Về Ban Mê... đi thăm mộ คุฌสูรบ ( Khun sụ lốp) ở Bản Đôn, Khăm Thu (theo cách gọi của người Lào), N'Thu (theo cách gọi M'nong), Y'Thu (theo cách gọi của người Rhadé), Khunjonop (Phiên âm của Người Pháp danh hiệu của ông).
Y THU K'NUL ( (1828 - 1938)
*Trích trong Tản Mạn Tây Nguyên của Nguyên Ngọc
*Trích trong Tản Mạn Tây Nguyên của Nguyên Ngọc
...
Ta nhớ nhà thám hiểm Odend’hal bị giết ở chỗ Vua Lửa ngày 7 tháng 4 năm 1904. Được báo động, ngay ngày hôm sau viên công sứ đầu tiên của tỉnh Darlac là Léon Bourgeois phải hộc tốc kéo một đoàn quân từ Bản Đôn ra, hợp cùng cánh quân do công sứ tỉnh Phú Yên huy động lên, mở một trận đàn áp trả thù dữ dội. Họ đốt phá, rồi đóng một đồn binh ngay tại Plơi Ơi, làng của Vua Lửa. Nhưng ông vua bí hiểm ấy đã biến mất tăm. Còn người Jarai tại chỗ thì tự đóng kín trong im lặng, càng khó hiểu hơn… Một ví dụ để hiểu về tình hình Tây Nguyên hồi bấy giờ.
Ta nhớ nhà thám hiểm Odend’hal bị giết ở chỗ Vua Lửa ngày 7 tháng 4 năm 1904. Được báo động, ngay ngày hôm sau viên công sứ đầu tiên của tỉnh Darlac là Léon Bourgeois phải hộc tốc kéo một đoàn quân từ Bản Đôn ra, hợp cùng cánh quân do công sứ tỉnh Phú Yên huy động lên, mở một trận đàn áp trả thù dữ dội. Họ đốt phá, rồi đóng một đồn binh ngay tại Plơi Ơi, làng của Vua Lửa. Nhưng ông vua bí hiểm ấy đã biến mất tăm. Còn người Jarai tại chỗ thì tự đóng kín trong im lặng, càng khó hiểu hơn… Một ví dụ để hiểu về tình hình Tây Nguyên hồi bấy giờ.
Ở Darlac cũng không khá hơn.
Léon Bourgeois phải kéo quân xa tít từ Bản Đôn ra, vì tỉnh lỵ tỉnh Darlac của ông bấy giờ đặt tại đấy, lệch hẳn về phía Tây, sát biên giới với Campuchia. A. Monfleur, tác giả cuốn Địa chí tỉnh Darlac viết năm 1930 còn phê phán gay gắt, bảo nó nằm ở đấy vô lý “một cách lố bịch” (ridiculement). Đúng ra công sứ Bourgeois cũng chẳng dại dột và lố bịch lắm đâu. Buôn, Boon trong tiếng Ê Đê và Mnông có nghĩa là làng. Làng Đôn, nằm giữa vùng Mnông và Ê Đê mãi tận gần cuối Nam Tây Nguyên lại được gọi là Bản Đôn, bản là tiếng Lào. Cho đến tận ngày nay, khách du lịch đến Bản Đôn vẫn còn có thể nhận ra một số nhà có nét kiến trúc Lào, cả một số mồ mả cũng còn kiểu vút nhọn lên theo lối Lào, một số người Bản Đôn còn nghe hiểu được tiếng Lào. Đây là một trạm buôn của người Lào đặt sâu vào Tây Nguyên từ xa xưa. Vả chăng cho đến năm tháng 11 năm 1904, Tây Nguyên còn được người Pháp ghép về Lào. Người Mnông, tộc người đông thứ hai ở Darlac, còn gần gũi với người Lào ở một tài năng độc đáo: họ là những người săn bắt và thuần dưỡng voi nổi tiếng. Theo Monfleur, thời ấy ở khu vực này có 250 con voi nhà, mỗi năm người ta lại săn bắt, thuần dưỡng thêm được 30 con nữa. Cũng nên nói một chút về chuyện săn bắt và thuần dưỡng voi, một nghề, đúng hơn, một nghệ thuật đậm chất thượng võ, đòi hỏi sự dũng mãnh cao quý. Người ta đi săn voi rừng bằng voi nhà, tức những con voi đã bị bắt và thuần dưỡng trước đó, đã thành thục như con người, còn hơn. Cũng cần biết về địa vị của một con voi trong gia đình Mnông. Con chó có thể là một người bạn thân thiết và trung thành. Con voi nhà thì khác, nó là một thành viên ngang hàng của gia đình, được tôn trọng và hoàn toàn bình đẳng như mọi con người trong nhà, lại rất quyến luyến. Cho nên, ở cái xã hội mà cộng đồng căn bản và duy nhất là làng, nó cũng là một thành viên của cộng đồng làng. Có thể nhận ra rõ nhất điều này chính là trong những cuộc đi săn voi mới mà chúng tham gia cùng người làng. Trong các cuộc tranh chấp quyết liệt và hùng tráng giữa người và voi ấy, nó, chúng nó, bởi phải có nhiều voi nhà tham gia, đứng về phía con người, phía “nhà” nó, phía cộng đồng làng của nó. Cuộc săn kéo dài nhiều ngày, có khi nhiều chục ngày. Người ta phát hiện và vây những đàn voi lớn trong rừng, bằng những chiến thuật và kỹ thuật điêu luyện tách một con voi đã bị nhắm làm mục tiêu ra khỏi đàn, rồi vừa xua đuổi và đẩy xa đàn voi ra, tất nhiên là một cuộc chiến vô cùng dữ dội và nguy hiểm, vừa tung dây thật khéo buộc chặt vào một chân con voi nạn nhân, khiến cho nó bị thất thế, ép chặt nó vào giữa mấy con voi nhà, kẹp cứng lại… và mặc cho nó tuyệt vọng kêu rống vùng vẫy, lùa dẫn nó về làng. Dây được ném tung ra để trói chân con voi phải là loại dây đặc biệt, to hơn bắp chân người, bện bằng da trâu, truyền từ đời thợ săn voi này sang đời khác như một món gia truyền cực quý… Và bắt đầu một cuộc luyện voi, dữ dội không kém, kiên trì, kéo dài. Con voi tù binh bị vây chặt trong một thứ nhà tù bằng dây trói và những cây cọc lớn. Những ngày đầu là bạo lực hung ác, kể cả bó đói… rồi dần dần chuyển từng bước sang khuyến dụ, đặc biệt cho nó thức ăn có muối để nó nghiện mùi vị mới lạ này… cho đến khi kẻ tù nhân chịu khuất phục hoàn toàn, chịu hợp tác, thành bạn, thành người nhà…
Trở lại với Bourgeois của chúng ta: điều quan trọng là khi ông đến nhậm chức công sứ Darlac, thì ở Bản Đôn có một con người uy tín đến mức được coi là một huyền thoại sống. Người Pháp sẽ gọi ông ta là Khunjonob, do từ tên Khun Ju Nôb do vua Xiêm (Thái Lan) ban tặng ông, để gọi thay tên thông thường của ông là N’Thu K’nul theo cách gọi của người Mnông, còn người Ê Đê thì gọi ông là Y Thu. Y Thu vốn là người Ê Đê, lấy vợ là người Mnông-Lào, theo phong tục về ở quê vợ tại Bản Đôn. Khunjonob người săn voi truyền thuyết, là người đứng đầu trong tất cả những người săn voi, là Vua Voi, chiến công của ông hẳn là độc nhất, suốt đời ông đã tự tay săn bắt và thuần dưỡng được 170 con voi. Bourgeois quyết định đóng đô ở Bản Đôn vì Khunjonob đang ở đó. Phải tranh thủ cho kỳ được Vua Voi.
Ta còn chưa nói đến một điều nữa về tình hình Tây Nguyên hồi bấy giờ, ngoài tình trạng “hoàn toàn vô chính phủ” mà các nhà cai trị mới đến than thở, thực chất là chiến tranh bộ lạc hay đúng hơn là đánh nhau liên miên giữa các làng, cộng với các cuộc nổi dậy chống Pháp xâm lược khá rộng khắp, còn có tham vọng của người Xiêm đối với cao nguyên này. Họ thường xuyên đưa quân sang, do một nhân vật tên là Luong-Sakhon dẫn đầu, tuyên bố khu vực từ đường phân thủy giữa An Nam và bờ sông Mê Kông, tức toàn bộ sườn Tây Trường Sơn Nam, là đất của họ. Và họ nắm được Khunjonob. Khunjonob đã tặng vua Xiêm một con bạch tượng, con voi trắng quý nhất và duy nhất ông săn được. Người Pháp đã rất vất vả vì vụ này. Sau nhiều cuộc chạm trán, nhà thám hiểm và chinh phục Cupet mới đẩy được Luong-Sakhan khỏi Bản Đôn. Mấy ngày sau viên tướng Xiêm này chết đâu đó trong rừng, có thể do một vết thương. Ý đồ của người Xiêm từ đó mới cơ bản chấm dứt. Sau khi Luong-Sakhon bị Cupet đánh bật, Khunjonob thay đổi thái độ, quay lại bắt tay Bourgeois, từ đó ngày càng hợp tác chặt chẽ, đắc lực với các quan cai trị Pháp. Là người hết sức thông thuộc đia thế và dân tình Darlac, cũng là người có tầm nhìn xa, đến lúc này chính ông lại khuyên Bourgeois không nên để tỉnh lỵ ở Bản Đôn nữa mà cần chuyển đến một địa điểm thuận lợi hơn về mọi mặt, cách chỗ cũ 54 km, có tên là Buôn Ma Thuột hay Ban Mé Thuôt[3], một làng lớn của một tù trưởng lớn là Ama Thuột. Đứng ở đấy, trước mắt vừa có thể tranh thủ được Ama Thuột, vừa tiện trấn áp các thủ lĩnh còn chưa chịu khuất phục, đặc biệt là Mé Sao mà Henri Maitre coi là kẻ thù rất nguy hiểm, tung hoành đến tận miền núi Phú Yên[4]. Về lâu dài, Ban Mé Thuột rõ ràng là trung tâm của một thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng và phát triển không chỉ Darlac, mà cả Tây Nguyên. Bốn viên công sứ Pháp liên tiếp được đưa đến Darlac từ năm 1899 đến 1913, gồm Léon Bourgeois, Charles Bardin, Henri Besnard, Louis Cottez đã tích cực thực hiện chỉ dẫn đó của Vua Voi. Thành phố Buôn Ma Thuột từng bước hình thành. Một con đường được xây dựng nối trung tâm mới này với Bản Đôn, các viên công sứ thậm chí còn cho bắt một đường dây điện thoại để có thể thường xuyên liên lạc và nhận lời tư vấn của Khunjonob vẫn đứng tại “căn cứ” của ông ở Bản Đôn. Tình hình dần ổn định...
...
Tác giả Địa chí tỉnh Darlac còn cho ta một tài liệu thú vị: ...Ban Mé Thuột của Sabatier đã có thêm bệnh viện, nhà hộ sinh, nhà ở của bác sĩ, nhà bưu điện, đồn lính bản địa, hai trường học, khu nội trú có thể chứa đến 500 học sinh người bản địa, nhà thể dục, nhà khách, nhà máy điện, rạp chiếu bóng và nhà hát, nhà của những người nài voi, đặc biệt có phòng của Khunjonob, ông này vẫn ở Bản Đôn, nhưng khi về Ban Mé Thuột thì có sẵn phòng dành riêng…
...
Tác giả Địa chí tỉnh Darlac còn cho ta một tài liệu thú vị: ...Ban Mé Thuột của Sabatier đã có thêm bệnh viện, nhà hộ sinh, nhà ở của bác sĩ, nhà bưu điện, đồn lính bản địa, hai trường học, khu nội trú có thể chứa đến 500 học sinh người bản địa, nhà thể dục, nhà khách, nhà máy điện, rạp chiếu bóng và nhà hát, nhà của những người nài voi, đặc biệt có phòng của Khunjonob, ông này vẫn ở Bản Đôn, nhưng khi về Ban Mé Thuột thì có sẵn phòng dành riêng…
NGUYÊN NGỌC
*Trích nguồn http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/tan-man-ty-nguyn-8/
*Trích nguồn http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/tan-man-ty-nguyn-8/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét