Ban Mê Thuột đã trải qua hơn 112 năm hình thành và phát triển nhưng vẫn chưa tìm thấy tài liệu ghi rõ về tiểu sử của nhân vật Ama Thuột.
TÙ TRƯỞNG AMA THUỘT
Ama Thuột có tên khai sinh là Y Mun H’Dơk.
Ông sinh ra và lớn lên ở buôn Ky, nhưng lại được sắp đặt trong cương vị là khoa pin ea (người đứng đầu buôn) của buôn Ako Siêr, bởi Y Mun H’Dơk được con gái của tù trưởng Ama Blơi (Y Ngut H’Dơk) thanh thế khắp vùng, thời đó đến cưới về làm chồng.
Dòng họ H’Dơk ở buôn Ky cũng một chủ bến nước, nhưng luật tục không cho con trai quyền thừa kế, nên Y Mun H’Dơk phải tuân theo và thế là chỉ có những người chị, em gái của ông được thừa kế quyền đó. Y Mun H’Dơk vẫn là người mang trong mình dòng máu của dòng họ H’Dơk giống như bố vợ, khi trở thành người đứng đầu buôn Ako Siêr, thanh thế của những người đàn ông dòng họ H’Dơk càng trở nên lẫy lừng.
(Theo TS Lương Thanh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk)
***/***
Ama Thuột ngồi bất động trên chiếc Jhưng. Các bắp tay bắp chân xếp gọn vô lòng vẫn nổi múi cuồn cuộn.Cái đầu ngẩng cao kiêu hãnh , lưng thẳng tưng. Ngồi mà vẫn toát hết vẻ oai hùng của một tù trưởng-mtao danh tiếng lẫy lừng khắp mấy vùng quanh đây.Chừng như đang có điều gì khó nghĩ trong đầu. Ánh mắt ông xa xôi, vượt qua làn khói mỏng uốn éo từ chiếc bếp cạnh đó ở gian khách-đinh gar, bay qua cả ánh nắng ngùn ngụt bốc lên từ mặt đất, khiến mọi vật trở thành luênh loang, méo mó…hàng cây blang đầu buôn bung những cánh hoa đỏ như hàng trăm ngọn lửa nhỏ cháy lung linh trên những cành vươn dài giữa bầu trời xanh biếc.
Cái đầu Ama Thuột không đau mới là chuyện lạ, vì chỉ trong mấy ngày mà có bao nhiêu là chuyện xảy ra. Đầu tiên là việc con gái ông chủ bến nước –khoa pin ea buôn Lê, cho ông mối đem con gà, vòng đồng và rượu ghè tới, muốn cưới làm chồng nó đứa con trai duy nhất của mtao, thằng Y Thuột. Chuyện bắt chồng, cưới vợ của gái trai đâu có gì khó khăn với một tù trưởng nhiều chiêng ché, lắm voi, trâu bò hàng đàn như Ama Thuột.Nhưng điều làm ông buồn cũng lại từ việc nếu lấy vợ, Y Thuột sẽ phải về bên đó ở theo phong tục, mà ông thì không còn một đứa con nào bên mình.Sáng lên trong đầu hình ảnh thằng Y Thuột ngồi gọn trong vòng chân, hai bàn tay bé xíu nằm trong đôi tay gân guốc to bè của ama, cùng nắm chặt cái dùi trống, gõ từng nhịp hai, nhịp ba vô mặt bịt da voi của chiếc trống Hgơr cao đến hai sải tay.Ông dạy nó điều khiển nhịp điệu nhanh chậm, ra vô của dàn ching knah. Lại như thấy ama cầm hai bàn tay nhỏ mềm như chiếc lá non , hơ gần bếp lửa cho ấm lên, rồi áp vô hai bên má . Sự mịn màng của làn da trẻ con khiến ông bất giác rùng mình. Còn thằng bé thì rúc rích cười vì bộ râu lởm chởm trên mặt cha, cọ vô lòng bàn tay nó nhồn nhột.
Theo tập tục Rahde, ông có thể bắt con gái nhà bên đó về ở dâu một vài năm cho căn nhà dài to lớn này đỡ vắng vẻ.Nhưng điều ấy cũng có nghĩa gì, khi địa vị tù trưởng mà ông đang thay mặt vợ giao tiếp với bên ngoài, vẫn phải truyền cho con gái. Con gái là hạt lúa giống, là người giữ gìn cái nong cái nia-cái lưng (*) ông bà . Trong khi Ama Thuột chỉ có mỗi một đứa con trai ?Làm sao ông không buồn cái bụng chớ?
...
...
LINH NGA
...
...
LINH NGA
(Trích đoạn trong "Nỗi Lòng Mtao Ama Thuột) của Linh Nga đăng trênhttp://www.linhnganiekdam.vn/ni-long-mtao-ama-thut-70/)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét