ghi môn toán của tôi là kém! kém! Thế là đi học thêm môn toán. Tôi và Vũ Văn Lai (học xong "Nhị thập tứ hiếu" nó được gọi là Lão Lai Tử) đi đăng ký học nhưng bị trễ phải chờ học đợt 2. Mỗi đợt cách nhau nửa tháng. Con đường học toán của tôi coi chừng không được suông sẻ! Chưa học toán nhưng lần đầu tôi biết đến những cuốn sách... đọc vào mê hơn làm toán. Theo sự chỉ dẫn của Lão Lai Tử tôi làm quen đến sách... truyện kiếm hiệp truyền kỳ: Nhất Dương Chỉ! Hay! Loại truyện chưởng này rất nhiều học sinh say mê. Nhưng mê đến mức luyện chưởng ở trong lớp thì không ai qua được sư phụ Hoàng Đức Linh (Linh khều) của lớp tôi. Cái gì đến phải đến! Môn toán năm lớp đệ lục vẫn là kém! và kém!
Năm lên đệ ngũ, có một thay đổi quan trọng trong tư duy làm toán của tôi. Người được tôi ghi dấu ấn vào đời là Đỗ Quang Tâm. Năm ấy, Tâm lên ngồi bàn đầu do mắt hắn bị cận, ngồi sát cạnh tôi ở phía ngoài để nhìn lên bảng cho rõ. Tôi luôn luôn ngồi bàn đầu vì thấp bé. Tôi còn bị gọi là Đạt con. Châu văn Đạt cao to là Đạt cha. Còn một Đạt nữa là Đạt râu nhưng... không thể Đạt râu được?! Vì khi ấy có xuống tắm picsin, khám hết người... lấy đâu ra râu mà đặt tên. Nó được giữ nguyên tên còn do cái tên đẹp: Phùng Tất Đạt! Ngay cái tên cũng dự báo phát tiết ra ngoài rồi! Trong một lần dạo chơi trên mạng, tôi đọc được bài bình thơ Như Thương của nhà văn Xuân Đỗ. Ông ta có khen tranh của hoạ sĩ Đạt. Phùng. Nó đấy! Phùng Tất Đạt đấy! Tôi đã có dịp ghé phòng tranh của nó (lúc đó chưa có quán Văn). Phòng tranh nhỏ hẹp, bừa bãi giấy vẽ cuộn tròn, cái xếp đứng, cái thì nằm la liệt không có trật tự gì cả. Khoảng trống rộng nhất trong phòng là chỗ nó ngồi vẽ. Chỉ có những bức tranh đang vẽ thì sạch, còn xung quanh bẩn khủng khiếp... không có chỗ nào mà không dính màu vẽ. Đáng khen cho mấy bà vợ! Nuôi chồng hoạ sĩ khổ nhọc hơn mấy ông chồng làm thơ nhiều. Nhà thơ lâu lâu còn có bài "Thương vợ" làm an ủi. Còn ông hoạ sĩ thì... không biết đâu!
Mấy năm sau, tôi đến chơi nhà Lê văn Tuấn. Thằng này còn được gọi là "Tuấn râu". Cách đây không lâu, Quách Lục có thơ vui:
Mấy năm sau, tôi đến chơi nhà Lê văn Tuấn. Thằng này còn được gọi là "Tuấn râu". Cách đây không lâu, Quách Lục có thơ vui:
"Râu ria rậm rạp quanh hàm
Bố ngồi một chỗ hổng cần làm cũng dư ăn"
Bố ngồi một chỗ hổng cần làm cũng dư ăn"
Hai thằng ngồi uống nước tán dóc cười đùa đủ chuyện. Tôi bỗng giật mình khi thấy trên tường treo bức tranh trừu tượng. Ái dà! Tuấn râu biết chơi tranh loại này thì ghê thật! Tôi thì cứ tranh phong cảnh như tranh của Levitan cho dễ hiểu. Loại tranh trừu tượng này đòi hỏi vừa tâm hồn vừa thêm trí tuệ. Màu sắc trong tranh mới là tiếng nói trực tiếp! Tôi hỏi nó giọng thán phục:
- Mày chơi tranh này có tốn kém không?
- Tranh của Phùng Tất Đạt đấy!
- Nó tặng mày hả?
- Tặng gì mà tặng! Hồi đó nó vứt đầy trong phòng. Đến chơi muốn lấy... cứ việc lấy đem về mà chơi!
- Tranh của Phùng Tất Đạt đấy!
- Nó tặng mày hả?
- Tặng gì mà tặng! Hồi đó nó vứt đầy trong phòng. Đến chơi muốn lấy... cứ việc lấy đem về mà chơi!
Mỗi khi nhớ lại, sao mình không vơ vài tấm thì bây giờ chắc trúng... rồi. Cứ tiếc như... tiếc của!
Bụp!!! Phấn của thầy Nguyễn Giõng nhắc nhở rồi. Không sao đâu! Thầy sẽ cho nợ... Đã nói chuyện riêng với Phùng Đạt rồi thì đây là dịp hay nhất để nói chuyện với thơ Như Thương.
Năm ấy, tôi làm tài xế chở anh bạn Lê Văn Chàm ra phi trường Phụng Dực đón bạn Phạm Kim Hương về thăm lại Ban Mê. Con ngựa chứng sân trường run lẩy bẩy ngồi sau xe tôi hỏi đủ thứ chuyện về cô bạn gái sắp được gặp mặt. Nó đang hỏi "Cối Xay Gió" đấy! Vậy mà nó cứ hỏi! Tôi cứ chạy! Ra đón Kim Hương hôm đó có nhiều bạn tôi không nhớ hết. Có Tất Đạt, Quách Đình Chiến, Anne Tuyết Lan, Huỳnh Văn May, Nguyễn Hữu Quý... Lần đầu tiên tôi biết đến Kim Hương. Mình hạc xương mai. Đi đứng dịu dàng. Mái tóc dài xỏa vai. Nói chuyện nhẹ nhàng. Tôi thấy bạn ấy trẻ hơn tuổi rất nhiều. Khi ghé nhà bạn Chiến, Kim Hương có đem về tặng bạn tập thơ "Đàn cho biển hát" và nói ra nỗi nhớ bông cà phê, hoa dã quỳ... Các bạn có mặt ít nhiều đều quen biết Kim Hương nên chuyện trò thư thái tự nhiên. Tôi hơi ngại nên mượn tập thơ ngồi đọc. Miệng lẩm bẩm thằng yêu thơ ngồi đây không tặng... tặng mấy thằng ấy... đúng để làm kỷ niệm! Mấy ngày sau, Kim Hương tổ chức gặp mặt bạn bè tại quán Văn. Bạn Chàm của tôi có dẫn vợ cùng ra. Nghe kể vui lắm!
Cho đến một đêm ở trong rẫy cà phê nằm nghe "câu chuyện thơ nhạc" do Bích Huyền biên tập từ bài viết của Lê Hữu "Thơ Như Thương, tình yêu, những khuôn mặt". Nghe xong phải thốt ra khỏi miệng là hay quá! Viết hay! Thơ hay! Đọc hay! Nhạc kèm theo cũng hay! Gặp lại Lê Văn Chàm khoe cho nó biết Kim Hương có thơ được truyền thanh nước ngoài phát lên. Như Thương nổi tiếng rồi Chàm ơi! Nó chẳng nói gì. Mắt nó sáng long lanh. Miệng nó cười ngô nghê... Với bản tính hay tò mò về người nổi tiếng, tôi tìm thơ Như Thương đọc... càng đọc càng không dám đến gần, lưỡi như níu lại. Chung quanh Như Thương có các giáo sư, nhà văn, nhà biên khảo... họ nói cho mà thấy! Biết bao trang mạng mời rước Như Thương về vườn thơ của họ. Đành phải ngưỡng mộ từ xa thôi... kính nhi viễn chi!
Nhưng có những bài thơ như buộc mình phải mở miệng cám ơn Kim Hương. Đọc những bài thơ Kim Hương viết về người mẹ thương yêu... tôi đã vô tình không nhận ra bao đêm mẹ của mình cũng nuốt nước mắt vào lòng:
"Võng đưa hiu hắt bên thềm
Dòng sông lặng lẽ,lòng mềm vọng phu"
(Gân Guốc Một Đời - Thơ Như Thương)
Dòng sông lặng lẽ,lòng mềm vọng phu"
(Gân Guốc Một Đời - Thơ Như Thương)
Thơ Kim Hương cũng mở mắt cho tôi nhận ra cả một tấm lòng của mẹ tôi trong những ngày cơ cực,gian nan:
"Đôi vai dẫu có rã rời
Làm sao chậm bước nhịp lơi gánh gồng"
(Tất Tả Đời Mẹ - Thơ Như Thương)
Làm sao chậm bước nhịp lơi gánh gồng"
(Tất Tả Đời Mẹ - Thơ Như Thương)
May mắn cho tôi còn mẹ để thấy yêu mẹ tôi hơn:
"Còn đâu ôm một vòng tay
Còn đâu rờ trán những ngày ốm đau
Còn đâu lặn lội cháo rau
Còn đâu giọt nước mắt sầu âu lo
Còn đâu khuya lạnh nằm co
Còn đâu manh áo nhường cho con mà"
(Mẹ Ơi! - Thơ Như Thương)
Còn đâu rờ trán những ngày ốm đau
Còn đâu lặn lội cháo rau
Còn đâu giọt nước mắt sầu âu lo
Còn đâu khuya lạnh nằm co
Còn đâu manh áo nhường cho con mà"
(Mẹ Ơi! - Thơ Như Thương)
Mình cám ơn Kim Hương nhiều lắm!
Hello! Các chàng trai! Cứ việc sắp hàng! Trái tim Như Thương dành hết cho Người Mẹ rồi!
Nghĩ lại ngày đầu gặp Kim Hương bỏ lỡ dịp làm quen... đánh mất khoản rượu mời để khoe với mấy bạn thơ. Nghĩ cũng hơi tiếc... gần gần như tiếc của!.
Bụp! Thầy Nguyễn Giõng lại nhắc nhở rồi! Em biết nếu em nói chuyện riêng tiếp thầy sẽ cho em nợ... thầy chưa phạt ai bao giờ... Hát đi thầy! Hát đi thầy! Thầy dễ mềm lòng trước lời xin của học trò. Ai cũng nhớ đến thầy với bài "Ngọc Lan"... kỳ lạ như tơ vương ma ám. Em nhớ có lần thầy khan giọng phải đi mua kẹo ho ngậm cho đỡ đau họng nhưng khi vui thầy vẫn hát... có bài thầy phải hát lại... bớt xuống cho thầy một hai tông đi! Tiếng hát! Tiếng cười! Tiếng học sinh! Tiếng hồn nhiên! Luôn luôn vây quanh thầy!
Đầu năm nay, tôi cùng với Chàm đi ra thăm Y Long bị tai nạn.Gặp gỡ Huỳnh Văn May và Nguyễn Hữu Quý cùng chúc Tết muộn với nhau. Bạn May kể cho mình nghe chuyện thầy Nguyễn Giõng có về thăm, có họp gặp mặt nhau... không có tụi mày. Lúc thầy mừng tuổi mỗi đứa tờ hai đô thầy có nhắc để dành cho mấy đứa trong Buôn Trấp. Thằng Kỳ! Thằng Đạt! Thằng Chàm!
Ôi! Thương thầy quá đi! Nhưng em nhớ thầy thì ít. Nhớ hai đô thì nhiều! Rõ ràng của mình bị mất thì phải... tiếc của rồi!
(Hết tập 1)
Phạm Đình Đạt
BT, 31/5/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét