Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2022

SĂN BẮT VÀ THUẦN DƯỠNG VOI RỪNG *Nguyễn Đức

 

 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Gru là bậc cao nhất trong nghề săn voi, lúc này, người đó có thể tự dẫn quân đi săn voi rừng và toàn quyền trong chuyến đi săn đó...
SĂN BẮT VÀ THUẦN DƯỠNG VOI RỪNG
*Nguyễn Đức
Ông tổ của nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng
Bản Đôn là tên gọi theo tiếng Lào, nghĩa là làng Ðảo, vì được lập bên cạnh con sông Sêrêpốk có nhiều đảo nhỏ nổi giữa dòng nước ngày đêm cuồn cuộn chảy. Một bên sông là cuộc sống cộng đồng buôn làng êm ả, một bên là rừng đại ngàn Yok Ðôn đầy bí ẩn, kỳ thú và như còn vang vọng những âm vang hào hùng của các cuộc săn bắt voi từ xa xưa. Người dân ở đây kể lại rằng: Khunjunop tên thật là N’Thu Knul, là một người dân tộc Mnông, sinh năm 1828 và mất năm 1938. Lúc sinh thời ông là một người tù trưởng rất nổi tiếng, đầy quyền lực, được nhân dân trong vùng kính phục và là người có công sáng lập ra Bản Đôn. Trong thời gian này các cuộc chiến tranh thường xuyên xảy ra đối với các bộ tộc trong vùng, ông đã thu phục và mua lại tất cả các tù binh và đưa về sinh sống, quần tụ tại Bản Đôn. Do ở đây điều kiện thuận lợi cho việc phòng thủ khi những cuộc chiến xảy ra, vì thế ông N’Thu Knul đưa các cư dân ở tại những ốc đảo, xung quanh có sông, suối bao bọc tạo thành hàng thủ vững chắc và đánh bại các cuộc chiến. Nhận thấy nơi đây nhiều sông, suối, cây cối xanh tốt quanh năm, lại có nhiều đồng cỏ, các loại cây tre nứa là nguồn thức ăn phong phú cho các loài thú nói chung và cho loài voi nói riêng, nên những đàn voi rừng sinh sống quanh những cánh rừng Bản Đôn. Ông N’Thu Knul nảy sinh ra ý tưởng săn bắt và thuần dưỡng những con vật to lớn đó và ông đã thành công. Thời gian đầu ông chỉ đứng ra tổ chức săn bắt và thuần dưỡng voi để làm phương tiện giao thông trao đổi hàng hóa trong khu vực, về sau thấy voi rất có giá trị về kinh tế, đặc biệt là ngà voi, từ đó các lái buôn người Lào, Thái, Cam Pu Chia, cùng đến Bản Đôn mua bán, trao đổi hàng thổ sản và ngà voi nên ông N’Thu Knul đã phát triển nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng với qui mô lớn và tiếng tăm còn vang xa đến ngày này.
Năm 1861, N’Thu Knul săn bắt được một con voi trắng gọi là bạch tượng, rất quí và hiếm (lông voi , da voi màu trắng, ngà voi màu hồng đỏ) khác với voi thường (có lông và da màu xám đen, ngà màu trắng), ông đã mang tặng cho vua Xiêm (vua Thái Lan), đáp là công lao này vua Xiêm đã ban tặng cho ông rất nhiều vàng, bạc , của cải, và đặc biệt phong tặng cho ông biệt danh Khunjunop có nghĩa là “chiến sĩ dũng cảm” hay là người hòa bình, và từ đó về sau mọi người gọi ông là Khunjunop. Năm 1938 ông qua đời hiện nay lăng mộ ông nằm tại khu nghĩa trang của Bản Đôn, một minh chứng hùng hồn của ông tổ nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.
Cách săn bắt và thuần dưỡng voi
Để tổ chức cho một chuyến đi săn voi rừng, người dân thường triệu tập một đàn voi số lượng từ 10 đến 15 con voi nhà, có sức khỏe rất là tốt vào độ tuổi sung mãn nhất. Trước khi xuất quân vào rừng săn bắt các Gru (thợ săn chính) sẽ cúng sức khỏe cho voi và các người thợ săn tham gia săn bắt (Rmăc), dụng cụ săn bắt và lượng thực cho chuyến đi săn dài ngày cũng được chuẩn bị chu đáo. Sau một thời gian đi trinh sát cẩn thận của tốp trinh sát, đã xác đinh đàn voi rừng ở vị trí nào, có bao nhiêu voi đực, bao nhiêu voi cái và bao nhiêu voi con, thói quen đi lại của chúng ra sao, lúc này đoàn thợ săn dưới sự chỉ huy của người chỉ huy trưởng, sẽ được chia thành 3 nhóm (nhóm tấn công, nhóm kiềm chế, và nhóm rướt bắt), trên lưng của một voi gồm có 2 người: người ngồi trước là Gru, người đã từng săn bắt được trên 36 con voi, người ngồi sau là Rmăc (thợ phụ).
Khi đàn voi nhà áp sát đàn voi rừng, nhóm thứ nhất có nhiệm vụ tấn công vào các con voi đực trong đàn voi rừng, vì các con voi đực là các con bảo vệ cho bầy đàn voi rừng đó, nên nhóm này là những con voi đực to khỏe. Bấy giờ cuộc đánh nhau thật ác liệt, các Gru, Rmác nằm rạp trên lưng voi nhà và nịch bởi những dây thừng, cùng cầm dao, mác tấn công vào các voi rừng, tiếng tù và cùng tiếng voi rống vang lên cả một góc trời, cho đến khi các con voi đực voi rừng bỏ chạy. Ngay lập tức, Nhóm thứ hai là nhóm Kiềm chế sẽ làm nhiệm vụ tách voi mẹ ra khỏi voi con, tiếp tục nhóm thứ ba rướt theo những con voi con có độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi (cao từ 1.2m đến 1,4m) cho đến khi chúng mệt, chạy chậm lại thì lúc này người thợ chính sẽ dùng cây sào có thòng lọng (làm bằng da trâu) đưa vào chân trái đằng sau con voi, lúc này người thợ phụ sẽ nhảy xuống khỏi lưng voi nhanh chóng cột đầu dây còn lại vào một gốc cây, khi con chạy hết cuộn dây có thòng lọng thì thòng lọng được siết chặt vào chân con voi, và cứ thế nó chạy quanh gốc cây thì sợi dây bị thu ngắn lại và họ sẽ bắt được con voi. (Những người thợ săn sẽ bắt những con voi đúng độ tuổi nếu dưới 2 tuổi thì con voi đang bú mẹ, khi bắt đưa về họ không đủ chất dinh dưỡng cho nó thì nó sẽ chết, còn những con voi trên 4 tuổi thì bản chất hoang dã của nó cao họ sẽ khó thuần dưỡng)
Khi săn bắt được những con voi rừng, những người thợ săn dùng voi nhà hộ tống con voi đó về, nhưng chưa đưa con voi ấy về buôn làng ngay mà họ sẽ đưa chúng về bãi thuần dưỡng. Bãi thuần dưỡng có hồ nước để voi uống, có bãi cỏ để voi ăn, rất rộng rãi và mát mẻ, thường cách buôn làng ít nhất 5km để bảo đảm tính an toàn cho những người dân trong buôn làng. Khi đưa những con voi rừng về họ dùng rất nhiều công cụ dụng cụ để thuần hóa chúng. Trước tiên họ sẽ dùng một chiếc cùm số 8 tra vào hai chân trước hoặc hai chân sau của con voi, chằm hạn chế bước di chuyển của chúng. Sau đó dùng một chiếc cùm chữ V, trong cùm có rất nhiều gai nhọn và có thể mở ra và khép lại, họ tra cùm chữ V vào cổ con voi, rồi cột một sợi dây xuyên qua cùm chữ V cột trên những cành cây, khi con voi quật qua, quật lại thì cùm đó sẽ mở ra và khép lại những gai nhọn sẽ đâm vào cổ con voi, nó bị đau đớn và không dám quật nữa.
Họ sử dụng cây sào có đính một vật nhọn và rất ngắn ở đầu, khi con voi dùng voi quật họ sẽ dùng chiếc gậy này đâm vào vòi con voi do vật nhọn ngắn nên không làm lủng vòi vòi được, con voi sẽ rất đau nên không dám dùng vòi quật người nữa. Những ngày mới đưa voi rừng về họ chưa cho voi ăn uống gì, bỏ đói nó một thời gian, sau đó họ sẽ cho nó ăn những thức ăn ngon như: mía, chuối, măng non, trong lúc cho ăn họ sẽ vỗ về thân thiện với con voi, họ dùng thủ thuật “vừa đánh, vừa thoa”. Suốt thời gian thuần dưỡng voi, nài voi thường xuyên bên cạnh con voi, dạy cho nó quen ngôn ngữ của họ và làm cho voi phải sợ con người (những con voi nào dễ thuần dưỡng thường thì từ 5 đến 6 tháng, con nào khó thì trên 1 năm). Khi con voi mất đi bản chất hoang dã thì họ sẽ dùng chiếc gậy K’reo (gậy điều khiển) tập cho con voi cách đi đứng, rẽ phải, rẽ trái, nằm xuống, và làm những việc thông thường khác. Khi voi được thuần hóa xong, họ đưa con voi về buôn làng, làm lễ nhập buôn cho voi và đặt cho voi một cái tên như con người vậy. Từ đó cuộc sống của con voi họ xem như những người thân trong gia đình họ và thường xuyên cúng sức khỏe cho voi.
Nguyễn Đức
Nguyên Lê, Phu Nguyen và 67 người khác
7 bình luận
4 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

7 bình luận

Phù hợp nhất

  • Thuphong Nguyen
    Đọc mà thấy tội nghiệp mấy chú voi quá, Thượng Xứ .
  • Nguyễn Viết Kình
    Bài viết quá hay. Cảm ơn các tác giả đã cất công tìm hiểu.
    Nhưng trong vài tài liệu ở Thư viện Pháp, tôi lại thấy vài chi tiết hơi khác:
    1. Vụ "tặng" chú voi trắng 2-3 tuổi cho Vua Xiêm Chulalongkorn (tức Vua Rama V) không phải vào năm 1861 mà vào khoảng tháng 2-3 năm 1884 (trước Tết Năm Mới của Xiêm, Lào, Cam-Bốt tức trước ngày 13/4/1884).
    2. Ngoài ra, về thực chất, trong vụ này Mr. Y Thu K'nul là người BÁN VOI cho vị Phó Vương vùng Bassac; sau đó vị Phó Vương này mới TẶNG VOI cho Vua Rama V.
    Tuy vậy, vì có công bắt được chú voi trắng này, Mr. Y Thu vẫn được Vua Rama V ban danh hiệu "Chiến binh dũng cảm" (Khun Ju-nop) vv... Thân ái.
    2
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 3 ngày
    • Đã chỉnh sửa
  • Hien Nguyen
    Người dân tộc tui nói dạy con voi dể hơn dạy con vợ tui không sợ voi mà tui sợ vợ
    2
  • Tống Mỹ Linh
    Bây giờ rừng bị tàn phá nhiều và voi thì bị phục vụ du lịch nhiều nên mất dần ...!!!
  • Chung Lò
    Rất hay!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét