Nhớ một thời còn ở nhà tranh...
NGHỀ BỨT TRANH
...
Ôi! những buổi cắt tranh sao quá gian nan chán nản. Cái thuở được phát tồn lợp nhà và tiêu chuẩn gạo di dân LẬP ẤP 1973 -74 đã nằm trong quá khứ. Người bứt tranh đứng nhìn những đồi hoang hóa , tranh cao không quá đầu gối, chỏng cọng ngao ngán trong lòng .
Tranh tốt thì người bứt không biết mệt. Tranh xấu vừa làm vừa chạy quanh. Bứt tranh là tiếng cũ , có thể gọi là cắt tranh hay cắt gianh theo tiếng Bắc. Tiếng gì thì tiếng, tranh dài ngọn là điều mừng rỡ nhất để về lợp mái tranh nghèo đang thời giột nát , hay lợp nhà mới nếu không có tiền mua. Nhưng tiền đâu , nếu hai bàn tay chỉ biết cầm cuốc, liềm , rựa?
Thời thế đổi dời. Thiên hạ 'đổi mới' trong khi xã hội toàn nhà xây, nghề bứt tranh cũng đi vào 'lịch sử' thế là chú Hùng ngày ngày, thân bệnh hoạn, ngồi ngó ra con đường kiệt xem 'xe nổ' chạy đầy đường. Có thể Chú ngồi nhớ lại những ngày bứt tranh khấm khá: "cái nào ngàn đó" có khi tranh 'hút' lên giá 1.200. Thím Hùng ngày đó 'le te' đi chợ Cam Bình mua đồ bổ, ngon cho chú 'bồi dưỡng';giờ còn đâu?
Hãy để cho Chú Hùng và hình ảnh những cái tranh, đánh dày, đánh mỏng, dài ngắn; hay những gánh tranh người nông phu lúp xúp gánh về tận chợ tỉnh LaGi vẫn đắt hàng, đi vào 'lịch sử' của di dân Quảng Trị một thời.
Lớp cháu con đâu nghĩ ra hình ảnh những cái rẫy tranh khi bị cháy ra sao? Ai ác bỏ tàn thuốc, hay cố ý đốt. Những liếp tranh đã cắt , chờ khô gánh về lợp nhà nay ra tro bụi. Những mái nhà đang cần tranh lợp mới ra sao? Những nuộc lạt đang ngâm nước, chờ tranh hất lên mái nhà, đòn tay con thơm mùi gỗ rừng, giờ xem như bị đình lại vì tranh đã bị cháy sạch?
Rẫy rừng và những mái nhà tranh tưởng chừng là 'điệp khúc bất tận' cho kiếp người dân lưu xứ Quảng trị quê mình. Nếu có ai có 'cái tâm 'ghi lại thì quả là hình ảnh bi tráng cho người Quảng Trị quê ta đi mãi với kiếp lưu dân. Thật khổ làm sao?
(Trích đoạn "SỐ PHẬN DI DÂN" của DHL đăng trênhttp://quangtringayxua.blogspot.com/)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét