Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2022

GỌI HEO *Phan Ni Tấn

 

 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Một thời đã xa... nơi xứ buồn muôn thuở, bụi mù trời...
GỌI HEO
*Phan Ni Tấn
Đời này, tôi nghĩ ít nhất cũng có lần quí vị nghe được tiếng… heo kêu. Nhưng ngược lại, không biết có vị nào đã từng nghe… tiếng người gọi heo bao giờ chưa. Những ai làm ăn sinh sống nhiều năm trên cao nguyên có dịp vô làng Thượng thế nào cũng chứng kiến cảnh… người gọi heo rất lạ mắt, lạ tai, dù rất hiếm khi được gặp.
Trước năm 1975, rảnh rỗi tôi hay lang thang vô làng Thượng, sinh hoạt với người Thượng để ý mới thấy sự khác biệt giữa người Kinh và người Thượng về việc nuôi gia súc, như nuôi heo chẳng hạn.
Khác với người Kinh nuôi heo chuồng, đồng bào thiểu số lại thả heo mặc sức chạy rong trong buôn làng. Đúng lúc tới bữa, người ta cất tiếng hú gọi lũ heo về cho ăn. “Người ta” đây chính là người đàn bà Thượng ở buôn Ea Pok mà tôi quen biết. Bà thường mặc Yêng (xà rông) màu đen, viền đỏ dài ngang mắc cá chân, ngực để trần. Giữa thập niên 1940 – 50, thời của chúng tôi, theo phong tục tập quán của người miền núi, đàn bà con gái Thượng đều mặc Yêng, để ngực trần; còn đàn ông thì đóng khố.
Bà H’ Liêng ở buôn Ea Pok này, tuy khá đứng tuổi nhưng đã quen với gió núi sương rừng nên trông bà vẫn khoẻ mạnh, cứng cáp như cây tre làng. Mái tóc bụi bặm, bù rối, khét nắng trùm lên khuôn mặt tuy điêu đứng, nhăn nheo, đen đúa, mốc cời, nhưng quai hàm bà bạnh ra thật rắn chắc khi bà cất tiếng gọi heo. Heo ở buôn này cũng giống như heo ở các buôn khác. Giữa lũ heo cỏ, heo mọi tôi thấy có cả heo rừng bắt đem về nuôi từ nhỏ lớn lên thành heo nhà, cặp nanh chĩa thẳng lên trời, lông dựng đứng theo sóng lưng. Coi chúng giành ăn với lũ heo mọi thì biết.
Chuyện mới đó ngót ngét đã 50 năm rồi. Mỗi lần nhớ nhà tôi lại nghe tiếng hú gọi heo của người đàn bà Thượng vẫn còn vọng âm từ rừng rú:
Huýt huét…Hốt huết… Hú… ô lề… ế… ê…
Cũng như người miền sông nước tha thiết với tiếng gọi đò lúc tảng sáng hay buổi chiều hôm, những người sinh trưởng ở cao nguyên như tôi khi đi xa, không gì gợi nhớ quê nhà bằng… tiếng gọi heo. Một tiếng gọi đò hay tiếng gọi heo thôi, đủ để đánh thức trong tôi cả một trời sông nước miền Nam cũng như cả cái buôn, cái làng, nhà sàn, bếp lửa, nhà rông, cái nương, cái rẫy và rừng núi đại ngàn.
Phan Ni Tấn
Nguyên Lê, Hung Kieu và 146 người khác
43 bình luận
7 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

43 bình luận

Phù hợp nhất

  • Đinh Hạnh
    Ngôi nha don so cua nguoi thượng tay nguyen
  • Hien Nguyen
    Không biết bây giờ còn con heo rừng nào không? Chuyện xưa có thật dân bản mê hay truyền miệng , cha râu bạch( thành tên luôn vì tên Pháp của cha khó nhớ) có lần đi xe đạp đòn dông bị heo một( heo rừng một nanh heo thứ dử) rượt từ buôn A Lê a cha vứt x… 
    Xem thêm
    4
    • Xứ Thượng
      Hien Nguyen Chắc chắn đã từng xảy ra rồi đó anh! Hồi em mới lên thời thập niên 60, dấu chân cọp xuất hiện ỏ vườn cà phê bên đường lộ trước trường Tiểu học Độc Lập.
    • NguyễnY Long
      Hien Nguyen heo rừng vẫn còn nhiều ( kiểm lâm quản lý chặt nên khó thấy thôi SAO MÀ TUYỆT CHỦNG ĐƯỢC)
    • Hien Nguyen
      Xứ Thượng rẩy cà phê ông Huấn
  • Quang Phung
    Heo mọi thường ở dưới gầm nhà sàn, chắc chả bao giờ tắm, bụng chấm đất, dễ ăn lắm, thứ gì cũng xơi !
    • Xứ Thượng
      Quang Phung Gặp heo mẹ đeo theo một bầy con lóc nhóc dành vú... vừa thương vừa tội!!
    • Natanio Pham
      Xứ Thượng Họ nuôi bò và trâu cũng thả rông nữa anh,em nhớ hồi bé nhà em ở Bảo Lộc ngay bìa rừng gần 1 làng Thượng,làng này khá "giầu " vì họ ở gần Thị Xã và trồng trọt định canh .vào ban đêm trâu bò lang thang vào phá vườn và khi chúng di chuyển mình nge rõ tiếng lục lạc đeo cổ của chúng cứ lộc cộc xuốt cả đêm. Còn heo thì khỏi nói rồi...đặc biệt em nhớ heo mẹ thườg đẻ rất sai nhiều con . Lúc nhúc theo mẹ cả đàn không đếm nổi ....
    • Xứ Thượng
      Natanio Pham Nhớ lại... thì đấy vẫn là một bức tranh no đủ yên lành!
    • Natanio Pham
      Xứ Thượng Vâng anh,thời kỳ yên ấm và vô lo .... Trải qua nhiều biến cố lịch sử như bao người sống cùng thời ly loạn,em cũng từng nếm trải và nhớ rất nhiều bức tranh ảm đạm ,thê lương thậm chí chết chóc ly tán . Nhưng em chỉ chọn nhớ những bức tranh đẹp nhiều màu sắc của miền đất nhiều kỷ niệm,về " Xứ Thượng "của thời thơ ấu ngày xưa đó .
  • Ngô Điệp
    Những thập niên 1940 -50 Phan Ni Tấn còn quá bé vậy mà dám nói “ thời của chúng tôi “ ?! Còn tiếng gọi heo thì mỗi dân tộc có khác nhau đôi chút , tôi đã từng ở xã Eayieng ( đồng bào Sê đăng) và đã biết !
    2
    • Thích
    • Phản hồi
    • 5 ngày
    • Đã chỉnh sửa
    • Xứ Thượng
      Ngô Điệp Sao "căng thẳng" vậy anh! Anh P.N.T nói "thời của chúng tôi", theo em hiểu là gia đình ảnh đã lên đây lập nghiệp sinh sống từ thời ấy...
      4
    • Ngô Điệp
      Xứ Thượng có gì đâu ! Chẳng qua tại mình “ có mặt tại Bmt từ 1957 nên mới nghĩ thế !
    • Hien Hoang
      Ngô Điệp đúng vậy!
    • NguyễnY Long
      Ngô Điệp anh nói rất đúng tôi thì rõ ràng nhỏ hơn anh ấy nên không dám HỖN HÀO
    • NguyễnY Long
      Xứ Thượng cái quan trọng là khi mình nhận thức và chứng kiến sự việc đó bằng mắt bằng nhận thức (nếu nói rằng nghe người khác kể lại thì OKE
    • Ngocnha Vuong
      Nghe kể về chuyện gọi heo làm nhớ lại mình cũng một thời sống nơi vùng đất ấy mà không góp chuyện thì chẳng còn mặn mà hơn nơi khôn lớn,tôi có người bạn sống trong đồn điền café hắn có con heo mọi rất khôn ngoan như nghe hiểu tiếng người,thằng bạn thường hay nói chuyện với nó và chỉ thị những mệnh lệnh mà nó lại thực thi nghiêm chỉnh,người lạ đến chơi nó làm như chào hỏi bằng cách đến gần ủi ủi chân người ta,ăn xong theo chỉ thị về chỗ nằm đúng quy định ngày nào như ngày ấy vì thế tôi thường hay đùa dỡn với nó nhưng nói tiếng Việt với nó làm như không hiểu nay thêm vào như một ký ức cho bụi mù trời!
    • Tống Mỹ Linh
      Đúng rồi anh hén .còn nhỏ nhưng theo ba má vô buôn thì cái gì cũng biết .Nhưng kg hiểu .
      ví dụ như nghe tụi nhỏ đọc
      À Dôn năm e chè
      Êđê năm e ách
      À don lách ló
      Ê đê tục lằn
      Sau hỏi ông già mới hiểu kkkkkkkk
  • Hung Kieu
    Ngày tôi còn nhỏ lúc ở dưới đồng bằng, Bà Nội cũng thường nuôi heo trong nhà.
    Còn nhỏ thì cột dây sợ nó chạy mất, lớn lên thì thả cho chạy rong ngoài vườn mà không sợ mất. Vì chung quanh miếng đất thổ cư rộng lớn trồng đầy cây ăn trái của Ông nội có đắp bờ đất khá cao bao quanh.
    Tới bữa, sau khi trộn cám gạo với chuối cây xắt mỏng và dây khoai lang, bà Nội bước ra ngoài sân kêu Ột…ột…
    Vài phút sau đã thấy anh chàng ụt ịt từ ngoài vườn chạy vào ăn cám.
    Người miền nam nuôi heo không thấy ai nấu nồi cám heo như miền trung, miền bắc.
  • NguyễnY Long
    Nghe anh Tấn nói chuyện KÊU HEO nên tôi cũng hót theo anh. . .
    Vào khoảng năm 1967 ba tôi có một cửa hàng bán tạp phẩm ở BAN ĐON ( nay nhà nước đổi tên lại gọi là bản đôn) cứ mỗi dịp nghỉ hè tôi lại được vào ban đon chơi mươi ngày nửa tháng. Không có bạn nên tôi thường đi lang thang loanh quanh các nhà sản ( nhà rông) có một buổi chiều tôi vô tình thấy cô chủ nhà rông nọ ra đứng dưới sân và đưa hai bàn tay lên miệng và gọi mỗi lần ba tiếng TÂP TÂP TÂP khoảng vài lần .thì bỗng đâu mạnh heo heo về..mạnh gà gà cũng về.. rồi có cả CHÓ .CÓ LẼ NHỮNG CON VẬT NAY THUỘC VÀ NHỚ TIẾNG CỦA CHÚ NÊN CHẠY LĂNG XĂNG ĐỂ ĐƯƠC ĂN.RIÊNG CHÓ THÌ ĐƯỢC ĂN Ở TRÊN SÂN NHÀ RÔNG. HEO VÀ GÀ ĂN Ở DƯỚI SÂN
    CÁC BẠN ƠI ĐÂY LÀ CÂU CHUYỆN KÊU HEO VỀ NHÀ
    ( tôi nghĩ những con vật ấy nó nhớ và thuộc giọng nói của người chủ nuôi nó.và Hêt)
    5
    • Đào Duy An
      NguyễnY Long "BAN DON" anh à. Tiếng Lào là làng đảo. Làng này nằm cạnh Sre Pok.
    • NguyễnY Long
      Đúng rồi BAN ĐON là gọi theo tiếng của người LÀO (ngày xưa mình cũng không biết sông ấy tên gì.sau năm 1975 mới biết tên lả SREPOK
      thật ra mình có nhiều kỷ niệm thời ấu thơ ở cái xứ ban đon nay
      2
  • ซาม บอนญา
    Những giáo sỹ đạo Tin Lành thì vào buôn làng dạy rằng không được thả rông các đàn heo, không được nuôi nhốt hay làm chuồng trâu bò dưới gầm nhà sàn.
    Cho nên ai vào các buôn làng theo đạo Tin Lành sẽ không gặp con heo mọ*i thả rông nào đâu
    2
  • Khôi Văn
    ...heo Đê có trước bò...
  • Phan Nam Sinh
    Biết thêm một điều rất hay và viết cùng rất hay!
    2
  • Đinh Thị Thơ
    Đọc bài này..mà nhớ..mà ngậm ngùi..Em cũng đã từng sống ở buôn..vì rẫy ở đây..đã từng gọi heo....mỗi nhà mỗi kiểu gọi..heo nghe tiếng nó chạy về..gà cũng vậy.. từng lồng gà.. sớm thả ra..rũ sạch phán.. phơi khô..chiều tự nó vào từng lồng ..thấy thương lắm..
    3
  • Nguyễn Thị Lê
    Khi nhỏ bọn mình gọi là Băng đông
    • NguyễnY Long
      Nguyễn Thị Lê ở ban đon có vài hộ người quảng..người thái và các anh lính BIỆT ĐỘNG QUÂN (VNCH) người ta vẫn gọi BĂNG ĐÔNG chẳng ai phản ứng cứ miễn sao biết đó là BẠN ĐON là được rồi. Có những lúc vô tình mình cũng gọi bằng đông. Nhưng sao bạn cũng biết bằng đông? Chắc là người 100/100 của DARLAC?
    • Nguyễn Thị Lê
      NguyễnY Long , hihi người balme mà
  • Ngoc Tran
    Ở buôn K62 , huyện krong nô họ kêu heo về ăn ơk, ơk , ơk . . .
  • Nguyễn Thị Tuyết Nga
    Ngày bé nhà em ở gần buôn kô sia nhưng bố mẹ cấm rịt không được đến vì sợ bị thư ....hic.
    Cảm ơn gọi heo của anh PNT với nỗi nhớ quê da diết..🌹
  • Hoàng Oanh Vũ
    Nhìn cảnh này nhớ thời bao cấp đi dạy ở Huyện vào nhà hs trong buôn làng...Người đồng bào thật thà tình cảm lắm.
    3
  • Nguyễn Thái
    Người đồng bào xưa họ vô cùng chân chất ,thật thà ,hiếu khách ,rất quý trẻ con và kính trọng người già ,có gì ngon nhất đều dành cho ba đối tượng này . Người phụ nữ vô cùng đảm đan và cực khổ muôn phần .....thương thương lắm .....
    4
  • Nguyễn Hoài Vân
    Hay quá , nhờ các bạn nói mình mới biết ! Hoá ra bọn gia xúc chúng cũng khôn ghê chứ ! Đâu ai còn dám nói : ngu như heo nữa đâu nhỉ ! 🌷🍃
  • Trần Minh Phương
    Hú ô lề ế ê về họa say nâm nụ là nó về đầy sân
    3
  • Ypen Bing
    Thời đó đã bị cơn bão 1975 thổi bay hết rồi!!!
    2

2 nhận xét:

  1. chào xứ thượng lâu rồi không gặp , bạn vẫn khỏe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào em Chăm Lê! Anh chuyển sang Facebook Xứ Thượng, xem blog này là nơi dự trữ các dữ liệu mà thôi. Cám ơn em đã hỏi thăm, anh vẫn bình thường tuổi sáu bảy!

      Xóa