Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2022

NHỮNG TIỆM SÁCH NGÀY XƯA ... *Lê Vĩnh Tài

 

 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
“Tây Nguyên mênh mang tận cùng máu chảy... mẹ dạy ta nhìn thấy... một bông lúa rẫy cũng khát như người... giấu ngọt bùi sau lần trấu mỏng..." (Trường ca "Vỡ Ra Mưa Ấm" của Lê Vĩnh Tài)
NHỮNG TIỆM SÁCH NGÀY XƯA ...
*Lê Vĩnh Tài
Tầm cuối thập niên 1960, sách dịch rất thịnh hành, được giới yêu sách ưa chuộng. Trí thức thì chuộng triết học hiện sinh và mỹ học nặng về lý luận, hoặc truyện dịch. Bình dân thì đọc tiểu thuyết trinh thám, truyện đường rừng, truyện kiếm hiệp, hoặc truyện tình cảm, tâm lý xã hội… Chiến tranh làm phố núi có thêm nhiều trí thức, họ lên vì nhiều lẽ, và sách vở theo đó cũng bán được nhiều…
Cũng tầm này, ông Cao Trí là chủ nhân tiệm sách Cao Trí khai trương đầu tiên tại thị trấn miền cao Buồn Muôn Thuở. Tiệm sách này nằm trên đường Nguyễn Thái Học (Điện Biên Phủ bây giờ), cạnh nhà may Thừa Thiên. Ông Cao Trí tên thật là Y Tí, em song sinh với ông anh là ông Y Lý, chủ cà phê Đồng Xanh.
Vì sao tôi lại nhớ đến những tiệm sách, và kể tên nhà sách Cao Trí giữa muôn trùng nhà sách ở phố núi lúc bấy giờ? Là vì ông (và ông Đồng Xanh) là hai con trai song sinh của ông Y Say (ông chủ tỉnh của người Ê đê thời ấy), với người vợ là người cung nữ mà Đức Từ Cung mang từ Huế vào gả cho ông. Khu đất lượn từ đường Lê Hồng Phong bây giờ xuống Hồ Tùng Mậu ngày xưa tôi nghe kể là “nhà ông Phán Lạc”. Đâu có ngẫu nhiên khi ông được ở ngay kề bên Dinh Công Sứ? Gọi là Dinh Công Sứ vì Dinh này là nơi làm việc của công sứ Pháp. Ông Sabatier từng cùng các già làng ngồi đọc và dịch trường ca Damsan bên bập bùng bếp lửa ở đây. Theo Nguyễn Quang Tuệ, thì ông Sabatier mới là người “latinh” hóa chữ Ê đê (cũng như giáo sĩ Francesco de Pina đã “latinh” hóa tiếng quốc ngữ vậy.) Thầy giáo Y Jut và Y Ut chỉ là những người giúp sức cho ông. Sau năm 1954, khi người Pháp trao trả lại miền Nam cho Quốc Gia Việt Nam, các dinh thự ấy đồng loạt trở thành / mang tên “Dinh Bảo Đại” vì lúc ấy Bảo Đại là Quốc Trưởng. Là Quốc Trưởng, nên những hình ảnh ngai vàng cùng xiêm áo trưng bày trong dinh e rằng không hợp lý, vì ông Quốc Trưởng có phải / có còn là ông Vua nữa đâu? Ông đã đàng hoàng Veston trắng và ngồi xe Jeep hàng ngày…
Quay lại ông Y Say. Ông Y say chính là ông Ama Lak, người Việt ở Ban Mê Thuột vẫn gọi ông là ông Phán Lạc (chữ “Lạc” từ chữ “Lak” mà ra). Ông là thư ký tòa Luật tục từ năm 1923, lúc đó ông Khun Jonop Y Thu (Vua voi) là chánh tòa. Ông Khun Jonob Y Thu sinh năm 1828, vậy lúc người Pháp “bổ nhiệm” ông đã 95 tuổi (?) Có lẽ vậy mà nhắc tới tòa Luật tục này, sau này chúng tôi chỉ nghe người ta truyền nhau cái tên ông Y Say. Ông mất năm 1945.
Tiếng Ê-đê, Jao còn có nghĩa là “cho”, Lạc Giao là cách của người Việt gọi "vùng đất được ông Ama Lak cho”. Lạc Giao là vùng đất ông Ama Lak cho, để bên vợ có nơi mà lên, mà sum vầy. Có lẽ vậy mà chúng ta mới có Trịnh Công Sơn đã sinh ra (1939) ở phố núi này chăng? Dù lên năm tuổi họ Trịnh về lại Huế để học tiểu học Nam Giao, nhưng nhiều người Huế ngày ấy theo chân người cung nữ vẫn còn ở lại. Để phố núi là nơi sinh ra và lớn lên của nhạc sĩ gốc Huế Hằng Vang, người nhạc sĩ của Phật giáo được biết đến tài năng qua những bài hát mang đậm tư tưởng nhà Phật. Ông sáng tác hơn 500 ca khúc, và ca khúc “Ánh Đạo Vàng” của ông được giới Phật tử cả nước thuộc lòng: “Từ ngàn xưa phương thành Ca Tì La Vệ. Tất Đạt Đa, Thái tử con vua Tịnh Phạn. Thời niên thiếu sống trong nhung lụa êm ấm. Thương chúng sanh lạc loài trong kiếp luân hồi…” Ông là niềm hãnh diện của giới văn nghệ Phật Giáo của cả nước, hiện vẫn trường chay và an nhiên tự tại với con cháu ở phường Thành Nhất.
Ngoài người nhạc sĩ đó, thế hệ chúng tôi còn được học môn Anh Văn do thầy Đặng Ngọc Thanh Hải dạy. Người thầy giáo này là cháu nội của một vị nhất phẩm Đặng Ngọc Oánh, tinh thông cả Pháp ngữ và Nho học, từng là thầy dạy vua Duy Tân và từng làm quan đến chức Hiệp tá Đại học sĩ. Ông Đặng Ngọc Oánh từng là Tuần Vũ Quảng Ngãi nên rạp hát “Bà Tuần” lừng danh ở Huế là cách người ta gọi rạp hát của vợ ông, cũng là bà nội thầy giáo dạy Anh văn của tôi. Những trâm anh thế phiệt đã trôi dạt và dừng lại trên phố núi, và vẫn đang nối tiếp nhau một đời sống thật thanh bình, làm như mình không từng tham dự vào “lịch sử” của một vùng đất.
Ngoài các nhà sách, thời ấy mỗi ngày còn có mấy chục tờ báo được xuất bản. Ngay góc đường Quang Trung – Y Jut (đối diện rạp LoDo) là một góc “văn học” nhộn nhịp nhất phố núi. Ở đó, giữa bao nhiêu người qua kẻ lại có một sạp báo tên là “Tia Sáng”. Bà chủ sạp báo đó cũng là bà chủ của khu Biệt Thự đường Hai Bà Trưng (khách sạn Đại Hùng bây giờ) và cũng là bà chủ của những vườn cà phê trên đường đi Phước An. Bà đã mất ở Pháp. Bà Tia Sáng là cô của tôi.
Đến sau này tôi mới nghe những giai thoại về Ông Ama Thuột. Giữa những Ama Jhao (Mé Sao), Nơ Trang Gưh đánh nhau với Pháp “chảy máu” thì ông lại bình an và còn được người Pháp “tôn vinh”, lấy tên đặt cho vùng đất này thì kể cũng là điều lạ. Những Ama Jhao, Y Say, Y Thu… còn hình ảnh năm sinh tháng đẻ thì ông sương khói như cổ tích.
Hay là những gán ghép phận người…
Hay là những sương khói vậy biết đâu lại làm phố núi thêm phần lãng mạn, như chàng Damsan còn yêu được cả con gái Mặt Trời cơ mà? Vừa mới đây, tôi lại lục tục xếp hàng khi loa ở sân bay Buôn-Ma-Thuột xướng lên: “Kính mời những hành khách đã có vé đi từ Ban-Mê-Thuột đến Hà Nội vui lòng ra cửa số 2…” Xứ Ban Mê vẫn còn ở ngay trong lòng sân bay Buôn Ma chứ có mất đi đâu?
Tiếng Thái-Lào, Mé là “thủ lĩnh”, vì vậy Ama Jhao mới là Mé Sao. Mé Kong là “con sông thủ lĩnh”. Vùng đất của những người thủ lĩnh ngày xưa đã trở thành quê hương của tôi. Đô thị trung tâm của cả vùng Tây Nguyên không chỉ có “cà phê cứt chồn” mà đã có nhà thơ, đã có trường ca và tiểu thuyết… Cũng như khi kể về con suối Maury, tôi không chen thêm vào suối Đốc Học vì sợ làm rối bạn đọc. Con suối mang tên ông quan Đốc người Việt lai Pháp về hưu mở trường gõ đầu trẻ. Đầu dốc xuống con suối ấy là một bến xe ngựa (tòa nhà Trung Nguyên trên Lê Hồng Phong bây giờ). Chéo qua bến xe ngựa ấy, nằm trên đường Nơ Trang Long, là tiệm vàng Kim Thịnh. Ông bà Kim Thịnh đã sinh ra nhà văn Nguyễn Thanh Việt (1971), người đoạt giải Pulitzer văn chương năm 2016 ở Mỹ, đã làm cho địa danh “Ban Mê Thuột” hiện ra trên website của trường Đại học Berkeley và viện Hàn Lâm tít xứ sở Hoa Kỳ. Vùng đất nào cũng vậy, không chỉ Amí Ama mà còn cần lắm những tuổi tên người. Để còn thành lịch sử...
Ban Mê Thuột, thành phố tuổi thơ tôi…
LÊ VĨNH TÀI
Hoan Pham, Hung Kieu và 186 người khác
98 bình luận
33 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

98 bình luận

Phù hợp nhất

  • Dao Muscat
    Thanks Anh Đạt
    Không có mô tả ảnh.
    • Xứ Thượng
      Dao Muscat Nhớ Ban mê tí nào không ha Cẩm Đào.
    • Dao Muscat
      Xứ Thượng nhớ nhiều lắm lắm…Nếu có dịp về Dao sẽ bay về Xứ Buồn Muôn Thuở để thở một bầu không khí của Bụi Mịt Trời, và cùng nhâm nhi chia xẻ với những ổ Bánh Mì Thịt cùng với những ly cà phê đắng nghiệm tình đời của tuổi mộng mơ cùng với bạn bè…. những tiếng cười hồn nhiên giữa đường gảy gánh lệ buồn nuốt tiếc của tuổi hồn nhiên 🙏✈️🇦🇺
      Ban Mê thức giấc nửa đêm
      Cuộc đời đảo lộn chỉ còn trong mơ
      Mơ gì tôi hỏi lòng tôi
      Hồn nhiên tuổi trẻ của thời mộng mơ
      Không có mô tả ảnh.
      2
    • HHanh Nguyen
      Dao Muscat xin lỗi cho em hỏi chị Đào này tên chữ lót là gì a ? (Nhà chị có nhiều chị em Đào đúng ko ?)
    • Dao Muscat
      HHanh Nguyen Đúng rồi đó Hạnh, nhà Chị ai cũng tên Đào. Chi là Cẩm Đào. Sao Hạnh hỏi vậy??
  • Tri Manh
    Nhà sách Tia sáng đối diện rạp ciné LODO. Ngày xưa tôi thường mua sách hay dụng cụ học tập ở đây !
    2
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 tuần
    • Đã chỉnh sửa
    Ẩn 14 phản hồi
    • Xứ Thượng
      Tri Manh Có một sạp báo ngay góc ngã tư này... nhiều người đẹp!
      2
    • Tri Manh
      Dạ thời đó em chưa biết yêu nên không để ý làm gì ạ . Hình như có 1 cô để tóc thề ?
      2
      • Haha
      • Phản hồi
      • 1 tuần
      • Đã chỉnh sửa
    • Đinh Hạnh
      Xứ Thượng nhiều người đẹp có tên em không anh XT
      2
    • Xứ Thượng
      Tri Manh Ý nói khu phố này luôn đông vui đó mà anh!
    • NguyễnY Long
      Tri Manh ban con thiếu TIỆM SÁCH DUNG CỤ HỌC TẬP LÀ TIỆM SÁCH BÌNH DÂN,CHỦ TIỆM SÁCH BÌNH DÂN LÀ CHÚ SÁU BÌNH DÂN SÁT BÊN TIỆM VÀNG NGỌC DIỆP ( ngay ngã tư Nguyễn thái học & Quang trung ) thời học tiểu học Nguyễn công trứ tôi học chung với bạn tên VÂN … 
      Xem thêm
    • Xứ Thượng
      Đinh Hạnh Có chứ... Mới đây nổi tiếng hoa hậu H'hen Niê đó em!
    • Đinh Hạnh
      HỌ NIE EM NOI TIẾNG TƯ XƯA ĐẾN NÀY HIHI
      KHÔNG AI KHEN TƯ KHEN THẤY HÃY HƠN PHẢI KG CÁC BAN HI HI
    • Hai Dangngoc
      Xứ Thượng các cô ấy đều có chữ Tố trước tên phải không?
    • Xứ Thượng
      Hai Dangngoc Dạ, em không biết đâu Thầy. Em nhầm chị em nhà Hồng Yến lớp Bmt74!
    • Hai Dangngoc
      Xứ Thượng ngay trước mặt Lodo là sạp bán giấy, vở, bút v.v... và lai rai nhật báo, tuần báo của cậu Sáu Hàng (là cậu của LVT). Còn ngã tư Y Jut - Q. Trung là tiệm Tân Thống Nhất nơi có những cô "TỐ nga" xinh đẹp (Đầu lòng năm ả tố nga 😋😛)
      2
    • Nguyễn Viết Kình
      Nói đến Hiệu sách Tia Sáng (Số 19, Đường số 3 - sau tháng 4/1955 đổi thành 19 Đường Quang Trung Ban-mê-Thuột) đừng quên Nhạc sĩ Văn An (tức [Nguyễn] Văn Huy), tác giả của nhiều nhạc phẩm, trong đó có "Chiều buồn Xứ Thượng" cung Mi thứ, từ… 
      Xem thêm
      Không có mô tả ảnh.
      2
    • Có thể là hình ảnh về 6 người, mọi người đang đứng và văn bản cho biết 'TH-BMT 69-76 Đoàn Hậu (góc phải) cùng Tốp ca nữ Bệnh viện Tỉnh Đăk Lăk trên trênsân sân khấu Nhà hát lớn Tp. HCM (15.7.1978) HAY BUNG'
    • Cúc Hoa Nguyễn Thị
      Hai Dangngoc sau này mới là tiệm bán dụng cụ học tập Tân Thống Nhất của g/đ ba mẹ của các em Tố … Thầy ạ !
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 6 ngày
      • Đã chỉnh sửa
    • Xứ Thượng
      Nguyễn Viết Kình Về nhạc sĩ Văn An đã được Ban Mê Thuột Của Tôi đưa vào Tập 3, bạn Ngân khánh Lê phát trên youtube ... https://www.youtube.com/watch?v=S706XtDEYIg...
      03. Tập 3 BAN MÊ THUỘT CỦA TÔI
      YOUTUBE.COM
      03. Tập 3 BAN MÊ THUỘT CỦA TÔI
      03. Tập 3 BAN MÊ THUỘT CỦA TÔI
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • Gỡ bản xem trước
      • 6 ngày
  • Đào Duy An
    Lễ Vĩnh Tài học Y trước em 3 khóa đó anh.
    2
  • Phi Toan
    Bài viết hay quá! Xin cảm ơn!
    2
  • Hung Kieu
    Bài viết nói về lịch sử hình thành cái thị xã tuổi mới lớn của tôi bằng văn phong có một phần thơ nên đọc rất nhẹ nhàng và thích thú.
    5
  • Vu Kim Oanh
    Ôi gợi nhớ lại ngày học trò
    Trốn học 15h vào rạp Lodo xem fim....
    • Xứ Thượng
      Vu Kim Oanh Đừng xem Mùa Thu Lá Bay do Đặng Quang Vinh và Chân Trân đóng nha!
    • Vu Kim Oanh
      Xứ Thượng hôm đi xem phim xã hội đen tập trung vào xem
      Rất hên bị rơi vé ở nhà về tìm
      ĐÙNG rạp bị đặt lattit nổ bọn này thoát chết
    • Vu Kim Oanh
      Vé xem phim của ông cụ nhà này vào người xoát. vé nhìn rồi trả lại
      Vé xem vĩnh viễn.
    • Xứ Thượng
      Vu Kim Oanh Honda chở sáu mà không bị ai hỏi thăm nữa là vé xem phim!
    • Vu Kim Oanh
      Xứ Thượng xe HẾT xăng bị các sếp báo cho thân sinh đc tận hưởng 6 hèo in ấn tín vào mông đấy chứ
      còn vào xem fim.di vào thì luồn tay đc 2 lần 4 đứa thôi hhi
      thể hiện cho chọn câu
      nhất quỹ nhì ma thứ ba là kim OANH đó mà
  • Hoài Vân Nguyễn
    Xin cảm ơn Xứ Thượng thật nhiều , đã nhắc nhớ cho tôi và cho tôi được nhìn lại góc phố Ban Mê thân thương của những ngày tháng cũ ! Và đã cho tôi được hiểu biết thêm rất nhiều về Ban Mê Thuột ! Thành phố thân thương của tôi với những ngày tháng xa xưa … 
    Xem thêm
    • Thích
    • Phản hồi
    • 1 tuần
    • Đã chỉnh sửa
    • Xứ Thượng
      Hoài Vân Nguyễn Chị luôn dành cho Ban mê một tình cảm yêu thương. Xin cám ơn Chị rất nhiều... Nhớ ngày xưa sau 75, vẫn còn nhiều người nhớ và nhắc đến quán cà phê Uất Kim Hương đó nha Chị!
    • Hoài Vân Nguyễn
      Xin cảm ơn Xứ Thượng ! Những gì tươi đẹp của ngày hôm qua ! Giờ chỉ còn là kỷ niệm ! UẤT KIM HƯƠNG ký ức của 1 thời cũng vẫn sẽ mãi mãi là ký ức ...! mà những gì của hiện tại , cũng sẽ là dĩ vãng của ngày mai ! Mình chỉ còn lại là hồi tưởn… 
      Xem thêm
      2
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 1 tuần
      • Đã chỉnh sửa
  • Quang Phung
    Bài viết hay & đúng quá ; gợi nhớ trong tôi những con đường, nhân vật … Nhớ khu đất trống mà giờ là VP cà phê Trung Nguyên ,trước đây các đoàn xiếc sơn đông mãi võ, mô tô bay … thường về diễn ở đây ,kỳ cựu có lẽ là các cụ nhà bánh mì Hà Nội ;nhớ không lầm là Liên Đoàn hỗ tương bảo hiển- các cụ Y Lý,Y Trí, hiệu may Thừa Thiên…
    Cảm ơn XT đã viết, gợi nhớ trong tôi miền đất nơi “chôn nhau cắt rốn “ của mình !
    2
  • Đặng Thị Tầm
    Cảm ơn anh Đạt đã dầy công sưu tầm để bạn anh được đọc được biết về quê hương, và cũng cảm ơn tác giả nữa.
  • Hien Nguyen
    Một tư liệu rất quý về Banmethuot ,tôi không biết tác giả nhưng bạn cùng lớp với tôi Lê văn Sang là em bà Tia sáng hình như gốc Khánh Hoà
    2
  • Hai Dangngoc
    Cám ơn Lê Vĩnh Tài và Xứ Thượng . Đây là đoạn phim về ông nội mình, thượng thư Đặng Ngọc Oánh đang thay mặt CP VN sang khánh thành Đài Chiến sĩ trận vong ở Pháp cách đây hơn 100 năm.
    14
  • Lý Mai Ly
    Bài viết hay quá! Em xin về ạ.
    2
  • Bạch Yến
    Bài viết về Bmt hay và giá trị , cám ơn tác giả và cả người chia sẻ lại là anh xứ Thượng , đôi khi em nghĩ sau thế hệ của tụi mình có ai nhớ về Bmt ngày xưa ko anh nhỉ
    2
    • Xứ Thượng
      Bạch Yến Thật khó khăn để tìm câu trả lời cho Em. Thế giới sắp đạt 8 tỷ người, con cháu mình sẽ sống vội hơn, nhiều mối lo hơn...
    • Hai Dangngoc
      Bạch Yến sẽ vẫn còn nếu những người như Thượng Xứ , Bạch Yến, Lê Vĩnh Tài, Nguyễn Viết Kình , Ly Đinh (trang BMTTT), các đàn anh như Hùng Bị, Phan Ni Tan v.v... còn tiếp tục phát triển trang FB của cá nhân mình.
      Người Huế đã lập nhiều trang Facebook n… 
      Xem thêm
      5
    • Bạch Yến
      Hai Dangngoc dạ Thầy, ý của Thầy rất hay ạ.
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 tuần
      • Đã chỉnh sửa
    • Nguyễn Viết Kình
      Rất cảm ơn Thầy Hải vì sự quan tâm.
      Thực ra, ban đầu em cũng từng có ý định như vậy: Em định tham gia vào 1 trang chuyên khảo về Darlac/BMT (hiện vẫn đang hoạt động) nhưng thấy có 1 số điểm không phù hợp nên đã tự ngãng ra.
      Hiện em vẫn đều đặn tìm các tài liệu xưa cũ về Darlac/BMT, lưu thành từng folder riêng biệt và chuyển cho các "hảo hán" trên BMT. Tới nay, em đã thu được khoảng 10 GB tài liệu, đa phần ở dạng PDF, hình ảnh... và giao cho Bảo Tàng Đăk Lăk, Bảo Tàng Ama H'Mai, Báo Đăk Lăk, ĐH Tây Nguyên, Đài Truyền hình... cùng vài người bạn có sở thích sưu tầm về mảng này.
      Về mặt chính danh, em rất mong chờ Bảo Tàng Đăk Lăk khai thác kho tài liệu đó nhanh hơn, mạnh hơn... tiến tới việc lập 1 "thư viện số nho nhỏ" miễn phí, phục vụ khách tham quan Bảo Tàng thật hiệu quả. Tiếc rằng lúc này, vì nhiều lý do, các bạn trẻ rành Pháp ngữ lại không hào hứng với công việc trong một Bảo Tàng như BT Đăk-Lăk.
      Đành chờ xem...
      Chúc Thầy nhiều sức khỏe.
      4
  • Minh Vuong Quang
    Lịch sử BMT đã được nhà thơ Lê vĩnh Tài Doanh nghiệp tầm cỡ đã sưu tầm diễn giải cho mọi người đã từng sống tại BMT...!
    2
  • Xuân Hồng Lê
    Xem gợi nhớ thuở còn thơ cho đến thành thiếu nữ cùng nhóm bạn dưới trời mưa cuốc bộ ra rạp Thăng Long xem film Pháp
    .Mãi nhớ một thời vàng son ….
  • Vy Xuan
    Ở khu Thăng Long gần nhà e cũng có một thư viện cho thuê truyện tiểu thuyết, kiếm hiệp, tuổi hoa.
  • Kim Vinh Nguyễn
    Nhớ ơi là nhớ đến bất tận. Ban Mê xưa...
    2
  • Phạm Thuỳ Hương
    Cám ơn Tác giả và Anh XT nha...Càng đọc càng yêu , càng nhớ Bme tha thiết...
  • Đỗ Minh Hương
    Đọc bài xong có cảm giác như mình đang sống lại thời gian đó … cảm ơn Anh Đạt và tác giả 👍❤️
    2
  • Uyen Lan
    Bài viết hay ạ!
    Không có bài đăng này biết ai còn nhớ đến nhà sách Cao Trí ngày xưa ở Bmt !
    2
  • Uyen Lan
    Cảm ơn tác giả bài viết! Cảm ơn anh Xứ Thượng đã chia sẻ!
  • Nguyễn Viết Kình
    Một bài viết công phu và hay của tác giả LVT.
    Riêng tôi, tôi thấy có vài chi tiết cần phải cân nhắc hay bổ sung dữ liệu:… 
    Xem thêm
    6
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 tuần
    • Đã chỉnh sửa
  • Nguyễn Viết Kình
    Để hình dung về "trọng lượng" các Chức vụ - ví dụ của Thư ký Y Say - trong Tòa Luật tục Darlac, mời các bạn tham khảo... bảng lương (hihi...)
    Note: Năm 1923; 1 kg gạo giá 3 xu = 0,03 đ; tức 3 đồng = 1 tạ gạo.… 
    Xem thêm
    4
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 tuần
    • Đã chỉnh sửa
    • Khắc Thiện Đinh
      Nguyễn Viết Kình anh bạn ạ. Với tôi thì bài viết khá hay, một bài hồi ký hay tự sự tức là bạn đọc có quyền đọc chơi cho vui. Với thể loại này thì những địa danh, nhân vật và sự kiện có thể lẫn lộn ... chỉ cần nó đúng khoãng 50% là quá tốt rồi ạ. Vì cái… 
      Xem thêm
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 6 ngày
      • Đã chỉnh sửa
    • Nguyễn Viết Kình
      OK thôi, anh Thịnh ơi.
      Nhưng thưởng thức một món ăn mà nó chỉ "đúng khoãng 50%" thì e là hơi bị ngại xíu vậy mà. Thân.
      • Thích
      • Phản hồi
      • 6 ngày
      • Đã chỉnh sửa
  • Ban Mê Thuột
    Nhớ về Biết Mới Thương ngày xưa . Đây là ngã tư : Quang Trung và Tôn Thất Thuyết . Đồn Cảnh Sát Quốc Gia Quang Trung , Trường Tiểu Học Nguyễn Công Trứ , nhà sách Khải Minh , nhà hàng Vĩnh Thuận , tiệm điện Nghệ An , nhà thuốc tây Âu Mỹ . Một thời sống … 
    Xem thêm
    8
    • HHanh Nguyen
      Ban Mê Thuột mà đặt biệt đi lên góc tiệm Kim Bằng buối xế chiều rất nhiều món ăn ngon lắm luôn : bún riêu , bún bò , bánh bèo , mì quảng , chè các loại , sương xâm sương sáo …
    • Ban Mê Thuột
      Yay . Khu chợ Đê . Quang Trung và Nguyễn Thái Học😀
    • Natanio Pham
      Hồi đó còn bé 1967-1969 (chỉ học tiểu học trường Thánh Tâm ở đằng sau Nhà Thờ Chánh -Toà )nhưng có mấy cái tên hiệu gần nhà mà em nhớ mãi là nhà sách Cao -Trí, nhà in Nhân -Ký, tiệm kem Chí- Cao ,Tiệm bán và sửa radio TV An- Thái ,tiệm Bida Trường ,rạp LODO ......
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 5 ngày
      • Đã chỉnh sửa
  • Mẫn Phong Sơn
    Cám ơn các anh
  • Tommy Nguyen
    Đúng là dân BMT cựu.
    Thêm một hai con suối nữa như suối Bà Hoàng, suối Xanh chắc cũng chẳng rối gì, có khi có nhiều người có những kỷ niệm đi tắm suối.
    Cộng thêm vài nhà sách trên đường Phan Bội Châu nhu nhà sách Văn Hoa và nhà sách Tinh Hoa? sát bên trường Đức Trí
    2
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 6 ngày
    • Đã chỉnh sửa
  • Nhãn dán Mugsy Cartoon of Mugsy - a French bull dog - smiling and hugging a giant heart. Small hearts blink above his head.
  • HHanh Nguyen
    Góc đường hình phía dưới này thân quen với e lắm anh Xứ Thượng ui , biết bao kỷ niệm nơi tiệm thuốc này ko thể nào quên nè !
    2
    • Xứ Thượng
      HHanh Nguyen Anh đang thắc mắc định hỏi em đây. Tiệm thuốc tây Quang Trung là của nhà em mà? Vậy dính líu ra sao với nhà sách Cao Trí ?
    • HHanh Nguyen
      Dạ thuê căn nhà đó để mở tiệm vì ngay góc đường , rộng và có trên lầu nữa anh ( hihi em nghe người lớn nói là địa điểm kinh doanh tốt )
      2
    • Đỗ Minh Hương
      HHanh Nguyen nếu không nhầm là ngày xưa Me Hạnh bán thuốc tây ở đây … Mh hay ra mua thuốc cho Bác Kim
      2
    • Nguoilinhgia Boongu
      Muốn hỏi Pharmacy Quang Trung phải hỏi Anh Kính chủ pharmacy Tây Sơn kế tiệm kem Chí Cao .
      2
    • HHanh Nguyen
      Đỗ Minh Hương chính xác tiệm thuốc này của me H và các cậu
      2
    • HHanh Nguyen
      Nguoilinhgia Boongu gần tiệm kem Chi Cao là tiệm thuốc Tây Sơn ( mẹ em và các cậu mở hai tiệm là Quang Trung và Tây Sơn trong đó có cậu Bính chứ ko phải ông Kính )
  • Cúc Hoa Nguyễn Thị
    Hai Dangngoc gia đình em !cũng từ Huế vô Bmt từ năm 1925 , đến năm 1945 lại tản cư ra Quảng Ngãi sau đó năm 1955 đình chiến lại trở về Bmt sinh sống đến nay Thầy ạ !
    3
    • Hai Dangngoc
      Cúc Hoa Nguyễn Thị có bà con chi với bác Nguyễn Hoàng, kế toán trưởng trường mình, chồng cô Đào Nguyên không?
      2
    • HHanh Nguyen
      Hai Dangngoc thầy ơi ông Hoàng là cậu ruột của em Hiếu Hạnh nè thầy , Phương Ngọc là em cô cậu đó , thầy quên rồi ???
      2
    • Hai Dangngoc
      HHanh Nguyen thầy biết mà. Dòng họ Nguyễn ni (HTX ĐK) là một trong những cư dân BMT gốc Huế kỳ cựu thời "Hoàng triều cương thổ". Bác Hoàng cũng có môt thời gian sống ở Quảng Ngãi trước khi lên lại BMT giống gia đình Nguyễn Thị Cúc Hoa nên Thầy mới hỏi.😋 Thăm Phương.
      2
    • HHanh Nguyen
      Hai Dangngoc dạ em cám ơn thầy , em sẽ ch lời đến ông xã
  • Hieu Dung Nguyen
    Nguyễn Hoàng là cậu
    2
  • Nguoilinhgia Boongu
    Đúng là bài viết hay , nhưng còn thiếu những ngày người pháp lên BM họ tính lập thị xã. ở Bản Đôn nhưng không có thuận lợi đường về miền xuôi “ đúng không tác giả “ , còn nhiều chuyện khi bọn cs vào đánh japan dành được chính quyền năm 8/ 45 tại BMT tụi cs đã mang Bố ông Y Say là Ông Nội của Y Tí và Y Lý ra bắn tại nghĩa trang cuối đường Phan Bội Châu , ngày xưa “nếu ai ỏ BM năm 1940 đều biết “ NLG chỉ thêm vào không biết tác giả có đồng ý không , chuyên đó ông tôi ở đây ,kể cho con cháu nghe cái xứ BMT nầy “
    5
  • Hàn Thủy Giang
    Giờ sách chả mấy người muốn đọc, hẳn là vì sách chỉ rặt tuyên truyền.
  • Phan Tùng Linh
    hay quá Lê vĩnh Tài ơi!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét