Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2021

KHI BÀI HÁT BỊ HÁT SAI LỜI *Nghiêm Nguyễn

 

30 tháng 12, 2020 lúc 18:54 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Còn mỗi tờ lịch năm cũ nữa thôi... Tạm biệt một năm đầy biến động tang thương vì dịch bệnh.
KHI BÀI HÁT BỊ HÁT SAI LỜI
*Nghiêm Nguyễn
Hiện tượng ca sĩ hát sai lời bài hát xảy ra càng lúc càng nhiều, ở trong nước cũng như hải ngoại. Với đa số khán thính giả, có thể đây chỉ là chuyện nhỏ, không đáng quan tâm, vì chính họ cũng không biết chính xác lời của bài hát. Tuy nhiên với một số người quan tâm, nhất là các nhạc sĩ, các tác giả viết ra bài hát, họ đã buồn lòng không ít về vấn đề này.
Trong bài “Mộng Dưới Hoa”, Nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ từ bài thơ “Tự tình dưới hoa” của thi sĩ Đinh Hùng, câu “Mắt em lả bóng dừa hoang dại”, nhiều người đã hát thành “Mắt em là bóng dừa hoang dại”. Chữ “lả” diễn tả một hình ảnh nên thơ đôi mắt của người thiếu nữ đẹp như bóng dừa rủ xuống. Hát thành “là” thì câu hát hoàn toàn mất chất thơ đi. Có một giai thoại về chuyện này. Sau khi sáng tác bản nhạc này, nhạc sĩ Phạm đình Chương thỉnh thoảng có trình diễn bài hát này ở phòng trà Đêm Màu Hồng. Khi hát đến câu “Mắt em lả bóng dừa hoang dại”, ông đột ngột ngừng lại, rồi nói “Lả bóng, các bạn ạ, đừng hát Là bóng, mất đẹp của câu thơ đi”. Sau đó ông lại say sưa hát tiếp.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh cũng từng bộc bạch là mỗi lần nghe ca sĩ hát câu đầu của bài “Chiếc lá cuối cùng” ông hết sức hồi hộp vì nhiều ca sĩ đã hát “Đêm qua chưa” thành “Đêm chưa qua”. “Đêm qua chưa” là một câu hỏi bâng khuâng, trước sự chia ly không còn ý niệm rõ rệt về thời gian, trong khi đó “Đêm chưa qua” đầy tính xác định. Nếu so sánh, “Đêm qua chưa” nghe hay hơn, đầy tính nghệ thuật hơn là “Đêm chưa qua”.
Cố ca sĩ Quỳnh Giao khi viết về bài hát “Ngọc Lan” của người cha kế là nhạc sĩ Dương Thiệu Tước cũng không kềm được sự bực tức khi một câu trong bài hát đã bị hát sai hoàn toàn. Trong tạp ghi Quỳnh Giao, bà đã viết:
Không chỉ là một bài hát, Ngọc Lan là một bài thơ, một bức họa và một đóa thơm lãng mạn. Ca khúc này được nhiều người trình bày, nam lẫn nữ, nhưng có lẽ thích hợp với giọng nữ hơn là nam. Ðiều này hơi lạ vì nội dung gợi ý về bậc nam tử thấy người ngọc trong “giấc xuân yêu kiều” bỗng mê đắm mà… lùi lại để tơ vương trong tâm tưởng. Ngợi ca đóa hoa như vậy thì phải là nam tử chứ?
Về nhạc thì vậy, về lời từ thì thật đáng thương cho Dương Thiệu Tước, cháu nội cụ Dương Khuê.
Ông viết nhạc đã hay mà dùng chữ rất tài cho một hậu thế lại coi thường chữ nghĩa và nỗi dụng công của ông. Khi viết “ngón tơ mềm, chờ phím ngân trùng, mạch tương lai láng”, ông dồn hết thi họa và nhạc vào một câu làm người ứa lệ trước cái đẹp. “Mạch tương lai láng” là một điển cố nói về giọt lệ. Nhưng đời sau lại hát ra “mạch tương lai sáng”. Dẫu có buồn thì cũng chưa đáng khóc bằng “mạch tuôn” hay “mạch tuông lai láng”!
Trong một buổi trình diễn ca nhạc của TT Thúy Nga, nữ ca sĩ TTH tức HT cũng đã hát “Mạch tương lai sáng”. Rõ ràng là người nữ ca sĩ này hoàn toàn không hiểu biết gì về ý nghĩa của ca từ này.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng là nạn nhân của rất nhiều trường hợp. Những bài hát của ông ngoài giai điệu mượt mà, trong ca từ ông thường sáng tạo những từ vựng rất độc đáo, lạ lẫm, tạo nên nét nhạc rất riêng của họ Trịnh. Chẳng hạn như trong bài “Chiều một mình qua phố”. Khi ông viết “Khi nắng khuya chưa lên”, ông muốn dùng chữ “nắng khuya” thay thế ánh trăng lên, thế mà có một nam ca sĩ vì không hiểu nên đã hát “Khi nắng mưa chưa lên”, làm mất đi cái hình ảnh thi vị đó. Thật uổng cái công sáng tạo chữ nghĩa của ông.
Trong bài “Quỳnh Hương” có câu “Nụ cười khúc khích trên lưng”, vẽ lên một hình ảnh rất dễ thương của người thiếu nữ áp sau lưng chàng trai, miệng cười khúc khích. Nhưng chắc vì quên lời nên một số ca sĩ đã hát cương thành “Nụ cười khúc khích trên môi”, làm mất đi cái hình ảnh dễ thương đó. Trong bài “ Một cõi đi về”, những chữ “ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì” thì bị hát thành “thổi xuống” hay “thổi buốt” , sai lạc cả ý nghĩa. Hoặc trong bài “Biết đâu nguồn cội”, lời của bài hát là “Em đi qua chuyến đò, thấy con trăng đang nằm ngủ”, thì bị hát thành “thấy con trâu đang nằm ngủ”, từ một hình ảnh lãng mạn hóa thành hình ảnh trần trụi, đời thường.
Nhạc tiền chiến cũng không ngoại lệ. Bài “Hướng về Hà Nội” của nhạc sĩ Hoàng Dương có quá nhiều câu sai khiến tác giả không ít lần muốn đính chính. “Tiếng guốc” trong câu “thanh bình tiếng guốc reo vui” bị hát thành “tiếng hát reo vui”. Với ông, tiếng guốc là âm thanh riêng của Hà Nội, vậy mà thay bằng “tiếng hát” thì còn gì là Hà Nội nữa. Rồi “Hãy tin ngày ấy anh về” hát thành “Cứ tin ngày ấy anh về”, và câu “đắm say chờ những kiếp sau…” bị hát thành “đắng cay chờ những kiếp sau…”.
Trong câu mở đầu đầy chất thơ bài “Bến Xuân” của nhạc sĩ Văn Cao: “Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước/ Em đến tôi một lần” đã bị hát thành “em đến chơi một lần” hay “em đến thăm một lần”, chỉ đổi một chữ mà làm mất hết hồn thơ của câu hát.
Hiện giờ hầu như các bản in đều in nhầm khiến các ca sĩ đều hát sai câu “Muôn kiếp bên đàn” thành “Muôn kiếp bên nàng” trong bài “Dư Âm” của nhạc sĩ Nguyễn văn Tý. Lòng muốn bên nàng nhưng người xưa không muốn nên phải nói tránh ra là bên đàn, tác giả đã có lần tâm sự, kể lại chuyện tình thời trai trẻ của ông.
Trong bài “Lá đổ muôn chiều” của Đoàn Chuẩn, câu hát “còn nhớ phương nào hoa đã rơi” đã bị một nam ca sĩ sửa thành “còn nhớ hôm nào hoa đã rơi”. “Phương nào” nói về không gian, nơi chốn, trong khi “hôm nào”, nói về thời gian. “Còn nhớ phương nào” nghe thi vị, khoáng đãng hơn “còn nhớ hôm nào”.
Tiếng hát vượt thời gian Thái Thanh, ca sĩ được xem diễn tả những sáng tác của Phạm Duy hoàn hảo nhất cho đến chính tác giả cũng phải khen ngợi là không ai có thể thay thế được, thỉnh thoảngvẫn tự ý sửa lời bài hát, hoặc hát sai khi trình diễn . Có trường hợp nhờ bị sửa mà câu hát trở nên sâu sắc hơn, có ý nghĩa hơn, nhưng không phải lúc nào cũng thành công.
Chẳng hạn như bài “Cho Nhau”, Phạm Duy viết:
Cho nhau ngòi bút cùn trơ….
Cho nhau, cho những câu thơ tàn mùa
Cho nốt đêm mơ về già
Thái Thanh hát:
Cho nhau ngòi bút còn lưa….
Cho nối đêm mơ về già
Lưa là chữ cổ, có nghĩa còn sót lại, nhưng mang một âm thanh u hoài, luyến lưu, tiếc nuối. Dĩ nhiên ngòi bút cùn trơ mang ý nghĩa chính xác hơn, nhưng nghe không thi vị bằng ngòi bút còn lưa. “Cho nốt đêm mơ về già”có nghĩa là cho hết đi, không còn chừa gì cả, nhưng “Cho nối đêm mơ về già”, nghe sâu nặng, thủy chung hơn.
Phạm Duy viết: Cho nhau thù oán hờn ghen. Cho nhau cho cõi âm ty một miền.
Thái Thanh hát: Cho nhau cho nỗi âm ty một miền.
Chữ “nỗi” mang ý nghĩa sâu xa, hay hơn chữ “cõi”. Vì từ “cõi” một ý niệm hữu hình về không gian, tuy có vẻ bao la nhưng hữu hạn. Còn “nỗi”, một ý niệm vô hình, diễn tả tâm trạng con người, tưởng chừng như nhỏ bé so với “cõi” không gian, nhưng thật ra mông mênh vô tận lòng người.
Tuy nhiên trong bài “Về miền Trung”, Thái Thanh đã hát sai hai chỗ làm lệch ý nghĩa của bài hát. “Tan thân thiếu phụ, nát đầu hài nhi” bị hát sai thành “Thương thân thiếu phụ, khóc đầu hài nhi”, và “Một chiều nao đốt lửa rực đô thành”, Thái Thanh hát thành “Một chiều mai đốt lửa rực kinh thành”. Chữ “nao” mơ hồ, mông lung, không xác định rõ thời gian, có thể là không bao giờ, trái lại chữ “mai” có vẻ như một xác quyết, mong muốn. Nhạc sĩ Phạm Duy muốn gây một ấn tượng mạnh mẽ cho người nghe chứ chẳng bao giờ mong có ngày đốt kinh thành Huế.
Chuyện các ca sĩ hát sai lời từ trước đến giờ có lẽ viết mãi cũng không hết. Đó là chưa nói đến chuyện sửa “anh” thành “em” hay ngược lại để phù hợp giới tính của ca sĩ. Có những bài hát không thay đổi ý nghĩa gì nhiều khi bị sửa đổi, tuy nhiên không phải lúc nào cũng xuôi chèo mát mái mà nhiều khi nghe rất ngô nghê, buồn cười. Phải hiểu là nhạc sĩ sáng tác một bài hát là gửi gấm tâm tình của mình vào trong đó. Vì thế khi thể hiện một bài hát cho có hồn, cho bài hát được thăng hoa hơn, ngoài việc hoà nhập cảm xúc và tâm hồn của mình vào đó, người hát không nên sửa đổi theo ý mình mà làm sai lệch ý tưởng và ý nghĩa của bài hát.
Thử tưởng tượng như trong bài Ngậm Ngùi, Phạm Duy phổ thơ Huy Cận, nếu đổi anh thành em và ngược lại, sẽ nghe một nữ ca sĩ hát như sau:
Tay em anh hãy tựa đầu,
Cho em nghe nặng trái sầu rụng rơi…
Thì với thân hình nặng hơn 80 kí lô của chàng tựa vào, chắc chắn cả thân người của nàng sẽ rụng rơi chứ không phải trái sầu nào cả.
Tương tự, nghe hết sức kỳ cục khi: “Anh vuốt tóc em” sửa thành “em vuốt tóc anh” và “Em khóc trên vai anh” sửa thành “Anh khóc trên vai em” (Một lần cuối, Hoàng Thi Thơ). “Em ơi nép vào lòng anh” sửa lại là “Anh ơi nép vào lòng nhau” (Đôi ngả chia ly, Khánh Băng).
Trong bài “Này em có nhớ” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chữ “em”, một người con gái phụ bạc, khiến “tôi”, một người đàn ông phải trách móc, buồn phiền. Thế mà một ca sĩ trong nước khi trình diễn đã đổi ngược lại làm mất hết tính tự sự đầy biểu cảm trong bài nhạc.
Ca sĩ hát sai lời có nhiều nguyên nhân. Từ việc các băng đĩa nhạc phát hành cẩu thả, đến việc những quyển sách nhạc in sai lời mà không bao giờ đính chính. Nhưng xét cho cùng, chủ yếu là từ các ca sĩ; họ đã không chịu tham khảo, tìm hiểu ý nghĩa của bài hát một cách thấu đáo trước khi trình diễn. Ở mỗi tác phẩm, tác giả khổ công gọt giũa từng nốt nhạc, trau chuốt từ câu ca, để qua bài hát chuyển tải những cảm xúc, những tâm tình của họ đến người nghe. Thế mà khi nghe một bản nhạc, hầu như người ta chỉ quan tâm đến ca sĩ trình bày chứ chẳng ai thèm nhớ hay biết tên tác giả. Ngay cả một số trung tâm sản xuất băng nhạc và một số ca sĩ cũng thế. Cách nay khá lâu nhà văn Bùi Bảo Trúc kể, có lần ông mua một băng nhạc của trung tâm nào đó sản xuất. Khi đọc trên bìa băng nhạc, thấy chỉ liệt kê tên những bản nhạc và ca sĩ trình bày mà không để tên tác giả, ông bực quá vứt băng nhạc vừa mua vào sọt rác. Ông bảo đây là sự vô ơn đối với tác giả.
Cho nên khi thưởng thức hay trình bày một bài hát, người nghe cũng như người hát cần biết đến ai là người đã sáng tác ra bài hát, và sau đó người hát cố gắng hát cho đúng lời, đúng ý. Đó là cách chúng ta tôn trọng tác giả cũng như thể hiện sự biết ơn của chúng ta đối với họ; những người mà từ trong cuộc sống với định mệnh đau thương, nghiệt ngã hay với hạnh phúc êm ả, ngọt ngào; đã chắt lọc thành chất liệu để cống hiến cho đời những tác phẩm thật tuyệt vời.
Nghiêm Nguyễn
San Lê Thị, Ngoc Lan và 153 người khác
59 bình luận
18 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

Bình luận

  • Bài hay quá, xin share nhé, KT cũng hay hát nên xem lại coi mình có hát sai chỗ nào không ? Cảm ơn nhe.
    1
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 1 ngày
  • Nhãn dán [Newsfeed] #TogetherAtHome
    2
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 1 ngày
    Xem thêm 3 phản hồi
  • Bài viết sắc xảo, chi tiết đầy tính thuyết phục. Một tư liệu quý, đọc hay lắm, không bỏ sót chi tiết nào anh 
    Thượng Xứ
    . Thanks anh nè😃!
    2
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 1 ngày
  • Hji hji đó là chiện nhỏ
    Kkkkkkk
    1
    • Tống Mỹ Linb
       từng chơi cả nguyên bài luôn chứ gì!
      • Thích
      • Trả lời
      • 1 ngày
    • Ừm anh biết bài mà anh Cao Dzan chơi đàn bị nhỏ này hát là gì kg ?,?
      Đã không yêu thì thôi Sao nàng còn xịt chó rượt tui ??… 
      Xem thêm
      1
      • Haha
      • Trả lời
      • 1 ngày
      • Đã chỉnh sửa
    Xem thêm 3 phản hồi
  • Rất hay. Có lần mình đc nghe cũng có trường hợp bài Diễm xưa của Trịnh Công Sơn có đoạn “ Nhỡ mai trong cơn đau vùi” mà có ca sĩ hát” nhớ mãi trong cơn đau vui” hihi
    1
    • Thích
    • Trả lời
    • 1 ngày
  • Tác giả viết bài này chắc hẳn có một kiến thức rất uyên bác và nghiên cứu sâu vào những điển tích xưa với lối phân tích quá chính xác ! thật ngưỡng mộ.
    2
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 1 ngày
    • Đã chỉnh sửa
  • Đọc bài này mới biết người ta hát sai , vì tỷ thích bài biết đâu nguồn cội và chiếc lá cuối cùng , nhưng khi nghe hát cứ thấy có gì sai sai...
    1
    • Thích
    • Trả lời
    • 1 ngày
    • Tieu Hong Pham
       "Biết đâu nguồn cội" chắc một vài karaoke ghi sai chứ đệ vẫn nghe "con trăng". Còn "Chiếc lá cuối cùng" quá nhanh chưa kịp phân biệt "đêm qua chưa"... tỷ tỷ!
      1
      • Thích
      • Trả lời
      • 1 ngày
    • Đúng đó đệ ...
      1
      • Yêu thích
      • Trả lời
      • 20 giờ
  • Bài viết rất hay cám ơn người viết
    1
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 1 ngày
  • Hay tuyệt
    1
    • Thích
    • Trả lời
    • 1 ngày
  • Bài viết sâu sắc và nghiên cứu rất kỷ , đọc xong thấy mình cũng phạm lổi khi hát đúng như tác giả viết bài, thôi thì chỉ thầm xin lổi và sẽ nhớ sửa sai khi hát đúng như lời nhạc sỉ viết hì hì ... sorry lần nữa !
    2
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 1 ngày
  • Nhung ca si hat sai la khong de hon vao bai hat
    1
    • Thích
    • Trả lời
    • 1 ngày
  • Hiểu sai: Bài "Thành phố buồn" của Lam Phương có câu: "Trốn phong ba, em làm dâu nhà người" Ý tác giả: em trốn tránh cuộc tình phong ba để đi lấy chồng. Nhưng nhiều người hiểu "Chốn phong ba em làm dâu nhà người" em lấy chồng phải chỗ không ra gì.
    6
    • Thích
    • Trả lời
    • 1 ngày
  • Bài viết tuyệt quá! Cảm ơn anh 
    Xứ Thượng
     chia sẻ.
    1
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 1 ngày
  • Bài hay quá! Cảm ơn anh 
    Xứ Thượng
     đã chia sẻ !
    1
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 1 ngày
  • Bài viết hay và rất chính xác.
    Tác giả đã trút sự bực tức vào những con chữ khiến người đọc cũng...bực lây.
    Tôi vẫn băn khoăn về 3 chữ đầu tiên của bài Chiếc lá cuối cùng của Tuấn Khanh.… 
    Xem thêm
    8
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 1 ngày
  • bài viết rất hay. mình chỉ hơi băn khoăn là cs này cs kia hát sai thì phải chỉ rõ là hát sai ở chương trình nào. vì nếu ko chỉ ra thì người đọc nghĩ là tự tác giả...nghĩ ra để minh họa và ca sỹ có khi họ ko đồng ý. hai là từ lưa. mình chưa thấy văn bản… 
    Xem thêm
    1
    • Thích
    • Trả lời
    • 1 ngày
    • Đã chỉnh sửa
    • Minh Trung Nguyen
       xin được góp ý với bạn. Chữ LƯA là tiếng địa phương của vùng Thanh Nghệ Tĩnh , Bình Trị Thiên. LƯA có nghĩa là CÒN LẠI, sót lại V.V..Nó không phải là chữ cổ.
      Có lẽ ông Phạm Duy đã đi nhiều nơi ở các tỉnh này nên ông am hiểu thổ ngữ c… 
      Xem thêm
      2
      • Yêu thích
      • Trả lời
      • 1 ngày
  • Khi người ca sĩ sửa lời hát sai , đó là thể hiện trình độ của người ấy , em nghĩ như vậy !
    1
    • Thích
    • Trả lời
    • 1 ngày
    • Xuân Hồng Lê
       Trình độ gì em... hát chữ "lả" giỏi mấy cũng thành chữ "là"bóng dừa hoang dai... Quan trọng người nghe nhạc phải thông hiểu bản nhạc đó. Anh giờ mới biết đấy em!
      • Thích
      • Trả lời
      • 1 ngày
    • Xứ Thượng
       trường hợp này ngoại lệ !
      1
      • Thích
      • Trả lời
      • 1 ngày
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Bài khảo luận quá hay và giá trị đối với những người yêu âm nhạc. Người nghe và người hát đều cần hiểu biết về tác giả và tác phẩm. Có vậy mới thể hiện và cảm nhận sâu sắc một sản phẩm âm nhạc. Anh Đạt cho phép em chia sẻ nhé anh. Em cảm ơn anh nhiều. … 
    Xem thêm
    3
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 1 ngày
  • góp tí ý kiến: ông elvis phương hát bài còn một chút gì để nhớ, tới câu cuối ổng hát: còn một chút gì để nhớ để THƯƠNG; đổi QUÊN thành THƯƠNG, mới tàn độc chớ!
    2
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 1 ngày
    • Tại vì ổng chỉ biết Nhớ Thương nhưng chưa từng mặc áo lính để biết người lính có những cái để Quên.
      2
      • Thích
      • Trả lời
      • 1 ngày
  • Cuối năm rồi không biết còn đón được mấy mùa xuân nữa. Thôi thì cũng ráng từ giờ đến giao thừa tết ta đi gặp Xứ thượng 1 chuyến," diện kiến dung nhan người", ai có có húng thuus đăng ký đi cùng cho đỡ ...LẠC & BỠ NGỠ. CHÚC SỨC KHỎE xỨ THƯỢNG.
    1
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 1 ngày
  • Bài viết rất hay , có ý nghĩa lắm , rất ít người am hiểu về những bài hát mà tác giả đã viết ra , chỉ hát thôi chứ không tìm hiểu kỹ lời bài hát , đọc bài viết này mới hiểu ra được , cảm ơn người đã viết bài này giúp tôi đã hiểu được thêm phần nào , xi… 
    Xem thêm
    3
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 1 ngày
  • Anh 
    Hung Kieu
     giải thích em thấy hay bởi vậy em nghĩ kiến thức nào cũng có tầng có lớp
    2
    • Thích
    • Trả lời
    • 1 ngày
  • Cảm ơn anh X T..cảm ơn tác giả..em cũng hay hát nhầm thế...hihi
    1
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 1 ngày
  • Mắt em lả bóng dừa hoang dại...Người viết lời cần viết chữ lả....chứ ca sĩ thì hát theo đúng nốt nhạc ....
    1
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 1 ngày
  • Nguyên tác là một bài thơ thi sĩ Đinh Hùng viết “Mắt em lả bóng dừa hoang dại”, nhưng khi thành nhạc hát thành LÀ, đó là lỗi của nhạc sĩ thiếu chú ý.
    Có rất nhiều người nghĩ câu hát “Mắt em là bóng dừa hoang dại là đúng vì họ nghĩ rằng hàng mi cô gái d… 
    Xem thêm
    1
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 1 ngày
  • Bài viết rất hay ,cảm ơn tác giả có những ca sĩ hát hay sai lời nhất cs hiện nay . Chỉ còn một ngày nữa là bước sang năm mới một năm đầy đau thương phải không anh ? Đời người như cuốn sách ,mỗi năm có một trang mới để đọc và có nhiều điều để học ,học c… 
    Xem thêm
    1
    • Thích
    • Trả lời
    • 1 ngày
  • Ví như, ca từ bài " Nếu một mai em sẽ..." của Phạm Duy "...chỉ là giăng giối" bị hát "...chỉ là gian dối"
    Thật phản cảm !
    1
  • Không có mô tả ảnh.
    1
  • Con em nghêu ngao:"hôm nay trời nhẹ lên mây, trời nhẹ lên mây..."chịu nỗi không
    1

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét