Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020

CHIẾN TRANH *Phạm Đình Đạt

Thương về xóm dưới chúng tôi ngày ấy...
CHIẾN TRANH
*Phạm Đình Đạt
Ngày ấy, Phương và H.đang học trên Sàigòn, chỉ có thằng Bình con bác Toạ và thằng Chơi chứng kiến...
Đến tối ngày 9/3, khu gia binh vẫn yên bình như bao tối khác. Chỉ có thằng Chơi phát hiện điều hơi lạ ở nhà ông Võ Văn Anh kế bên, hai nhà chung vách, kiểu nhà gỗ thường thấy ở các trại lính. Bên ấy có ông Nghe anh của bà Quảng (vợ ông Anh) đến chơi, sau đó khi về chở lần lượt hết người nhà ông Anh đi mất bằng hai chiếc honda... Gần sáng ngày 10, tiếng súng to nhỏ nổ khắp nơi. Những cột khói bốc cao từ phía kho đạn Mai Hắc Đế...Trong sở Hành Chính Tài Chính số 3 đã ban bố lệnh cắm trại, ai cũng nghĩ như Tết Mậu Thân năm nào, rồi sẽ qua nhanh thôi. Các gia đình xóm trên, xóm dưới đợi trời sáng bắt đầu di tản, phần lớn băng ngang cổng Sư Đoàn 23 qua Dân Y Viện núp dưới các dãy nhà phía cổng sau bệnh viện.
Quân Bắc Việt bắt đầu áp sát đánh chiếm Bộ Tư Lệnh SĐ 23, xe tăng T54 đã án ngữ con đường phía sau Dân Y Viện. Chiến tranh đưa bệnh viện vào giữa 2 lằn đạn. Trên một hành lang bệnh viện, chỗ gia đình bác Ngô Lăng trú. Một quả đạn nổ ngay trên đầu làm hai người đối diện chết ngay tức thì, bác Lăng máu loang đầy mặt bất tỉnh. Thằng Chơi đang ngồi dưới bàn nhôm nghe tiếng mẹ nó la thất thanh kêu cứu hai em nó bị thương. Nó vùng dậy...nhìn thấy tất cả .Nó vận dụng kiến thức cứu thương học được ở trường La San, phải kiếm bông băng, nước rửa vết thương, thuốc kháng sinh....Nó đi tìm phòng chứa thuốc và tìm được nhưng bị khoá. Nó kéo một cái bàn vừa ngang ổ khoá, kiếm ghế bằng sắt để hai chân lên bàn, một chân kê lên ổ khoá. Nó trèo lên nhún đạp năm sáu nhún văng ổ khoá ra... Nó băng cho hai đứa em, chỉ bị phần mềm ở tay chân. Nó quay qua chỗ ba nó mà nó đinh ninh là chết rồi. Nó đổ nước oxy già rửa mặt đầy máu của cha cảm nhận mắt môi ông ấy run nhè nhẹ. Ba nó còn sống! Nó kéo ông vào một phòng trống, nhờ người đưa ông nằm lên chiếc băng ca. Nó đã tự truyền nước biển cho ông...
Ở một hành lang khác phía gần cổng sau Dân Y Viện, mấy gia đình xóm dưới trú đạn. Ông bà Toạ với thằng Bình. Gia đình bà Phùng với mấy đứa con, ông Phùng ở lại nhiệm sở. Gia đình ông bà Minh (mập) với con Thủy, con Trang, thằng Phong, thằng Vũ... Nhiều gia đình khác như bác Thoan, chú Ly... đã lẫn khuất đâu đó trong đám đông người dân di tản... Súng nổ liên hồi... đạn bay chíu chít...tiếng trực thăng gầm rít...tiếng xe tăng gào rú... một viên đạn lạc ghim vào tường văng miếng xi măng vào đầu thằng Tùng con bà Phùng, máu chảy đầm đìa... Một ông bác sĩ liều thân cầm cờ trắng dẫn dân chúng ra cổng sau...Chiến tranh không thể tin ai... Xe tăng T54 đang án ngữ trên đường lộ quay nòng ngần ngừ bắn ngay phía trước đoàn người... nhiều người ngã xuống... có người ôm bụng đầy máu chạy trở lại, thằng Bình thấy rõ những đoạn ruột phập phồng trắng ởn.
Quân Bắc Việt để dân di tản khỏi vùng chiến sự. Có lẽ BTL Sư đoàn 23 đã hoàn toàn thất thủ. Dòng người đi xuống hướng Suối Đốc Học lên Chùa Khải Đoan. Một lần nữa chiến tranh thật nghiệt ngã... thằng Chơi và ba nó phải từ biệt nhau... Lúc này ông Lăng đã tỉnh dần, nghe được và một cánh tay đã cử động... Ông ra hiệu cho nó tháo đồng hồ đeo tay, lấy ví giấy tờ trong túi... Nó để lại chai nước khoáng uống được cho ông thuận tay với. Ba hãy nằm đây, con sẽ quay lại tìm, giờ con phải dẫn mẹ và các em đi đã...
Tối hôm đó, thằng Tùng con bà Phùng bị thương được thằng Bình cõng chạy, lên cơn sốt mê man. Ông Tọạ dạt vào một nhà trên đường chạy, xin nước và nghỉ lại ngoài hiên... Ông đã có lời với chủ nhà xin một chỗ trống trong vườn để chôn thằng Tùng nếu tim nó ngừng đập...
Sáng ngày hôm sau, dòng người di tản được thanh lọc bởi các người đeo băng đỏ và súng AK, ngay tại khu vực chùa Khải Đoan. Lúc này thị xã Ban Mê Thuột hầu như nằm trong tầm kiểm soát của quân Bắc Việt. Ai nghi ngờ đi lính Quốc Gia sẽ bị giữ lại, còn lại đều cho di tản. Thằng Chơi thay băng mới cho đứa em, rồi quấn băng cũ dính máu đó quanh cổ... vượt qua sự kiểm soát. Thằng Bình cõng thằng Tùng với cái đầu băng bó đổ gục trên vai nó... cũng cho qua. Thật ra tụi nó quá sợ đâm lo chứ họ nhìn biết ngay là học sinh chưa đi lính. Mọi người đi về hướng tòa tháp Thánh Thất Cao Đài, có nhiều gia đình trú lại... Rải rác khu vực Lam Sơn xuống Suối Bà Hoàng có trại Thương Phế Binh... dân chạy loạn la lết tá túc chờ đợi... Gia đình thằng Bình, gia đình bà Phùng ở nhà ông Ba xóm trên. Gia đình thằng Chơi về nhà cậu của nó. Gia đình ông Minh (mập) trú gần thánh thất ... Thằng Chơi đi loanh quanh gặp gia đình bác Lộc, nó liền dẫn về nhà ông cậu của nó. Thấy quá chật ,nó lại dẫn xuống trại Thương Phế Binh tạm trú ...
Quân Đội Bắc Việt hoàn toàn chiếm đóng thị xã, chỉ còn giao tranh ở Hoà Bình phía sân bay. Thằng Chơi quay về nhà xóm trên, nó phát hiện hầm trú ẩn nhà nó chứa đầy hàng đồ khô của quán bác Lộc... qua bệnh viện tìm ba của nó. Bệnh viện đã cho thu dọn chiến trường... các y bác sĩ làm việc cứu chữa nhân đạo... ba nó được chữa và nhiều người khác. Trong đó, có cả em cô Thu dạy trường La San bị thương hai chân, mà trước khi rời bệnh viện nó kịp kéo cô vào phòng và tìm cho cô một chai nước khoáng uống được. Xóm dưới, tụi thằng Bình, thằng Thịnh cũng về nhặt nhạnh ít lương thực... Xóm dưới nằm trong khu vực giao tranh nên tan hoang cháy rụi... Tụi nó khi rời khỏi xóm cũng kịp lấp chôn chú Hán bị chết ở hầm cá nhân, để lên trên một tấm tôn cháy. Thằng Chơi quay trở lại nơi tản cư báo cho thím Lộc biết tình hình xóm trên và dẫn thím về lấy lương thực...
Chiến tranh lại nhầm lẫn... Những trái bom từ những chiếc máy bay A-37 thả vào những nơi có dân tản cư... khu chợ lớn thị xã, thánh thất Cao Đài, rơi ngoài đường phố... Thằng Phong, thằng Vũ con ông Minh chết ngay tại chỗ, mấy đứa đang chơi nhà ông Ba bị sức ép của bom hất văng, thằng Công con bà Phùng bị một mảnh bom nhỏ xuyên qua mông đít, máu chảy đầm đìa không dứt...
Tin tức chiến tranh dự báo thị xã Ban Mê Thuột trở thành bình địa... làm người dân tản cư lại rục rịch tìm đường di tản ...
Chiến tranh để lại nhiều mất mát...
Nhưng chiến tranh cũng giúp mình biết là phải yêu thương nhau hơn...
Phạm Đình Đạt.
Bài viết đã được đăng trên FB Xứ Thượng 10/3/2017, nay đăng lại với những comment của anh chị em FB, những người trong cuộc...
Nguyên Trân : Ôi ! buồn, sáng 10-3 Bố em vẫn còn chạy dưới làn đạn pháo chở mẹ con Cô Thái về nhà em, đến khi Pháo tới ngã 6 ông mới thôi chuyển đồ đạc, Anh trai em bị thương kẹt trong L19, thật đau lòng, biết trước nhưng bó tay... Thất Thủ!
Như Mân Phạm : 9/3 buổi tối Như Mân còn đạp xe ra phố hoc thêm. Lúc về lại thấy phố vắng vẻ đến rợn người nhưng không biết thảm hoạ sắp xảy ra. Sau đó, càng về sáng người ta càng đánh nhau dữ dội, người chết bị thương từ phía bên ngoài được đưa vào trong bệnh viện nằm la liệt, nhiều vô kể.
Nguyễn Thị Thanh Vinh : Gia đình mình ngày ấy cũng nằm trong số người chạy từ khu tạo tác qua bệnh viện và cũng chạy nối đuôi vị bác sĩ cầm cờ trắng xuống suối đốc học đó. Ngày ấy mình chỉ chậm chân một tí thôi là lãnh quả đạn ngay cổng bệnh viện đó rồi . Bạn mình là Nguyễn thị Giàu chết tại chổ...
Bùi Trí Phương : Đoàn người dương cờ trắng băng từ cổng y viện qua suối đốc học có em trong đó . Vừa bước ra cổng là lãnh một quả đạn pháo em thấy có người bể đầu , bể bụng nằm gục tại chổ , em ở phía sau nên chỉ ăn miểng đạn sượt qua . Chờ một lúc đoàn người lại tiếp tục chạy lần hai , xuống nhà thờ suối đốc học cha xứ giải tội cho mọi người , ai cũng hoang mang ....không biết có qua được không .
Diemthu Tran : ... bao ký ức kinh hoàng lại hiện về..những cảnh máu đổ ,người chết phơi thây..đủ thứ kiểu ,,người ta đạp lên nhau mà chạy..không biết dùng từ nào để diễn tả nỗi sợ hãi của đứa bé 7 tuổi khi chứng kiến cảnh tượng người thì nằm quằn quại trong vũng máu ruột rà phơi ra người thì chân tay lủng lẳng lê lết,người thì ôm đầu máu...tiếng rên la kêu khóc .bản thân muội cũng bị chảy cả máu mũi ,miệng....thở không nổi luôn. Nhà muội lúc đó ở sát bên Thánh Thất Cao Đài nơi hứng 2 trái bom và thành bình địa luôn đó...
An Trinh : ... tôi nhớ dòng kết luận của bạn trong bài viết : Chiến tranh để lại nhiều mất mát . Nhưng chiến tranh cũng giúp mình biết là phải yêu thương nhau hơn Nên hôm nay tôi muốn nói đến TÌNH THƯƠNG trong tháng Ba đau thương đó . Ngày 11/3 tôi chạy ra từ Uy Hội Quốc Tế với một số trứng luộc ̣mà tôi lấy được trong nhà ăn ....Qua ngày hôm sau con tôi đói , tôi lang thang đi tìm thức ăn , trong vô định tôi về tới đại đội Vận Tải , Ở đó những bà vợ lính nhìn tôi thương xót lại gần nói nhỏ : cô đi mau đi , vc nhiồu lắm , tôi quay ra để về chợ thì có một bà chạy ra kéo tôi vào nhà và đưa cho tôi một gói lá chuối lớn , và dặn dò tôi không nên quay lại chỗ đó nữa Tôi biết bà , chồng bà là ông Thượng Sĩ thường vụ của ĐĐ/VT......Về tới chùa , nơi trú ngụ mở ra , đó là một gói cơm với mấy khứa cá kho ❤️ Đạt Phạm Đình có cung ý nghĩ với tôi trái tim đầy ắp yêu thương không ?
...
XỨ THƯỢNG 2020.
Bình luận
  • Lê Văn Quang Bạn Ongnoi Ongngoai vào đọc bài viết này của anh Đạt (Xứ Thượng) rồi cho thêm một số thông tin (ở chùa Khải Đoan ngày ấy) nghen!
    3
    • Ongnoi Ongngoai Lê Văn Quang Mình đọc bây giờ đây bạn.
      1
    • Ongnoi Ongngoai Tròn 45 năm kể từ biến cố lịch sử đó. Một quãng thời gian đủ dài để có thể quên đi nhiều chuyện, nhưng mình không sao quên được những ngày chiến tranh khốc liệt, mở đầu là Ban Mê Thuột rồi khói lửa tang thương lan tràn khắp cả Miền Nam. Mình không lan man về hậu quả của cuộc chiến mà người dân Miền Nam cho đến nay còn đang gánh chịu, chỉ kể ra đây đôi điều mắt thấy tai nghe trong những ngày đầu đau thương đó theo như gợi ý của bạn Quang
      Tối 10/03/1975 là tối chủ nhật, như thường lệ mình cũng chuẩn bị xong bài vở để sáng mai đi học (mình có thói quen sau một ngày nghỉ được rong chơi thì đêm đến phải thức khuya làm bài). Bất chợt, có những tiếng rịt đâm ngang xé toạt không trung, rồi những tiếng nổ lớn vang lên phá nát màn đêm yên tĩnh, mới đầu tiếng rít và tiếng nổ còn thưa thớt, sau thì dày đặc hơn đến nỗi không còn đếm được. Qua một đêm VC pháo kích vào các đơn vị QĐVNCH như phi trường L19, TĐ 23 vận tải, 23 tiếp vận, 23 quân cụ, BTL SĐ23 và nhiều nơi khác (những đơn vị này nằm chung quanh BTL SĐ23 BB). Đến sáng, cả Ban Mê Thuột nhốn nháo hoảng loạn vì biết được trận pháo kích hồi đêm không phải như mọi khi VC pháo vài quả quấy rối vu vơ, lần này thì đánh nhau to rồi, súng to súng nhỏ nổ loạn đả cào cào châu chấu. Thời gian này ba mình đang nghỉ phép thường niên, ông muốn đưa cả nhà vào trong đơn vị TĐ 23 tiếp liệu nằm sâu phía sau BTL SĐ23BB để di tản bằng xe quân đội. Dự tính bất thành vì trong đó đang như chảo lửa, ông dắt díu cả gia đình quay lại và đi xuống dưới Suối Đốc Học, khi ấy mảnh đạn pháo rơi khắp nơi như vãi thóc giống. Nhìn thấy có nhiều người đang ngồi dưới mương nước tránh đạn, gia đình mình cũng làm theo mặc kệ áo quần ướt sũng. Khoảng tầm 16h00 có một tiểu đội lính QG, mình không biết chính xác họ thuộc đơn vị cụ thể nào, chỉ biết họ là lính SĐ 23 BB qua phù hiệu trên tay áo. Họ hỏi ba mình có thấy VC dưới khu vực này không? Ông trả lời không thấy. Những người lính ấy, họ khuyên bảo mọi người dân đang ở đó nên đi lên phố rồi tìm đường lánh nạn chứ ở đây không an toàn. Còn họ, họ đi về phía nơi không an toàn. Khi ấy, mọi người, kể cả gia đình tôi thấy vững tâm hơn vì có họ, những người lính lo cho sự an toàn của dân chúng mà không màng tới sự an nguy của mình, những người lính tôi không thể nào quên được dù có thêm bao nhiêu thời gian trôi qua nữa.
      Nghe theo lời của những người lính, và nghe được rằng Cha xứ nhà thờ Chính Nghĩa đang tiếp đón người dân tỵ nạn, gia đình mình cùng rất nhiều gia đình khác đến nhờ cậy Cha tá túc. Bấy giờ khoảng 17h30, rất đông người ở đây từ trong cho đến ngoài sân nhà thờ. Sau một ngày gần như không có gì cho vào bụng, cả nhà ai nấy đều mệt mỏi rã rời, nhất là mấy đứa em nhỏ, chúng nó khóc như ri vì đói. Gia đình mình được Cha xứ cũng như mọi người giúp đỡ rất nhiều. Đêm đó cả nhà trải chiếu ngủ lấy sức và dự định sáng ngày mai sẽ theo Cha cùng mọi người lên đường đi Nha Trang tỵ nạn CS.
      Sáng hôm sau, khi mọi người còn đang gói ghém hành trang chuẩn bị lên đường thì có tiếng huyên náo từ phía cổng nhà thờ, sự ồn ã mỗi lúc một lan rộng ra khắp nhà thờ cùng với sự hoảng loạn. Thì ra một đơn vị bộ đội tiến vào nhà thờ và ngăn cản mọi người tìm cách thoát chạy, họ bắt trói vị linh mục trẻ như trói một con heo trước khi bị giết thịt (con xin lỗi TC vì phải dùng từ ngữ nặng nề này để diễn tả, vì quả thật là vậy), rồi họ lùa đoàn người đi lên chùa Khải Đoan, dọc đường bộ đội đứng canh dày đặc. Vào trong sân chùa mình nhận thấy ở đây không biết tự lúc nào đã có rất nhiều người dân. Đoàn người vào hết trong sân chùa thì họ đóng kín cổng trước cổng sau và canh giữ nghiêm ngặt. Họ bắt đầu phân loại, những ai trong đọ tuổi thanh niên, trung niên bị giữ lại, người già, phụ nữ, trẻ em được cho ra cổng phía bên đường Phan Bội Châu. Có một anh thanh niên tuổi độ 20 thấy vậy sợ quá nên vạch ráo trốn ra liền bị bắn chết tại chỗ rồi kéo xác để nằm dưới gốc cây bồ đề. Chứng kiến sự việc này mọi người đều sợ hãi nên tăm tắp nghe theo mệnh lệnh của họ. Năm ấy ba mình mới ngoài 40, vậy là ông trong độ tuổi bị giữ lại, nhưng ông rất thông minh và khôn khéo, ông bảo mẹ mình để ông bế bé Sương (em gái của mình mới được 5 tuổi) đi ra trước và làm như hai cha con bị thất lạc gia đình, đồng thời ông quấn trùm lên đầu một cái khăn trắng nhà binh, ông bế bé Sương đi ra cổng với dáng vẻ một ông già cùng đôi điều phân trần giải thích, rồi thì ông cũng được cho qua và tất nhiên cả nhà mình mừng lắm.
      Đoán người ra khỏi cổng thì họ chỉ định đi về hướng phố, một trật tự lạ lùng tôi chưa từng thấy trong các lần chạy loạn trước đây, có lẽ sự sợ hãi đã làm mọi người không dám có một động thái nào có vẻ bất thường, sự sợ hãi này làm mình nhớ đến những câu chuyện khi người ta gặp phải loài thú dữ thì như bị thôi miên và mất khả năng phản ứng.
      Chuyện còn dài lắm, ví dụ như gia đình mình ra đến phổ rồi tá túc ở tòa thánh Cao Đài như thế nào.?! Gia đình mình thoát nạn ở tòa thánh bị trúng bom ra sao,.?! Hoặc chuyện mình thấy xác những người lính QG không được chôn cất để mặc cho chó hoang xâu xé chỉ vì lòng thù hận..?! Mình chỉ kể bổ sung một số điều mà có thể tác giả bài viết này đã có cùng với mình cái khoảng không gian, thời gian và địa điểm đó nên ắt hẳn cũng chứng kiến như mình, có điều tác giả quên nhắc đến thôi. Cảm ơn tác giả bài viết nhiều, và cảm ơn bạn Lê Văn Quang đã gợi ý cho mình kể ra một vài sự việc trong cái đại cảnh tang thương của người dân Miền Nam Việt Nam.
      2
    • Lê Văn Quang Ongnoi Ongngoai, một ký ức tang thương!
      2
    Viết phản hồi...

  • San Lê Thị Đau lòng!
    1
  • Trường Giang Đau lòng quá
    1
  • Bùi Trí Phương Gđ mình ....có mặt tại toạ độ này !
    1
  • Chuong Truong Quoc Lúc 2giờ sáng 10.3.1975.... tối chủ nhật ..... NGÀY ẤY.
    LÚC ĐÓ TÔI 10 tuổi.
    Học lớp 4. Trường cộng đồng HƯNG ĐẠO.
    1
  • Hoàng Oanh Vũ Đêm kinh hoàng !
    2
  • Lê Thủy Đêm kinh hoang nha minh o sau lung l19.đan bay veo veo ba thi cam trai me minh tay nach 10 đua con chi lon nhât moi 20 tuôi nho nhât chua tron 1 tuôi me con nam tay nhau chay giac xuông xuong cua ông ba huong ôi khô oi.la khô
    1
  • Minh Vy Buồn muon thuở thân thương
    1
  • Dục Lê Trung Tôi còn nhớ giữa đạn pháo đì đùng đêm 10-3 ba tôi cầm đèn dầu (đèn hột vịt) ra giữa đường ngồi chờ quân giãi phóng đi ngang qua cầu cứu vì lúc mẹ tôi trong nhà đang chuyển dạ .chiến tranh ôi !...
    2
  • Giang Hoàng Buồn quá!!!
    2
  • Kim Thoa Pham Nhà mình chịu trận dưới hầm đến sáng 12/3 leo lên ra cửa nhìn chung quanh hàng xóm di tản hết. Lúc này có mấy anh lính cầm súng bảo đi ngay, đang giao tranh ngoài ngã 6. Tiếng đạn nổ nghe không dứt, thế là cả nhà đi theo các anh lính đi về hướng suối vịt, bệnh viện Tăng cường, cứ thế mà đi. Đến nhà thờ cây số 3, vào sân thấy người bị thương rất nhiều, gặp một anh quen máu chảy từ đầu xuống mặt loang lỗ, nhìn rất sợ, nhưng dù chưa biết băng bó lần nào, mình cũng làm gan sơ cứu cho anh. Rồi mọi người lại hối chạy tiếp. Đi khoảng 15 phút nghe tiếng nổ thật lớn, nhìn lại thấy người ta vừa chạy vừa la nhà thờ trúng bom, mình vừa đó ra, thật kinh hoàng.
    1
  • Ngô Thuộc Em đọc xong câu chuyện anh viết.
    Nhiều cảm xúc ùa đến và chợt nhớ ra rằng, ngày đầu gặp lại anh sau ngày 10.3. 1975, em đã kể cho anh nghe lại câu chuyện đau lòng này của gia đình em.
    Ngày mai 10.3.2020. đã qua 45 năm rồi, nhưng được đọc lại hồi ký của
     anh hồi tưởng lại, phải công nhận đứng trước sự sống và cái chết trong gang tất, con người ta thấy mình mạnh mẻ bất ngờ.
    Những gì cần, anh đã viết hết khá đầy đủ . Mến chúc anh luôn sức khỏe , biết đâu anh sẽ còn viết tiếp những bất ngờ sau đại dịch vũ hán này nữa thì sao...Chữ ngờ ai dám bảo đã học hết bao giờ./.
    3
  • Trúc Tài Thật là kinh hoàng !Và cũng là một nỗi đau chung mà mãi mãi không thể nào quên được 🙏😢
    3
  • Quy Pham Ngày ấy ba mình đứng ở lô cốt gọi mình ra đem đồ ăn bỏ vào thùng đạn ném vào cho ba mang vào sư đoàn cho các chú trực chiến . Dăn mẹ con chuẩn bị đồ đạn gọn nhẹ để ba về di tản . Nói rằng có lẽ mất tổng hành dinh rồi . Đạn pháo cộng quân pháo vào sư đoàn liên tục lọt vào ngà dân cũng nhiều . Ở cổng bệnh viên dân y nhân viên y tế trưc măc áo blu dẫn người nhà và bệnh nhân qua đương đi tắt trường Nguyễn Du để xuống nhà thờ suối đốc học . Nhưng thấy lố nhố người chiếc xe tăng đứng ở ngã ba Ty ngân khố nã đan liên tuc người y tá cầm cờ vẽ dấu thập nằm gục tiếng rên tiếng kêu khóc cả môt góc trời cô mình và 2 người em gái của minh cũng mất mạng nơi ấy . Sao mà quên được . Đau lắm .
    3
  • 1
  • Thanh Phan 45 năm trôi qua,nhưng sự đau thương còn nguyên trong ký ức
    1
  • Bính Ngọ Thứ hai ngày 10/3/1975 - nhà mình ở sau phi trường L 19 lúc đó được 9 tuổi, vẫn nhớ như in ký ức đó ...dù 45 năm đã qua
    2
  • Mai Kim Cho em chia sẻ nhe anh XT.
    2
  • Nguyễn Thị Lê Đọc bài của Đạt về những ngày chạy loạn balme. Cha cha Ngô Thuộc nhà ta giỏi hè.. sau những ngày ấy chị đã trở thành nông dân cho đến bây giờ. Lạc hậu và cùn mằn không tưởng. Cũng hay
    1
  • Nguyễn Thị Lê Thăm mẹ và đại gia đình. Nhà bà Phùng hôm nay rất đầm ấm và sung túc. Chị rất vui Phamddinhdat à. Cám ơn Chúa chúng ta
    1
  • Cà Răng Căng Tai Đọc bài viết thật xúc động, rồi ngồi trầm ngâm nghĩ về những ngày nầy của 45 năm trước, xem lúc đó mình đang làm gì ?
    Sau 2 năm rưởi quân trường, tôi về Phi đoàn 215 Thần Tượng đóng ở Nha Trang vào những ngày đầu tháng giêng năm 1975.
    Mẹ tôi cứ khoảng
     một tháng một lần đi xe đò từ Ban mê thuột xuống thăm con, không quên mang theo cho một ít thịt nai tươi.
    Nha trang có 2 phi đoàn trực thăng 215 và 219, mỗi phi đoàn có 40 chiếc, vừa nhận lệnh hành quân từ phòng Hành quân Chiến cuộc, vừa thay phiên gởi biệt đội đi biệt phái cho các tỉnh lân cận, mỗi kỳ 15 ngày. Lúc này Phi đoàn 219 đang biệt phái ở phi trường L-19, vài ngày nửa là Phi đoàn 215 sẽ cho 10 chiếc lên thay, để 219 rút về lại Nha Trang.
    Nghe nói đi biệt đội BMT là không ai muốn, vì thành phố nầy buồn, nhưng tôi là người đầu tiên xung phong, vì quê BMT, nay mới có dịp lái máy bay trực thăng về, vừa gần gia đình, vừa có dịp lấy L'air, vui chơi với bạn bè thì thích lắm chứ !
    Khoảng ngày 5 hay 6 tháng 3 năm ấy, mẹ tôi lại xuống thăm, tôi có nói về việc sẽ đi công tác 15 ngày trên đó, mẹ tôi vui lắm, bà bảo tôi hãy dắt bạn bè về nhà ăn uống cho vui. Sáng ngày hôm sau tôi đưa bà ra bến xe đò về lại BMT.
    Trưa đó, khi nghe tin Việt cộng đã cắt đường Nha trang-BMT, tôi vội chạy ra bến xe để hỏi, thì nhà xe cho biết, chuyến xe của bà đã đi lọt được về BMT rồi !
    Mấy ngày sau thì tới kỳ hạn phi đoàn tôi sẽ lên hoán chuyển, nhưng lúc nầy mặt trận đóng ở Khánh dương đang nóng vì trực thăng phải bay từ đây để yểm trợ cho bộ binh phá chốt ở cây số 52, nên mãi tới gần trưa ngày 9-3-1975, phi đoàn tôi mới tập hợp được 3 chiếc trực thăng để bay lên BMT thay thế cho 219, còn 7 chiếc nửa sẽ lên theo ngày hôm sau.
    Chỉ huy biệt đội lúc nầy là Đại Úy Luận, Trưởng phòng Huấn luyện, ngồi ghế Trưởng phi cơ, tôi ngồi ghế trái, làm phi công phụ cho ông.
    Chần chờ mãi rồi cũng tới lúc bay, từ xa, khi liên lạc với Đài Kiểm báo Pyramid lúc vào vùng, nghe giọng bắc ấm áp giống như của Đại úy Điệp, anh của người bạn thân, nhưng không chắc lắm, vì trong Pyramid còn có biết bao nhiêu sĩ quan người bắc nửa mà ! Rồi khi nhìn thấy thành phố BMT nhỏ xíu với bụi đỏ, lòng tôi đã náo nức, cái thành phố thân yêu nay con đã về...
    Lượn vòng trên rừng cao su ở cây số 3, trực thăng từ từ đáp xuống phi trường L-19, vào bãi đổ nhiên liệu kế bên đường Nguyễn Viết Thanh, giảm ga về idle, cánh quạt giờ quay từ từ, người lính KQ bơm xăng cứ nhìn tôi chằm chằm, trong khi ông Đại úy Luận mở cửa ra đi đâu đó, đồng hồ chỉ 1:30 trưa !
    Lúc nầy một chiếc Chinook đứng hover ngay giửa sân bay, quay qua rồi lại quay lại, lên một chút, rồi lại xuống một chút, trong suốt thời gian tôi đổ xăng xong ngồi chờ, chiếc trực thăng khổng lồ nầy cứ làm suốt như vậy...
    Sau đó thì Đại úy Luận trở lại trực thăng, một lúc sau thì Pyramid gọi:
    -" Thần tượng, đây Pyramid. Over !" (Over! có nghĩa là "Nghe rỏ không? Trả lời !"
    -" Pyramid, Thần tượng, Go ahead!" ( Go ahead!: Nói đi !)
    -" Thần tượng, bạn có bao nhiêu chiếc ?"
    -" 3 !"
    -" Thần tượng, bạn depart ngay lên Quảng đức, liên lạc Pyramid khi tới nơi !"
    -" Pyramid, roger !" (Rỏ !)
    Tôi lúc nầy đang nóng lòng được xả phi vụ để chạy ngay về nhà. Bây giờ lại phải bay tiếp! nhưng không sao, chút chiều về lại vẫn vui như thường !
    Thế là lại sắp hàng bay lên, vượt qua nóc chuông nhà thờ. Lên cao, tôi nhìn quanh phố xá, thấy rỏ căn nhà của ba mẹ tôi ở hướng dưới chùa, dụi mắt nhìn khắp nơi! Quái lạ ! Ngay giửa ban trưa mà sao có một màn sương đùng đục lãng vãng bao trùm toàn thị xã? Đâu có ai ngờ, đó là điềm tang tóc sẽ chụp xuống cái thị xã nhỏ bé nầy chỉ trong khoảng hơn 10 tiếng đồng hồ nửa !😢
    Kìa là trường La-san-đồi, kìa là cầu 14 với quốc lộ kéo dài về phía tây nam. Tàu càng lúc càng lên cao. Một lúc sau, khi bay đã khá xa thì tôi thấy có một điều kỳ lạ mà mãi về sau mới biết: Quốc lộ lúc nầy hầu như không còn đường nhựa mà toàn là đường đất: Một đường bụi kéo dài hàng chục cây số, bụi mịt mùng ! chỉ thấy toàn là bụi, không thấy được gì phía bên dưới ! Tôi bấm intercom nói điều nầy với Đ/u Luận, ông trả lời: "Chắc là lũ xe be kéo cây đó mà !", có điều, lúc đó tôi không nghĩ: xe be đâu mà hàng mấy trăm chiếc như thế ? ( Sau nầy mới biết là CS chuyển quân trên quốc lộ, phía sau mổi chiếc Molotova đều được buộc một cành cây để khuấy bụi lên !)
    ( còn tiếp !)
    6
  • Trần Yến Sáng ngày 10/03 lúc 6g tôi mở đài bbc tin bmt bị pháo kích và vc đã tràn vô các bạn tôi những cô giáo của sư phạm bổ túc lên kontum dạy ngoại trừ tôi mới lên thăm ban bè tất cả chúng tôi đều là dân banme tất cả chúng tôi đều khóc và tôi chợt nghĩ đánh banme đươc thì không chừng kon tum. cũng bị và không chừng vc sẽ cắt đứt đường từ kontum xuống pleiku thế là chúng tôi mướn xe chạy về pleiku khoảng 12g thì đường từ kontum về pleiku đã bị cắt đứt về đến pleiku chúng tôi nhập chung với các bạn dạy ở pleiku cùng quê banme 5 ngày sau chúng tôi vô hàm rồng theo anh nhỏ bạn di tản về tuy hòa doc dòng sông ba trên đường di tản bao nhiêu xác người .....tất cả tôi không thể nào quên
    2
  • Nguyễn Thái Chiến tranh ôi chiến tranh thật tàn nhẫn,khủng khiếp quá !
    1
  • Tro Luong 9 giờ sáng 11/03 nhà tui lãnh 1 quả đạn pháo vc vào giữa nhà, tan hoang..may mắn hầm trú ẩn được đào ở nhà sau..khói súng..làm cả gđ sặc máu mũi, nhà nằm trước đài đức mẹ lộ đức, g x thánh linh ..1 bên thiết đoàn 8 kb..hướng tây tiểu đoàn 232 pb..và kho đạn mai hắc đế...mấy bố pháo mấy ngày liền,khg chạy đi đâu được cả..ôi chiến tranh, khủng khiếp quá.
    2
  • MyDung Le Cám ơn bài viết của anh xứ Thượng đã gợi nhớ cho mọi người cái đêm kinh hoàng 10/3 trong mỗi con người suốt cuộc đời này sẽ không bao giờ quên
    1
  • Hien Nguyen Tôi muốn quên tất cã , đọc bút ký cũa Dạt tôi chãy nước mắt thay lời cm
    1
  • Phuc Nguyen Thi Cám ơn anh thật nhiều ! Đọc bài của anh cứ thấy rưng rưng ! Tiếc nuối !
    1
  • Tuyet Nga Ngày chủ nhật đi lễ đã thấy phố xá vắng vẻ khg bình thường tối vẫn học bài ủi áo quần để sáng mai thứ hai đi học . Nửa đêm bị đánh thức bởi những tiếng nổ kinh hoàng xuống hầm nhìn những lằn đỏ xé toang màn đêm kêu véo véo đan kín khung trời. Cả một ngày ngồi im dưới hầm . Sáng hôm sau thứ ba tôi bò lên khỏi hầm . Trước hiên nhà lính vnch nằm thẳng hàng một nối đuôi nhau thấy tôi họ gào lên di tản ngay đi . Ngoài đường từng đoàn người và xe rồng rắn nối đuôi nhau trong hoảng loạn .
    1
  • Phuong Giang Chiến tranh tàn nhẫn và vô tình đọc lại thấy đau😓 buồn lắm anh xứ thượng
    1
  • Phạm Nguyễn Đau thương và mất mát
    1
  • Thi Kim Hien Tran Là dân BanMê làm sao có thể quên đi cái ngày 10/3 ấy thật kinh hoàng khủng khiếp . Qua một đêm chiến tranh đã làm thay đổi số phận của mọi người ....😢😢😢
    1
  • Vy Xuan Ngày 9/3 e đi chầu lượt Hà lan A về Bmt nghe nhiều tiếng pháo nổ xa xa, đó là pháo binh Bộ đội đánh quận Đức lập. Đêm hôm đo tiếng súng rền cả nhà xuống hầm tránh đạn, 06h sáng ngày 10/3 gđ gồm 5 người chay vào BV tỉnh lãnh nạn, đúng 9h sáng ngày 11/3 Bộ đội khai hoả đánh vào BTL Sđ 23 lệch sang Bv, e thoát chết vì 1 quả B40 nhờ nằm dưới chân của ông Cụ, chân ông gãy làm đôi, ông bảo "cháu chạy đi... Nguy hiểm lắm"; sau đó cuộc di tản bắt đầu, Bs Sơn Gđ Bv cầm cờ trắng đi đầu qua suối Đốc học, vào nhà thờ Đốc học được Cha giải tội chung sau đó đi qua chùa Khải đoan rồi chia thành nhiều hướng. Gđ e theo đoàn vào một khu Cafe rất xa ở Băng đông ( Bản Đôn) sống ở đây 1 tháng, hai anh em dò đường về lại Bmt (cả đi bộ và về hết một buổi), thấy yên gđ trở về nhà!!!
    6
  • Hoan Pham 10/03 một ngày đen tối nhất trong cuộc đời của tôi ! Một ngày nó đã biến một công tử con nhà giàu thành gã nông dân một nắng 2 sương với đôi thùng gánh nước tưới rau và bộ đồ thêu đầy huy chương trên vai và đầu gối !
    45 năm đã qua nhưng làm sao tôi quê
    n được cái ngày thảm khốc đó với khói lửa bao trùm, những bạn học nữ của tôi đã chết tức tưởi vì bom lạc mà trên miệng vẫn như đang nở nụ cười đùa cùng nhau !
    Chiến tranh đã qua lâu rồi nhưng sao trong lòng mình vẫn như còn chưa dứt...
    3
  • San Lê Thị Ngày ấy...huhu...bi ai.Hôm ấy ba mình cũng theo vị bác sĩ cầm cờ trắng để dẫn mấy người quen trong nhà công vụ BV chạy về Suối Đốc Học.Vừa qua khỏi hồ nước trường Nguyễn Du một quả đạn nã theo...một số người nằm lại mãi mãi trong đó có một cô bé 17 tuổi (đẹp ơi là đẹp) có mái tóc vàng dài, óng mượt .Thấy cháu ngã gục máu me đầy người nhưng ba mình cùng đoàn người đành bỏ chạy.Vài ngày sau hơi yên ắng đi tìm lại cô cháu.May quá...họ chỉ vùi sơ vài xẻng đất...lộ ra mái tóc vàng dài óng mượt...đem cháu về vội mai táng...để rồi lại tiếp tục cuộc trốn chạy thê lương...
    6
  • Hoàng Oanh Vũ Ngày ấy mẹ mình mới mổ mà phải di tản ba đã mất từ năm 71 ...mấy mẹ con mang ít lương thực quần áo chạy theo dòng người ra khỏi TP về Chi Lăng thật vất vả vừa sợ hãi vì dọc đường gặp xác người nằm phơi khô , đạn vẫn bay , từng đợt pháo kích vẫn rơi, đói khát...đúng là kg bao giờ quên những kn xưa !
    6
  • Hung Truong Nhớ lại ngày 10/3/75 thật đau lòng . Tưởng nhớ những người đã nằm xuống . Và từ ngày định mệnh đó tôi đã ra đi .
    2
    • Vy Xuan Sau biến cố 30/4 gđ mình đã rời xa Bmt, từ đây bắt đầu lại con số Zero!!!
      2
    Viết phản hồi...

  • Lê Thị Mai Anh Doc bai viet nay toi thay long rung rung nho ve ngay xua dau thuong ay..
    2
  • Ông Bà Nội Qua ngày đó,đi học lại vào giai đoạn gọi là chuyển tiếp bạn bè thiếu vắng đi nhiều,trường xơ xác còn lổ chổ vết đạn ,thầy cô người còn người mất,người không còn được đi dạy nữa.Buồn lắm!
    2
  • Ongnoi Ongngoai Tròn 45 năm kể từ biến cố lịch sử đó. Một quãng thời gian đủ dài để có thể quên đi nhiều chuyện, nhưng tôi không sao quên được những ngày chiến tranh khốc liệt, mở đầu là Ban Mê Thuột rồi khói lửa tang thương lan tràn khắp cả Miền Nam. Tôi không lan man về hậu quả của cuộc chiến mà người dân Miền Nam cho đến nay còn đang gánh chịu, chỉ kể ra đây đôi điều mắt thấy tai nghe trong những ngày đầu đau thương đó theo như gợi ý của bạn Quang
    Tối 10/03/1975 là tối chủ nhật, như thường lệ tôi cũng chuẩn bị xong bài vở để sáng mai đi học (tôi có thói quen sau một ngày nghỉ được rong chơi thì đêm đến phải thức khuya làm bài). Bất chợt, có những tiếng rịt đâm ngang xé toạt không trung, rồi những tiếng nổ lớn vang lên phá nát màn đêm yên tĩnh, mới đầu tiếng rít và tiếng nổ còn thưa thớt, sau thì dày đặc hơn đến nỗi không còn đếm được. Qua một đêm VC pháo kích vào các đơn vị QLVNCH như phi trường L19, TĐ 23 vận tải, 23 tiếp vận, 23 quân cụ, BTL SĐ23 và nhiều nơi khác (những đơn vị này nằm chung quanh BTL SĐ23 BB). Đến sáng, cả Ban Mê Thuột nhốn nháo hoảng loạn vì biết được trận pháo kích hồi đêm không phải như mọi khi VC pháo vài quả quấy rối vu vơ, lần này thì đánh nhau to rồi, súng to súng nhỏ nổ loạn đả cào cào châu chấu. Thời gian này ba tôi đang nghỉ phép thường niên, ông muốn đưa cả nhà vào trong đơn vị TĐ 23 tiếp liệu nằm sâu phía sau BTL SĐ23BB để di tản bằng xe quân đội. Dự tính bất thành vì trong đó đang như chảo lửa, ông dắt díu cả gia đình quay lại và đi xuống dưới Suối Đốc Học, khi ấy mảnh đạn pháo rơi khắp nơi như vãi thóc giống. Nhìn thấy có nhiều người đang ngồi dưới mương nước tránh đạn, gia đình tôi cũng làm theo mặc kệ áo quần ướt sũng. Khoảng tầm 16h00 có một tiểu đội lính QG, tôi không biết chính xác họ thuộc đơn vị cụ thể nào, chỉ biết họ là lính SĐ 23 BB qua phù hiệu trên tay áo. Họ hỏi ba tôi có thấy VC dưới khu vực này không? Ông trả lời không thấy. Những người lính ấy, họ khuyên bảo mọi người dân đang ở đó nên đi lên phố rồi tìm đường lánh nạn chứ ở đây không an toàn. Còn họ, họ đi về phía nơi không an toàn. Khi ấy, mọi người, kể cả gia đình tôi thấy vững tâm hơn vì có họ, những người lính lo cho sự an toàn của dân chúng mà không màng tới sự an nguy của mình, những người lính tôi không thể nào quên được dù có thêm bao nhiêu thời gian trôi qua nữa.
    Nghe theo lời của những người lính, và nghe được rằng Cha xứ nhà thờ Chính Nghĩa đang tiếp đón người dân tỵ nạn, gia đình tôi cùng rất nhiều gia đình khác đến nhờ cậy Cha tá túc. Bấy giờ khoảng 17h30, rất đông người ở đây từ trong cho đến ngoài sân nhà thờ. Sau một ngày gần như không có gì cho vào bụng, cả nhà tôi ai nấy đều mệt mỏi rã rời, nhất là mấy đứa em nhỏ của tôi, chúng nó khóc như ri vì đói. Gia đình tôi được Cha xứ cũng như mọi người giúp đỡ rất nhiều. Đêm đó cả nhà trải chiếu ngủ lấy sức và dự định sáng ngày mai sẽ theo Cha cùng mọi người lên đường đi Nha Trang tỵ nạn CS.
    Sáng hôm sau, khi mọi người còn đang gói ghém hành trang chuẩn bị lên đường thì có tiếng huyên náo từ phía cổng nhà thờ, sự ồn ã mỗi lúc một lan rộng ra khắp nhà thờ cùng với sự hoảng loạn. Thì ra một đơn vị bộ đội tiến vào nhà thờ và ngăn cản mọi người tìm cách thoát chạy, họ bắt trói vị linh mục trẻ như trói một con heo trước khi bị giết thịt (con xin lỗi TC vì phải dùng từ ngữ nặng nề này để diễn tả, vì quả thật là vậy), rồi họ lùa đoàn người đi lên chùa Khải Đoan, dọc đường bộ đội đứng canh dày đặc. Vào trong sân chùa tôi nhận thấy ở đây không biết tự lúc nào đã có rất nhiều người dân. Đoàn người chúng tôi vào hết trong sân chùa thì họ đóng kín cổng trước cổng sau và canh giữ nghiêm ngặt. Họ bắt đầu phân loại, những ai trong đọ tuổi thanh niên, trung niên bị giữ lại, người già, phụ nữ, trẻ em được cho ra cổng phía bên đường Phan Bội Châu. Có một anh thanh niên tuổi độ 20 thấy vậy sợ quá nên vạch ráo trốn ra liền bị bắn chết tại chỗ rồi kéo xác để nằm dưới gốc cây bồ đề. Chứng kiến sự việc này mọi người đều sợ hãi nên tăm tắp nghe theo mệnh lệnh của họ. Năm ấy ba tôi mới ngoài 40, vậy là ông trong độ tuổi bị giữ lại, nhưng ông rất thông minh và khôn khéo, ông bảo mẹ tôi để ông bế bé Sương (em gái của tôi mới được 5 tuổi) đi ra trước và làm như hai cha con bị thất lạc gia đình, đồng thời ông quấn trùm lên đầu một cái khăn trắng nhà binh, ông bế em tôi rồi đi ra cổng với dáng vẻ một ông già cùng đôi điều phân trần giải thích, rồi thì ông cũng được cho qua và tất nhiên cả nhà tôi mừng lắm.
    Đoán người ra khỏi cổng thì họ chỉ định đi về hướng phố, một trật tự lạ lùng tôi chưa từng thấy trong các lần chạy loạn trước đây, có lẽ sự sợ hãi đã làm mọi người không dám có một động thái nào có vẻ bất thường, sự sợ hãi này làm tôi nhớ đến những câu chuyện khi người ta gặp phải loài thú dữ thì như bị thôi miên và mất khả năng phản ứng.
    Chuyện còn dài lắm, ví dụ như gia đình tôi ra đến phổ rồi tá túc ở tòa thánh Cao Đài như thế nào.?! Gia đình tôi thoát nạn ở tòa thánh bị trúng bom ra sao,.?! Hoặc chuyện tôi thấy xác những người lính VNCH không được chôn cất để mặc cho chó hoang xâu xé chỉ vì lòng thù hận..?! Tôi chỉ kể bổ sung một số điều mà có thể tác giả bài viết này đã có cùng với tôi cái khoảng không gian, thời gian và địa điểm đó nên ắt hẳn cũng chứng kiến như tôi, có điều tác giả quên nhắc đến thôi. Cảm ơn tác giả bài viết nhiều, và cảm . bạn Lê Văn Quang đã gợi ý cho tôi kể ra một vài sự việc trong cái đại cảnh tang thương của người dân Miền Nam Việt Nam trong những ngày ly loạn đó.
    7
    • Lê Văn Quang Ongnoi Ongngoai, không thể nào quên. Giá như cuốc sống người dân giờ tươi sáng hơn, "họ" (bên thắng cuộc) biết hoà hợp dân tộc thì có lẽ ký ức thê lương ấy cũng sẽ phai mờ dần, tiếc thay!
    • Ongnoi Ongngoai Lê Văn Quang đúng là vậy..! Nếu họ biết đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết thì sự thống nhất đất nước mới có ý nghĩa và người dân Miền Nam không còn thấy nuối tiếc một thời đã qua lâu rồi
      1
    Viết phản hồi...

  • Hoài Vân Nguyễn Xin lỗi bạn Xứ Thượng rất nhiều , tôi chưa bình luận được gì cho cái ngày đáng nhớ và thật đáng buồn của BMT ! Cái ngày 10-3-75 năm ấy ! Nhắc và nhớ lại thì thật nhiều và thật buồn ...! Dù nhắc lại chỉ đau buồn ! Tôi cũng rất muốn nhắc nhớ lại ! Tiếc quá vì mạng cứ trục trặc , tôi lại không khoẻ !
    1
  • Akela Dã Quỳ Vàng Gđ dqv chạy vòng từ nhà xuống nhà thờ họ Tiến Thành cổng số 1 ,rồi băng rào chạy vô khu dùng nhốt mấy ông lính bị kỷ luật ,khg ổn sau trái đạn chỗ hàng rào làm chị Hiển con bà Kim sau nhà mình chết khi cố băng qua ,sau đó băng chạy qua trại 853 quân cụ,nhưng cổng trại đóng cứng,lại kéo nhau chạy ngang cổng sư đoàn 23 , rồi chạy vào bv ,đêm đó giữa tiếng đạn bom ,tiếng kêu xin của mọi người, ng Phật giáo, ng công giáo cùng kêu xin đấng mình tin thờ.một sự sống như làm cho nỗi lo lắng ,đau khổ mà mỗi người cảm nhận khác nhau,thời khắc đó BÀ VINH nhà ở dốc vận tải chuyển bụng sinh con ,tiếng khóc đứa trẻ chào đời va vào tim mọi người, sáng hôm sau ,chỉ lần bs bv trưởng cầm cờ trắng dẫn đoàn ng chạy thoát băng ngang đường qua trường y jut ,sau nhiều loạt đạn của chiếc xe tăng đậu khúc tr cơ điện bây giờ bắn tới, sau đóchiec này bị bắn cháy chỗ ngã tư yersin (bvtinh cũ).khg biết đứa trẻ nhà bà Vinh giờ thế nào. Gđ minh chạy sang trường y jut chạy trước chị em mình có một bà mẹ ÊĐê địu đứa con sau lưng,và......đứa nhỏ đã bị mảnh đạn cắt ngang ,bà mẹ tháo cái địu bằng tấm thổ cẩm xuống, thất thần thảng thốt bỏ chạy, còn bọn mình mặt mày tái xám,thằng ÚT em trai dq bị ám ảnh suốt vài chục năm sau dù đang định cư ở Canada. Băng qua rào của băng ca lô chay lên nhà thờ chính tòa như hồi mậu thân ,nhung nhà thờ đóng cửa và mấy chú giải phóng quân bồng súng đứng trước cổng.
    3
  • Thi Niệm Đã Qua lâu rồi nhưng ký ức chưa quên ! Em cũng trải qua Hai lần Di tản, sống & chết cận kề rất sợ hãi 😭😭😭😭😭 Ký ức buồn.
    1
  • Lo Lem Trong đoàn chạy đó có cô giáo Nguyễn thị Sáng phải không Trần Yến?.
    1
  • Phạm Thuy Huong Vết thương dù có lành...vết sẹo mãi còn đau...
    3
  • Đỗ Minh Hương Dù đã 45 năm qua nhưng nhớ lại vẫn thấy đau thương !
    2
  • 1
  • Đỗ Thu Trang Dù đã 45 năm qua nhưng vẫn muốn tìm thông tin về anh Phong ,Thùy Hương con ông đại úy Thơ đã mất trong những ngày đau thương ấy anh chị nào có thông tin k ạ
    2
    Viết phản hồi...

  • Ái Huệ Mình còn nhớ như in chiều ngày 9/3 bầu trời ảm đạm , mới gần 5 H mà trời sụp tối , c e mình đi lễ ở nhà thờ lớn về nghe nói phi trường ở Hòa Bình đang bị pháo kích , người thân mình ở TĐ 53 đóng quân ở đó phải về trại gấp . Đêm đó súng lớn súng nhỏ ầm ầm , lúc đó mình cũng đã nhận biết được đạn nào của súng nào . Gần sáng chỉ còn nghe lẻ tẻ ,nghe ai đó nói BTL đã mất 3 ce mình khóc như mưa . 7,8 H sáng ngày 10 có toán lính Dù xuất hiện dọc đường võ tánh xuống châu sơn , thời điểm đó mình đang ở đường VT nên biết rõ , không biết bao lâu thì rút đi . Trưa đó thì xác định bồng bế nhau ra khỏi nhà cứ theo người lớn mà chạy 😭😭
    3
  • HHanh Nguyen Anh Đạt Xứ Xứ Thượng có biết bác Cận ở sở Hành Chánh Tài Chính số 3 không ?
    1
    Viết phản hồi...

  • Lo Lem Ngày 7/3, sau buổi họp tại Bộ chỉ huy chồng tôi có ghé qua nhà., ngồi thì thầm bên con rất lâu, tôi không dam nhìn, kiếm cớ xuống bếp lén lau giọt nước mắt. Khi xe đến đón mà cứ bịn rịn mãi bên con. thế rồi cũng phải đi,nhìn bóng leo lên xe tự nhiên tôi nấc nghẹn.
    Ngày 8/3 m
    6
  • Lo Lem Ngày 8/3 mẹ tôi đi ưchpochợ về chở 3 bao khoai lang to tướng, bà nói họ bán rẻ nhu
    1
  • Lo Lem Cho nên mua về ăn dần, tôi lắc đầu, ăn bao giờ cho hết. Rồi lại hà sâu mọt mất thôi. Không khí ngày càng ngột ngạt, chộn rộn, thì ra đương đi Nha trang, pleiku bị tắc nên hàng hóa bán tháo ra. Tôi cứ ngơ ngơ, ngẩn ngẩn theo những ngày sôi động đó.
    Đêm 
    9/3 nghe tiếng pháo kích ầm ầm,sợ quá tôi bế con chui dưới gầm bàn. Mờ sáng thấy người chạy tán loạn la nói khu goa binh sập rồi(gia binh thiết giáp), tôi vội bế con về nhà mẹ.Đến nơi thấy nhà chật những người, thì ra hàng xóm sợ đạn lạc nên sang nhà tôi né.
    Được một lúc lại thấy một toán đàn ông dạt vào nói Bộ tư lệnh cánh tới rồi cho họ tá túc
    1
  • Lo Lem Đánh
    2
  • Yngec Buonya Hồi đó rất nhiều người chạy lánh nạn qua buôn ky ,nhà chúng tôi nhận hơn 10 người về ở, vì người lánh nạn rất đồng nên ở dưới gầm sàn ,ở trường học và trạm xá ,ở dưới gốc cây..thật tội nghiệp những người bị thương không có thuốc chữa...
    3
  • Lo Lem Mẹ tôi dắt họ ra sau vườn(vườn rộng) ngồi đỡ cho kín đáo rồi bà tất tả đổ khoai ra luộc hết nồi này sang nồi nọ bảo tôi và em tôi bưng ra vườn, lúc này tôi thấy họ đào đất chôn giấy tờ, té ra họ là những sỹ quan của Su đoan, họ bảo chờ êm êm họ sẽ tìm đường về Châu sơn vị hướ yng ấy còn yên ổn. Chiều muộn
    2
  • Lo Lem Tôi ra vườn chẳng còn một người nào, họ đã đi rồi, không biết ra sao, có an toàn không, trong khi chồng tôi cũng không tin tức gì, các anh tôi cũng thế, mỗi người một fđơn vị.
    Cho đến bây gio
    3
  • Lo Lem Cho đến bây giờ, sau 45 năm tôi vẫn tự hỏi cho riêng mình, toán người ngày ấy có còn những ai, giá mà có câu trả lời thì tôi mới nhẹ lòng.
    Viết phản hồi...

  • Cà Răng Căng Tai (Tiếp theo)
    Từ xa, phi trường Nhơn cơ của tỉnh Quảng Đức hiện ra. Đây là một quả đồi được san phẳng, lát vỉ sắt, đàng xa đậu một chiếc L-19, nơi bãi đậu có một trung đội ( hay đại đội ?) lính đứng xếp hàng. Chúng tôi từng chiếc lần luợt vào nơi đổ xăng
    , xong hover đến đậu gần chổ những người lính rồi tắt máy.
    Một chiếc xe jeep trờ đến, Đại úy Luận và 2 ông Trung úy trưởng phi cơ của 2 chiếc kia bước lên và xe chạy đi.
    Đứng từ đây nhìn xuống thị xã Gia nghĩa, tôi thấy có một con đường chính ngắn củn, khoảng chục căn nhà xây củ kỷ, chắc là công sở, và rải rác là những căn nhà gổ mái tole củ xì. Cả miền nam chắc không có cái thị xã nào nhỏ hơn và buồn nơi nầy nửa, nhưng về mặt kinh tế và chiến lược, đây là một tỉnh quan trong.
    Tôi cùng với 2 ông phi công phụ còn lại và các cơ phi xạ thủ, đứng hút thuốc, hết nói chuyện trên trời lại dưới đất, đợi mãi mà chẳng thấy các ông đi họp quay trở lại. Thời gian cứ chầm chậm trôi và chiều đã hơi hơi xế bóng.
    Cuối cùng rồi mấy ông đi họp cũng về lại. Nhảy xuống khỏi xe, một ông Trung úy nói to :" Xù !", và rồi Đại úy Luận ngoắc chúng tôi lại gần, với giọng bắc nhỏ nhẹ, ông nói:
    - "Phi vụ được hủy bỏ, giờ mình quay trở về !"
    Ngừng lại một chút, ông nói tiếp:"
    -"Tao có ý kiến thế này: Tụi mình bay về lại Nha trang, sáng mai hợp đoàn đầy đủ 10 chiếc, mình bay lại lên BMT, tụi mầy có đồng ý không ?
    Giờ mà quay lại BMT thì buồn thí mẹ ?"
    Không phải nói, mọi khuôn mặt - trừ tôi- đều rạng rở, bởi lẻ là gia đình của hầu hết họ đang ở Nha trang, về vui với gia đình thêm một đêm, rồi ngày mai lên miền cao nguyên buồn như chấu cắn nầy đề trấn thủ, ai lại không thích !
    Tất cả đều lên tiếng ủng hộ, riêng tôi vì biết " phận mỏng cánh chuồn" nên không ý kiến.
    Sau đó ông nói tiếp:
    -"Vì tàu mình bay về không, nên mấy ông trong tỉnh có yêu cầu: nếu được, xin cho một số bà vợ của mấy ổng được di tản ra khỏi nơi đây, đi đâu cũng được, để mấy ổng rảnh tay lo ! Tao ok rồi đấy !"
    Trong khi chúng tôi sửa soạn thì có 2 chiếc xe chạy đến, bước xuống khoảng 10 bà, mỗi người mang một cái xách tay.
    Rồi tàu tôi lại cất cánh, nối đuôi 2 chiếc theo sau. Bóng của núi rừng đã bắt đầu đổ xuống !
    Vừa đủ độ cao, Đại úy Luận nói: -"Giao (cần lái) cho mầy đó !"
    Tôi sẵn trớn, thấy ông vui nên nói luôn:
    -"Mình bay ngang qua Đà lạt nghe Đại úy !"
    -'OK"
    Bay xéo về hướng Nam Tây Nam theo ngón tay chỉ của Đ/u Luận, ba chiếc trực thăng lầm lũi, sau một thời gian, qua cửa kính, Đà lạt hiện ra từ xa. Qua Đập Suối Vàng, tôi bắt đầu cho tàu từ từ xuống thấp, Viện Đại học Đà lạt với thánh đường có cây thánh giá vươn cao, nơi tôi phải ấm ức từ giả trong mùa hè đỏ lửa, hiện ra trong tầm mắt. Thành phố Đà lạt im lìm. Dãy đèn bên phi trường Cam ly đã bật sáng. Chút nắng chiều còn sót lại hắt lên đồi Cù tạo ra những bóng đen uốn éo phía đối diện, trông rất đẹp mắt. Hồ Xuân Hương với nhà Thủy tạ thoáng qua màn sương nhẹ lướt dưới bụng tàu...Đó là tất cả những gì kỷ niệm của Đà Lạt còn lại trong tôi, mà suốt 45 năm qua, tôi chưa một lần trở lại !
    Qua khỏi Đà lạt là trời đã tối, Đ/u Luận lấy lại cần lái. Dù đã đóng cửa nhưng vẫn cảm thấy rất lạnh, tôi chong mắt nhìn ra ngoài trời tối đen trong khi Đ/u Luận bay bằng phi cụ ....
    Đáp xuống parking ở chổ câu lạc bộ Không đoàn, mấy bà bước xuống lếch thếch đi bộ ra cổng, tàu quay lại và vô ụ đậu. Nha trang giờ cũng im lìm. Xe pick up đưa chúng tôi về phi đoàn, ký sổ sách giấy tờ, về tới cư xá sĩ quan độc thân là tôi mệt phờ người. đi tắm, đi ăn rồi đi ngủ. Không ai trong chúng tôi biết là mình đã vừa chết hụt !
    (còn tiếp)
    4
  • Xuân Luong Sau ngày 10/3/75 bao nhiêu ngày thì thị xã bmt bị thả 2 qủa bom có bạn nào nhớ không vì sáng hôm đó kinh khủng qúa chỉ chạy được người không còn giấy tờ tuỳ thân không còn tiền nhà cũng bị cháy 8 người nhà tôi chạy về chi lăng tá túc 1 người quen vâng chiến tranh mới thấm tình người hằng ngày tôi vẫn xúc gạo trong bếp nhà bác thổi cơm cho cả nhà tôi ăn
    3
    • Cà Răng Căng Tai Bị 3 quả: Một trước thánh thất Cao đài ở gần góc Y Jút- Hoàng Diêu, một ỡ góc Lê văn Duyệt- Quang Trung, môt ở phòng ngủ Đồng Lạc ngay phía sau Đình Lạc Giao, trái nầy làm chết nhiều người nhất và làm cháy luôn chợ !
      2
    • Cà Răng Căng Tai Với hỏa lực phòng không hùng hậu của CS, các phi công A 37 buộc lòng phải thả bom ở độ cao 8000 bộ, thay vì 3000 bộ như thường lệ. Ở mức độ chiến thuật, từ độ cao gần 3 cây số mà thả sai lệnh chưa tới 100 thước ( mục tiêu là Đình lạc Giao trong ngày CS kéo cờ làm lễ gì đó), đối với chiến trường vùng rừng núi, thì đó là sự chính xác đáng khen. Nhưng rất tiếc😟, đây lại là mục tiêu trong thành phố !!!
      -Xin cầu nguyện cho những linh hồn không may bị tử nạn được về chốn tây phương cực lạc, hưởng phúc Thanh bình mãi mãi !😢
      3
    • Xuân Luong bạn có nhớ ngày không vì từ ngày 10/3 thì phải chạy khỏi thành phố có tin đồn sg trung lập mọi người băng rừng để về sg ai không đi đựơc thì về lại bmt nhà tôi bị bom ở đình lạc giao bom nổ mọi ngừơi đang chạynằm hết xuống đường xong ai sống thì lại chạy tiếp còn ai nằm lại thì vẫn cứ nằm những cái xác trương phình đen thui nhà tôi chạy tiếp về chi lăng bây giờ tôi mới biết chịu đến 3 qủa bom bạn có nhớ ngày thả 3 qủa bom
      2
    • Cà Răng Căng Tai Xuân Luong : Lúc này tôi đang ở Nha Trang, chịu thôi !
    Viết phản hồi...

  • Lo Lem Sau một tuân
    1
    Viết phản hồi...

  • Lo Lem Tuần sau thì bom lại rớt ở suối Đốc học ,người chết nhiều ơi là nhiều.Qua sáng hôm sau lại lên đường : Chạy loạn.
    1
  • 2
  • Hue Truong Ngày đó xa rồi mhung vẫn còn trong ký ức của những người dân MNVN.trong thời binh lửa
    2
  • Giang Hoàng 10/3 là ngày giỗ của bao nhiêu người!!!
    2
  • Hbam Mlô Duôn Du Dòng người đi di tản theo quốc lộ, trong đó có tôi , đi theo dòng người không biết đi đâu về đâu , bị lạc cha mẹ , may có người quen họ dẫn về nhà ở nhờ , tình hình súng dạn ổn rồi mới đi tìm cha mẹ
    1
  • Phi Toan 1/2 người dân vui và 1/2 người dân buồn. Sau 45 năm, khoảng cách ấy càng lớn thêm!
    4
  • Lo Lem Sau ngày 10-3 kinh hoàng đó.
    Chiều 16-3 chồng tôi trở về, chưa kịp mừng, khoảng 10 giờ sangs17-3 tôi đang cho con ăn sữa bỗng nghe ầm ầm như đất trời sụp xuống, nhà rung chuyển, cửa kính vỡ rào rào, chưa kịp hiểu chuyện gì chồng tôi đã xách 2mẹ con quă
    ng xuống hầm trú ẩn.Khi ló lên khỏi miệng hầm tôi thấy mọi người chạy vội vã, tất bật, có người la lớn: bom nổ, chết hết rồi. Một trái bom rớt trúng xóm tôi, người chết, bị thương nằm la liệt.
    Cả xóm lao vào, người đào đất, người nhật xác, người băng bó tất cả làm trong sự vội vã, hối hả và cả sự nơm nớp lo sợ có một quả bom nữa dội xuống tiếp thì sao?
    Chiều hôm đó, lo âu hằn rõ trên nét mặt mọi người vì nguồn tin chính phủ quyết tâm giữ đất ,nếu đúng thế thì bom sẽ dội xuống nữa và cả cái suối ĐH này sẽ tan thành bình địa, phải di tản thôi. Cả đêm ấy mọi người thu dọn nấu cơm ,vắt mắm, đậu phộng, muối mè chuẩn bị để sáng sớm mai tháo chạy.
    Tôi bị cột chặt với con bằng một dải drap gường xé ra, sợ khi súng đạn nổ khỏi vứt con lại. Thế là cả đoàn người chạy mệt, chạy miết hướng Đat Lý. Nắng lên mệt quá, đám con nít khóc như ri cũng là lúc đến cổng một đồn điền cà phê nên tấp vô cổng nghỉ đỡ. Thấy người ra vào hóa ra đây cũng là một chỗ tị nạn của các gia đình dưới phố. Thế là chúng tôi vào đây thôi. Đang sắp xếp chỗ ổn định đến quá trưa , một phụ nữ mặc bộ đồ đen, đeo túi xách bên hông đi lên, xuống động viên: bà con đừng lo, gạo ngoài Bắc chở vô nhiều lắm, không sợ đói đâu.. Nghe giọng quen quen, tôi ngước lên, ớ chị này là chị của bạn tôi mà, có chỗ buôn bán trong chợ, té ra lại là V C hở trời, thế mà tôi ra vô nhà bạn thời còn đi học như cơm bữa. Từ luc đó đầu óc tôi cứ lơ mơ,mụ mị, giữa cơn dâu bể tự nhiên tôi cảm thấy sợ mà không biết sợ cái gì, nghĩ mãi mà cũng không nghĩ được cái chi
    Hai. ngày sau cả gia đình trở về, nhà cửa tan hoang, chẳng còn gì cả tôi suy sụp, mệt quá tôi đổ bịnh.
    Một tuần sau chồng tôi bị triệu tập đưa đi cải tạo tập trung cả mấy năm sau lâu lắm mới được về.
    Gia đình tôi ly tán từ đó, tôi bắt đầu bươn chải mưu sinh.
    Có một điều tôi chưa hiểu, nghe nói quả bom dội xuống suối ĐH ngày đó là lộn mục tiêu . Cà Răng Căng Tai ơi có đúng vậy không Bạn?.
    2
    • Cà Răng Căng Tai Thường thường, muốn thả bom chính xác, phi công phải xuống thật thấp. Trong muà hè đỏ lửa ở Quảng trị, có ông còn xuống cở 2-3 trăm thuớc cách mặt đất để đánh bom vào ngay xe tăng T 54 của địch, ví dụ như Đại úy Trần thế Vinh, một mình ông hạ hai-mươi-mấy chiếc xe tăng của VC, cuối cùng ông hy sinh !.Đó là loại máy bay A-1 Skyraider, bay chậm mà đánh chính xác.
      Vào thời đầu năm 75, Skyraider không còn xài nửa vì quá cũ, A 37 bay nhanh hơn. Nhưng có nhiều yếu tố để đánh bom trật: Phòng không CS quá mạnh nên máy bay phải bay cao như đã nói, máy bay bay nhanh, phi công bấm bom nhanh hay chậm hơn 1/4 giây thì kết quả cũng khác, rồi gió nhiều hay ít cũng ảnh hưởng tới đường bay của một trái bom thả từ độ cao quá cao, và sau cùng là tay nghề của phi công nữa.
      Hãy tưởng tượng đi, từ trên cao 8000 feet, thành phố BMT trông nhỏ như một trang giấy học trò, mà mỗi mục tiêu là một con chử thì thả cho chính xác nó khó như thế nào- không phải như kỷ thuật bây giờ, máy bay bay tít trên 10 cây số, đưa mục tiêu vào đường chử thập của kính nhắm, khoá nó lại, nhấn nút là xong !
      Dĩ nhiên những sự thả bom bay lạc mục tiêu, gây chết chóc đau thương đó không ai muốn cả ! Nếu có trách hãy trách cái lũ gây ra chiến tranh nồi da xáo thịt- "Ta đánh đây là đánh cho Liên xô-Trung quốc !" (Lời của Lê Duẩn.) !
    • Lo Lem Cảm ơn bạn đã giải thích, tôi hỏi chỉ để thỏa tính tò mò mà thôi
      .
    Viết phản hồi...

  • Phạm Sơn Ngày 9-10-11/3 mình nằm tuyến đầu ở MHĐ, sau khi mất liên lạc BCH chiếc prc 25 vô tác dụng, mình Sài hết 119 quả M79. Kết quả còn 4/12 anh em nhưng đều bị thương do tiếp cận chiếc M113 đã bị vc chiếm, cuối cùng cũng vào trại Bắc Sơn, ở đó có sẵn đại tá Quang, tư lệnh phó sư đoàn 23. Sau 40 ngày đó vết thương trầm trọng họ vứt bỏ trong rừng, chúa giúp mình gặp một chiếc Gmc chở chiến lợi phẩm cho quá Giang về bệnh viện tỉnh gặp thiếu tá BS Minh dùng thuốc tím mổ và lấy ra một con mắt . Ký ức về những thằng bạn nằm lại chiến trường vẫn theo mình mỗi lần 10/3 và những lần đi qua MHĐ.
    1

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét