Một món ăn dân dã, mộc mạc... xuất phát từ món ăn của người Chăm ở Ninh Thuận. Ngày xưa ở Ban mê, dưới gốc cây gòn ngay góc đường Trần bình Trọng với Phan bội Châu, có bà Ba bán bánh này rất đắt khách...
BÁNH CĂN-HƯƠNG VỊ THƯƠNG THẦM MÀ THƯƠNG THIỆT CỦA MIỀN TRUNG
*Journey to the florid
So về những câu chuyện xoay quanh các món ăn truyền thống đa dạng và độc đáo của Việt Nam, bánh căn có lẽ là loại bánh “thiệt thòi” hơn cả. Đơn giản, bánh căn không mang trong mình sự xuất hiện kì bí để có thể làm thành một câu chuyện ngụ ngôn hay dân gian nào đó vừa dễ nhớ mà vừa ấn tượng, thậm chí, ngay cả cho đến tận bây giờ, người ta vẫn đặt một dấu chấm hỏi lớn cho thời gian xuất hiện cụ thể của bánh căn.
Dù không ai biết bánh căn có từ bao giờ, nhưng từ lâu, nó đã trở thành một món ăn phổ biến của những dân tộc người Chăm xứ Panduranga ở Ninh Thuận. Qua thời gian, người Việt đã học hỏi và sáng tạo thêm nhiều cách thức mới, làm món ăn này thêm đặc sắc hơn, như ăn với nhiều loại nước chấm hơn, thêm vào bánh nào là tôm, mực, trứng…
Rồi ngay cả câu chuyện về tên gọi của bánh căn có lẽ còn đơn giản và tiếu lâm hơn nữa. Có người cho rằng bánh căn là từ đọc trại ra của bánh căng, do hình dạng của bánh cứ căng phồng lên mỗi khi đã được nướng xong.
Bánh căn thật sự ngon nhờ gạo, mắm và mỡ hành. Gạo xay bột làm bánh căn phải là gạo cũ, chiếc bánh mới giòn, nếu làm gạo mới, bánh bị nhão vì dẻo, sát khuôn, gỡ không khéo bánh sẽ nát. Để có được bánh ngon người ta cho thêm ít cơm nguội phơi khô vào gạo khi đem đi xay thành bột.
Nước mắm ăn bánh căn là nước mắm ớt tỏi. Tùy theo khẩu vị từng người, có thể mắm ăn kèm là mắm chua cay, có pha tỏi, ớt, chanh, đường; có thể là nước khóm hoặc nước cà và có cả mắm nêm với nước tương; lại còn thêm chút xoài xanh, bằm nhỏ rồi xắt mịn như tóc. Nước mắm là yếu tố quyết định vị ngon đúng chất bánh căn.
Cách làm cũng rất đơn giản, lò đặt nơi kín gió để bánh chín đều và đẹp. Khi than rực hồng, đặt khuôn lên chờ thật nóng, xoa dầu từng khuôn nhỏ để chống dính trước khi đổ bột vào rồi đậy nắp. Ít phút sau, ngửi thấy mùi thơm, mở nắp khuôn, thấy khô mặt bánh, dùng chiếc đũa bếp nhỏ và dẹt nạy quanh vành bánh, bánh không dính khuôn nghĩa là đã chín.
Điều đặc biệt hơn cả về bánh căn là nhất định phải được chế biến trên bếp than hồng thì bánh mới giữ được vị ngon đặc trưng của nó. Bánh căn có được vị thơm ngon và giòn tan là nhờ vào bếp than luôn có độ nóng vừa phải, không như bếp gas hay bếp dầu bánh sẽ không được thơm giòn mà sẽ dai. Người đổ bánh vừa múc bột đổ vào khuôn, vừa cạy bánh liền tay, không kịp nghỉ. Những chiếc bánh căn lúc đó cứ tưởng như là những bông hoa vàng rực rỡ trổ hoa trên những bếp than hồng củi lửa mà thiên nhiên đã ban tặng cho không chỉ làng Panduranga mà còn là cả đất nước hình chữ S muôn màu, làm cho người ta khi ăn có cảm giác như đang ngả mình giữa mùa hoa chín vàng thơm hương gió của những cánh đồng miền Trung.
...
Journey to the florid
*Trích đoạn trên nguồn https://journeytothefloridviet.weebly.com/.../banh-can...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét