Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

ĐỘI CHIÊNG NỮ BAHNAR

ĐỘI CHIÊNG NỮ BAHNAR
Không phô diễn “đường” chiêng mạnh bạo, khỏe khoắn thường thấy ở những tay chiêng đàn ông, cách đánh mềm mại, cùng những cái lắc hông gợi tình của các nữ nghệ nhân làng Leng (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) như hút hồn người khác.
Làng Leng nằm lọt thỏm giữa cánh đồng mía trải rộng mênh mông không thấy điểm dừng. Mới tới đầu làng đã nghe tiếng chiêng khi xa khi gần theo từng cơn gió...
Vào đầu làng những nhịp chiêng vang lên mạnh mẽ thể hiện sức mạnh giữa đại ngàn, những điệu múa uyển chuyển, nhịp nhàng của các thiếu nữ Bahnar khiến người xem nghiêng ngả say như giữa ánh lửa bập bùng. Những sơn nữ trong những bộ áo truyền thống của dân tộc mình, trên tay là những chiếc chiêng, gõ theo nhịp điệu, xung quanh dân làng vui vẻ nhảy múa theo từng nhịp của tiếng chiêng.
Đội chiêng nữ của người Bahnar.Tiếng chiêng muốn ngân vang da diết, hùng hồn, tải được cái hơi thở của núi rừng thì phải có đủ cả gia đình chiêng (nghĩa là có đủ ba cặp chiêng gồm cặp chiêng bố, cặp chiêng mẹ và cặp chiêng con). Theo Đinh Thị Jrech, một sơn nữ trong đội cồng chiêng thì: “Thường khi chơi chiêng, ba cặp chiêng tạo nên ba loại hợp âm khác nhau: hợp âm Ama (bố) trầm đục, hợp âm Ama (mẹ) réo dắt, hợp âm Mdú (con) da diết, cộng với tiếng trống âm vang. Khi những tiếng chiêng vang lên, cũng là tiếng lòng người nói với đất trời, tổ tiên và gia đình, là sự giãi bầy những cảm xúc sâu kín nhất, thân thiết nhất”.Đánh chiêng đối với nam đã khó, càng khó hơn đối với nữ, ngoài việc phải có một sức khỏe dẻo dai thì còn phải biết cảm nhận được hết cái thần thái, biểu cảm của từng nhịp chiêng, vì đó là vẻ đẹp tâm hồn người Bahnar...
(Theo Chí Dũng trên báo ĐS&PL)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét