Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2017

TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO

Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. (Ca dao)
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Gia đình tôi hồi đó cùng nhiều người đi lên vùng kinh tế mới hẻo lánh xa xôi, xung quanh là rừng núi bạt ngàn. Người lớn có vẻ lo lắng trước tương lai bất định nhưng với bọn trẻ chúng tôi khung cảnh ấy thật giống thiên đường. Mỗi ngày buổi sáng đi học, chiều theo cha mẹ vào rẫy, khi rảnh rỗi thì xách ná vào rừng bắn chim hoặc vác cần câu ra suối. Rừng hồi đó chưa bị tàn phá nên rất đẹp và nên thơ...
Trường học cấp hai của chúng tôi nằm kề ủy ban nhân dân xã được xây dựng bằng sự góp sức của phụ huynh học sinh: nộp vật liệu tre, gỗ và công lao động. Các thầy cô giáo đa số tuổi từ 21-25, thầy hiệu trưởng “già” nhất cũng chỉ mới ngoài 30 tuổi. Đôi khi nhớ lại thấy thương các thầy cô hồi đó vô cùng. Tuổi thanh xuân của các Người trôi qua lặng lẽ trong cảnh thiếu thốn mọi bề. Duy có điều này an ủi: hầu hết phụ huynh đều giữ tinh thần tôn sư trọng đạo, rất lễ phép với các thầy cô dù lớn tuổi hơn các thầy cô nhiều.
Tôi nhớ một lần hình như là chiều thứ sáu, tôi được lệnh về báo cho ba mẹ biết cuối tuần thầy cô sẽ ghé thăm. Nghe tin ba tôi quyết định chiều thứ bảy không ra đồng để ở nhà đón tiếp. Mẹ tôi giặt lại chiếc chiếu cũ để trải trên sập cho thầy cô ngồi. Ba tôi nói chuyện với thầy cô một tiếng là dạ hai tiếng là thưa. Tôi thì đứng xớ rớ ở góc bếp coi giữ cho ấm nước luôn nóng để pha trà thêm. Thỉnh thoảng nghe thầy nói với ba là tôi học giỏi mà thấy sướng …
...
(Trích trên https://nguoitoicuumang.com/…/1045-mua-n-sang-thi-ba-c-ca-u…)
*** / ***
Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo
Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Hai câu trên rõ ra lời ru con - lời ca dao yêu thương, ngậm ngùi, kể lể. Mẹ bồng con đi dọc bờ sông vắng. Muốn sang sông nhưng: "Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo". Mẹ than cùng con, mẹ than đời mẹ. Giọng giãi bày, nghẹn ngào, ấm ức.
Hai câu dưới, hiển nhiên là tục ngữ nối theo, kết tinh bao trải nghiệm đắng cay suốt cuộc đời nổi nênh của mẹ. Có người hiểu câu 3: muốn sang trọng thì bắc cầu đẹp (lộng lẫy). Một số ý kiến khác: muốn sang (qua) sông thì phải bắc (làm) cầu để qua. Đặt trong vǎn mạch cả 4 câu. Chúng tôi nghiêng về cách kiểu thứ 2. Từ "sang" (động từ ) ở câu này đồng nghĩa cùng loại với từ "sang" trong câu đầu. Bởi mơ ước suốt đời của rmẹ là đứa con được sang bờ bên kia, vượt thoát dòng sông mênh mông đói nghèo, dốt nát.
......
"Cầu Kiều" là chiếc cầu cao ("kiều", tiếng cổ còn có nghĩa là "cao") để cho đò dọc, đò ngang đều qua lại được. Cần phải cao, chắc để con bước lên đường học tập vững vàng.
.....
(Trần Hồng Quang - Vǎn Đường _ Về một lời ru chia ba_ hanoi.vnn.vn)
*** / ***
Câu ca dao trên rất nhiều người đã biết.
Nếu đọc rồi hiểu theo nghĩa của từng chữ thì sẽ có 2 cách hiểu khác nhau: sang là động từ và sang là tính từ. Lướt sơ trên mạng cũng thấy nhiều bài viết nêu ra hai cách hiểu đó bởi nhiều tác giả, có vị là giáo sư nữa. Đó là điểm đáng buồn vì cứ theo cái đà này mai mốt đọc ca dao chỉ toàn là đoán nghĩa thôi. Trong khi lẽ ra, dù có bao nhiêu cách hiểu đi nữa thì cũng phải chọn một vì tác giả không sáng tác ra để ai muốn hiểu sao thì hiểu. Tất nhiên là chỉ có một cách hiểu đúng ý tác giả.
Những người hiểu “sang” là “đi qua” dựa vào hai cơ sở sau: thứ nhất, họ cho rằng qua sông ở đây giống như vượt qua một bến mê còn con người thì cần phải học mới sống tốt được; thứ hai, họ dựa vào hai câu trước của bài ca dao: “Bồng bồng mẹ bế con sang/ Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo/ Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy Thầy”. Rõ ràng chữ sang trong câu thứ nhất có nghĩa là “đi qua” nên chữ sang trong câu thứ ba cũng phải như thế chứ không thể khác.
Nhưng sự thật thì không phải như thế.
Ngày xưa dưới thời phong kiến, “Sĩ Nông Công Thương” là 4 giai cấp trong xã hội trong đó Sĩ là cao quý nhất. Cái học được coi trọng vì người học giỏi thường ra làm quan. Cái “sang” đi theo sự đỗ đạt một cách hiển nhiên nên mới có “vinh qui bái tổ” hay “ngựa anh đi trước, kiệu nàng theo sau”.
...
(Trích theo HMHai đăng trên https://nguoitoicuumang.com/)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét