Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015

Cây rau dớn trong văn hóa các dân tộc Tây Nguyên

Cây rau dớn trong văn hóa các dân tộc Tây Nguyên
Từ ý nghĩa vật chất, rau dớn trở thành biểu trưng của văn hóa, thành sự thiêng liêng của đời sống tâm linh. Vì là “rau vua” được mọi người ưa thích nên nó là đối tượng được miêu tả, phản ảnh trong kiến trúc và nghệ thuật tạo hình của nhiều dân tộc. Mô típ rau dớn khá phổ biến trong nghệ thuật trang trí các dân tộc Tây Nguyên. Nó được thể hiện nơi cầu thang, hai bên cửa ra vào nhà ở, trên mái nhà mồ, nóc nhà rông. Trong kiến trúc nhà mồ Cơ Tu, nét độc đáo nhất thể hiện ở những cây kèo, chúng vừa có công năng tạo khung sườn kết cấu nhà mồ, vừa là nơi thể hiện của nhiều tác phẩm điêu khắc gỗ chủ lực. Nếu cặp kèo trước tạc hình hai đầu trâu thì cặp kèo sau tạo hình hai cây rau dớn uốn hình vòi voi. Nhà mồ dân tộc Ba Na, J’rai, hình tượng cây rau dớn thường bố trí trên nóc. Trong kiến trúc nhà dài Êđê, cây rau dớn được khắc chung với đề tài khác thành bức phù điêu nơi cầu thang, cột nhà, xà nhà. Hoa văn rau dớn cũng rất dễ dàng tìm thấy trong trang phục của dân tộc Êđê. Rau dớn biểu tượng cho sự đầy đủ, ấm no, may mắn - những mơ ước mà đồng bào luôn hướng tới.(Theo báo ĐăkLăk)




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét