Đi thăm phố Ban Mê...
TÒA GIÁM MỤC
TGM BMT là một công trình có giá trị nhất định về mặt sáng tạo, việc đưa nét kiến trúc của các dân tộc Tây nguyên vào một công trình tôn giáo như vậy là một nét nổi bật, một thành công của người thiết kế.
Tọa lạc tại số 104 Phan Chu Trinh TP.BMT, Tòa giám mục BMT tiền thân là cơ sở của các nữ tu dòng Benedictine (Biển Đức) được xây dựng từ năm 1953 do nữ kts Boni Pacxo người Áo thiết kế. Công trình mang dáng dấp kiến trúc độc đáo của các dân tộc Tây nguyên tồn tại hầu như nguyên vẹn cho đến ngày nay.
...
TGM BMT được thiết kế cách đây đã lâu, mặc dù được thiết kế bởi một kts nước ngoài nhưng đã đạt được sự thành công nhất định trong việc đưa nét kiến trúc dân tộc Tây nguyên vào thiết kế cho một dòng tu. Kiến trúc các dân tộc Tây nguyên từ nhà rông của người Giarai tới nhà dài của người Êđê đều có chung đặc điểm về hình thức là cấu tạo dạng nhà sàn, độ dốc mái lớn, tỉ lệ chiều cao mái rất lớn so với chiều cao tường (vách) nhà.
Nhà rông của người Giarai hay nhà dài dùng để sinh hoạt chung của người Êđê là nơi sinh hoạt cộng đồng của buôn làng. Vì vậy người thiết kế phải cân nhắc tùy theo tính chất để đưa nét kiến trúc này vào công trình của mình, không thể bất cứ công trình nào cũng thiết kế với dáng dấp nhà rông. Hình thức nhà rông chỉ nên áp dụng cho những công trình mang tính chất văn hóa như: bảo tàng, nhà văn hóa, nhà thờ… Không thể bất cứ công trình nào cũng đưa nét kiến trúc nhà rông vào, từ một nhà hàng tới bến xe siêu thị… cũng lấy theo dáng dâp nhà rông. Hệ quả là sự khác biệt về công năng dẫn đến sự bất hợp lý trong sử dụng. Sự khác biệt về tính chất công trình dễ dẫn đến việc coi nhẹ nét văn hóa của kiến trúc địa phương.
...
Mặt bằng nhà nguyện được sắp xếp với cầu thang chính, sảnh chính hướng từ đầu hồi của công trình tiếp giáp với lối vào chính. Ở đây có sự trùng hợp khá thú vị giữa nhà nguyện của một dòng tu với mặt bằng nhà dài của người Êđê. Nếu như bên trong nhà dài Êđê được chia làm 2 phần, phía trước gọi là Gah dành cho tiếp khách, phía sau gọi là Ôk dành cho sinh hoạt của chủ nhà. Tương tự như vậy bên trong nhà nguyện cũng được chia làm 2 phần, phía trước là khu vực xem lễ của giáo dân, phía sau là khu vực xem lễ dành cho nữ tu (gọi là ca triều trong các dòng kín), với quan niệm các nữ tu không ngồi chung với giáo dân. Ngăn cách giữa 2 khu vực là bàn thờ. Thánh giá của nhà nguyện vì vậy được treo lên để có thể nhìn được từ 2 hướng ngược nhau. Nếu như sảnh phía trước dành cho khách thì sảnh phía sau về cuối nhà nguyện dành cho các tu sỹ.
Việc xử lý kỹ thuật trong khi áp dụng hình thức nhà dài cho một nhà nguyện cũng được tác giả thực hiện khá hợp lý. Như chúng ta biết nhà dài của người Ê đê cũng như nhà rông của người Gia rai với đặc điểm mái có độ dốc lớn và chiều cao mái rất lớn so với tường nhà vì vậy việc xử lý thông thoáng, chiếu sáng cho bên trong công trình bị hạn chế do chiều cao tường nhà rất thấp. Giải pháp lấy sáng ở đây tác giả sử dụng toàn bộ diện tích tường nhà làm cửa lấy sáng (hình) với khung gỗ, kính mờ bố trí từ sàn nhà tới đuôi mái. Phần mái cao được xử lý chiếu sáng, thông thoáng bởi các cửa mái ngang bằng cách thay đổi độ dốc mái. (hình). Thay vì tạo các cửa mái hình tam giác thì việc mở các cửa mái ngang như vậy ánh sáng sẽ phân bổ đồng đều hơn, đồng thời hình thức mái của nhà dài sẽ không bị phá vỡ.
Có thể nói thành công nhất của tác giả chính là kiểu dáng của công trình. Với hình thức chính là nhà dài sàn thấp của người Êđê tác giả còn kết hợp một số chi tiết mặt đứng lấy dáng dấp nhà rông của người Giarai, mái nhà rông được thể hiện kết hợp khá thú vị tại tháp chuông của nhà nguyện.
...
Thời gian cũng đã qua mấy chục năm nay, câu trả lời sẽ có nếu một lần bạn ghé thăm. Rất tự hào có được những công trình có giá trị như vậy làm đẹp thành phố làm đẹp cao nguyên xanh quê tôi.
(Trích đoạn "Tòa giám mục Giáo phận Ban-mê-thuột
Công trình mang nét kiến trúc các dân tộc Tây nguyên" của Kts NGUYỄN VĂN SÁNG đăng trên http://gpbanmethuot.vn/)
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận
22 bình luận
Bình luận
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
1
25 Tháng 3 lúc 19:36
Hoan Pham Một công trình tuyệt đẹp hoàn toàn bằng gỗ có giá trị lâu dài theo tháng năm , tòa giám mục Banmêthuột có thể sánh ngang bằng với ngôi nhà thờ gỗ rất đẹp và rất giá trị về mặt thẩm mỹ của địa phận Komtum.
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
5
25 Tháng 3 lúc 19:36
Tuc Phan Mang tính thông tin nhưng bài viết rất hay ạ!
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
1
25 Tháng 3 lúc 19:42
Tran My Kiến trúc của Toà Giám Mục Ban Mê Thuột quá đẹp 🌺
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
1
25 Tháng 3 lúc 19:46
Lê Lãng Du Phạm Đình Đạt viết tốt ghê. Gắng viết rồi gom bài lại khoảng 200 trang rồi xuất bản. Đề tài bạn đang viết sẽ nhiều người đọc và rất lợi ích cho xã hội.
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
4
25 Tháng 3 lúc 19:56
Ly Trinh Một kiến trúc đẹp từ lâu
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
1
25 Tháng 3 lúc 20:40
Jean-Dan Maurice Chao em Dat, nêu phai lűą Gah voi Ôk, em thich bên nào hon hihi... ?
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời25 Tháng 3 lúc 20:52
Jean-Dan Maurice Nam 1953-54, 2 bà Soeurs Bénédictines tên là Bonifacio và bà Françoise Demeure.Xem bản dịch
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
2
25 Tháng 3 lúc 20:56
Nguyễn Thị Dung Anh Đạt :đa năng , đa hệ .v.vv.....
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
1
25 Tháng 3 lúc 20:58
HuyThe Nguyen Toà Giám mục Ban mê Thuột là nơi mình đã có rất nhiều kỷ niệm mặc dù không có nhiều thì giờ chiêm ngắm những nét đặc biệt của công trình như bài viết mô tả chi tiết .
Từ năm 72-75 mỗi tuần đã vào đây để xúc tiến các dự án của Caritas và phát triển thuộ
...Xem thêm
Yêu thíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
4
25 Tháng 3 lúc 21:33Đã chỉnh sửa
Hoan To Rất tiếc cả đời chưa bao giờ lên thăm Cao nguyên Trung phần: Ban Mê Thuột, Kontum, Pleiku.
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
2
25 Tháng 3 lúc 21:35
Trần Đình Chỉ Giống Nhà thờ gỗ ở Kontum, a Đạt up bài ni hay ghê; bái phục sư huynh.
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
1
25 Tháng 3 lúc 21:44
Lindacam Nguyen Toi biet toi tin vao ai....
Yêu thíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
2
25 Tháng 3 lúc 21:52
Đào Tuấn Sơn ACE còn quên mất một cái tên đó là :" Tòa giám mục Giáo phận BAN MÊ THUỘT ". Chứ không phải "Buôn Ma Thuột" ! Chỉ một cái tên thôi mà đã nói được nhiều điều.
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
4
25 Tháng 3 lúc 22:14
Loan Do Nhớ lắm khung cảnh này ,có nhiều kỷ niệm nơi này
Cám ơn Đạt đả gợi nhớ cho mọi người
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
1
25 Tháng 3 lúc 22:15
Jean-Dan Maurice Dat oi, cai hinh may Tui : cac ké co câu bân ao len, chup nâm nào ?
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
1
25 Tháng 3 lúc 22:25Đã chỉnh sửa
Bo Dao Tuyệt quá ...Những kiểu nhà mà cả đời mê ...ký ức ngày cò trẻ. Ấp ủ
Yêu thíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
1
25 Tháng 3 lúc 22:28Đã chỉnh sửa
Đào Tuấn Sơn Do dạy học tại GX Châu Sơn 15 năm (xã Cư Ê Bur từ 1976 ->1990); Mà còn là thợ chụp hình & quay video nên mình cũng có nhiều kỷ niệm đáng nhớ về Linh mục Tâm chánh xứ Châu Sơn & Đức cha Mai (GP.BMT).
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
3
25 Tháng 3 lúc 22:42Đã chỉnh sửa
Tuyet Nga TN rất hay dự thánh lễ tại nơi này . Đi lên với vài bậc thang bằng gỗ , nhà thờ nhỏ gọn chỉ có hai hàng ghế , mái thấp những cột kèo ở ngay trên đầu , cung Thánh sát gần chỉ cách vài bước chân. Ấm áp thân thương như đến thăm nhà người thân mà mình yêu quý . Anh Đạt có thấy như vậy.?
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
3
25 Tháng 3 lúc 23:03
Kim Thịnh Dancer Bài viết hay quá... e nghe nói đây là công trình của một nàng công chúa nuoc Áo... nàng đã từ bỏ cung điện xa hoa để đi tu.. hiến dâng cuộc đời cho Chúa...và Soeur đã sang Viêt Nam ... trên bươc đuong Truyền giáo ... soeur đã đến Banmeethuot...và ngôi nhà thờ gỗ độc đáo này chính là Môt tác phẩm lưu dấu Tình yêu của Nàng....
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
7
26 Tháng 3 lúc 1:04Đã chỉnh sửa
Đào Tuấn Sơn Kim Thịnh Dancer nói chính xác.
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
2
26 Tháng 3 lúc 8:24
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
1
26 Tháng 3 lúc 10:09