Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Ba, 14 tháng 11, 2017

CÂY SEN ĐẤT

Đêm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen (Ca dao)
CÂY SEN ĐẤT
Hiện ở chùa Bối Khê có 3 cây sen đất, 1 cây tổ cao chừng 5m, trồng cạnh Hậu cung thờ Thánh và 2 cây con cao khoảng 2m được chiết từ cây tổ và trồng gần Tam quan. Cây sen đất thân mộc. Lá cây mặt trên xanh bóng, mặt dưới có lông mịn màu nâu nhạt. Hoa sen đất từ khi đơm nụ đến khi bung cánh đều có hình dáng rất giống với hoa sen nước. Mùa hoa sen khoảng từ tháng tư đến tháng sáu âm lịch, hoa nở 1-2 tuần mới tàn và có mùi thơm. Đứng dưới gốc cây, có thể ngửi thấy mùi thơm rất dễ chịu.
Không ai biết chính xác cây sen tổ được trồng từ khi nào. Theo lời người bảo vệ già trong chùa thì khi ông sinh ra, trong khuôn viên chùa đã có sự hiện diện của loài sen kỳ lạ này. Những người già trong làng truyền lại rằng cây sen tổ có nguồn gốc từ nước ngoài, được những người dân trong vùng đi buôn bán ở nơi xa đưa về trồng trong chùa.
Người dân Việt Nam đã quen thuộc với câu ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình / Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen”. Trong khi hầu hết mọi người cho rằng “cành hoa sen” đó chỉ là sản phẩm của sự tưởng tượng phong phú cho câu ca thêm phần lãng mạn, bởi hoa sen làm gì có cành; thì người dân làng Bối Khê lại tin rằng cành hoa sen được nhắc tới trong câu ca dao chính là cành cây sen đất trong khuôn viên chùa.
Trên báo chí đã có ý kiến cho rằng cây sen đất thực ra không phải là cây hoa sen (lotus) mà là cây mộc lan (magnolia) thường gặp ở xứ lạnh...
(Trích từ SonTM (Tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau) đăng trênhttp://www.studentkgu.vn/)
***/***
Nghệ thuật khác xa hiện thực
...
- “Trên trời có đám mây xanh/ Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng/ Ước gì anh lấy được nàng...”. Thực tế có đám mây nào màu sắc, hình thù như vậy không?
- “Lên chùa bẻ một cành sen/ Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng”. Đang bận bịu như vậy, sao phải chạy lên chùa “bẻ một cành sen” rồi mới về ăn cơm, đi cấy?
...
- “Gần nhà mà chẳng sang chơi/ Để anh bắc ngọn mồng tơi làm cầu”. Có loại “mồng tơi” thân gỗ có thể bắc cầu không?
Trong ca dao - dân ca, có các “thể” như: phú, tỉ, hứng. Phần lớn những câu mở đầu chỉ mang tính chất đặt vấn đề, mở đầu cho việc thổ lộ tâm tình, đôi khi bỏ qua tính logic của hiện thực. Tính tượng trưng, ước lệ đến mức phi thực tế không chỉ thấy trong văn học dân gian mà còn có cả trong văn học nghệ thuật thành văn.
...
Chỉ là cái cớ
...
Có thể nói 2 câu “Hôm qua tát nước đầu đình/ Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen” chỉ là cái cớ để chàng trai bắt chuyện, thổ lộ tình cảm với cô thôn nữ mà mình đã thầm yêu trộm nhớ; đồng thời, nhân đó tự giới thiệu “lý lịch bản thân” một cách hết sức tự nhiên: anh đây người yêu lao động; cần cù một nắng hai sương; hãy còn chưa vợ; nhà có mẹ già... Cái khôn khéo của chàng trai là mở đầu bằng chuyện đi tìm áo nhưng đã không khiến cô gái phải chú ý, bận lòng vào “chiếc áo” giả tưởng kia, để rồi chàng tiếp tục ướm hỏi, “đi xa” hơn nữa...
Một khi chuyện “bỏ quên chiếc áo” không có thật thì cớ gì phải băn khoăn đi tìm loại “cành hoa sen” có đủ độ cứng để có thể vắt được chiếc áo?
(Trích theo "Tìm “cành hoa sen” mà chi!" của HOÀNG TUẤN CÔNG đăng trên https://myweb.pro.vn/thoi-bao-hom-n…/tim-canh-hoa-sen-ma-chi)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét