Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Chiếc nhẫn bạc của người Chu Ru

Xứ Thượng...
Chiếc nhẫn bạc của người Chu Ru
Nếu ở miền duyên hải, đồng bào Chăm nổi tiếng với nghề làm gốm, trên cao nguyên có người Châu Mạ, Cơ Ho, Êđê khéo tay với nghề dệt thổ cẩm, thì những tiền nhân Churu đã truyền lại cho con cháu của họ nghề kim hoàn bằng nguyên liệu bạc. Chuyện về những chiếc nhẫn srí, sra là một trong những ấn tượng của nghề đúc bạc Churu. Để có được một cặp nhẫn cưới, người nghệ nhân phải thực hiện nhiều thao tác, nhiều cung đoạn tỉ mẩn mà không phải ai cũng có thể làm được. Trong cả hàng chục ngàn người dân Churu hiện nay duy nhất chỉ còn lại một nghệ nhân chế tác nhẫn cưới, đó là anh Ya Tuất ở plêi (làng) Ma Đanh, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng.
...
Công thức làm khuôn nhẫn thì giống nhau, nhưng không phải ai cũng làm được, mà phải có bí quyết. Chẳng hạn, phân trâu thì phải lấy của trâu đực từ 2 đến 3 tuổi, bùn cũng lấy đúng nơi, rồi tỷ lệ pha chế làm sao để khi nung vào bếp than thì khuôn nhẫn không bị cháy hoặc nứt.
Một điều thú vị nữa mà chưa ai giải thích được, đó là củi than để đun bạc đúc nhẫn phải là củi cây Kasiu, nếu đun bằng củi khác thì nhẫn sẽ không đẹp. Khi bếp than đã rực hồng, Ya Tuất cho chén đựng bạc vào than nung. Rồi anh quay sang giàn bếp chọn khuôn nhẫn (thường thì mỗi khuôn gồm một cặp nhẫn hoặc nhiều hơn) cho vào bếp nung cho sáp ong chảy hết để thành khuôn âm bản.
Đến lúc chiếc khuôn đỏ rực, bạc trong chén cũng tan chảy, Ya Tuất gắp chén bạc rót nhanh vào khuôn nhẫn. Thao tác này chỉ diễn ra trong nháy mắt, vì theo Ya Tuất, nếu làm chậm thì bạc sẽ bị đông cứng trở lại. Tiếp đó, nghệ nhân mang nhúng vào chậu nước, khuôn nhẫn sẽ rã tan, lộ ra chiếc nhẫn bạc lấp lánh. (Theo báo Đất Việt)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét