Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2022

SĂN ẢNH CHIM RỪNG KHỘP *Huỳnh Phương

 

 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Yok Đôn là vườn quốc gia duy nhất ở Việt Nam bảo tồn khu rừng khộp. Một kiểu rừng đặc trưng với các cây thuộc họ Dầu lá rộng.
SĂN ẢNH CHIM RỪNG KHỘP
*Huỳnh Phương
Vườn Yok Đôn mùa này như thể "châu Âu mùa lá rụng" khi đi qua các thảm rừng khộp dọc đường liên khu trạm 5 và trạm 2. Không giống các khu rừng nhiệt đới, rừng thường xanh, rừng rậm hay rừng ngập mặn, Yok Đôn là rừng khộp duy nhất còn lại ở Việt Nam, có mùa xanh và mùa rụng lá như rừng ôn đới. Theo nhân viên kiểm lâm tại vườn, chữ "khộp" được đọc từ tiếng Lào, nghĩa là "khổ, nghèo", rừng khộp "nghèo" dinh dưỡng đất nên cây không lớn, tán không rậm và vào mùa khô thì cây trút lá để giảm thiểu tiêu hao năng lượng.
Tháng 12 đến tháng 2 hàng năm, rừng nhuộm lá vàng rực, rồi đến tháng 3, từng lớp lá khô rụng phủ xuống mặt đất và mãi cho đến tháng 5, khi mùa mưa bắt đầu, cây nơi đây mới đâm chồi xanh trở lại. Theo số liệu thống kê, hệ động vật tại Yok Đôn có hơn 450 loài, gồm 89 loài động vật có vú, 305 loài chim, 48 loài bò sát, 16 loài lưỡng cư, hàng trăm loài cá nước ngọt và hàng ngàn loài côn trùng.
Ngắm cảnh rừng mùa lá rụng và tìm hiểu các loài chim nằm trong số các hoạt động du lịch sinh thái phổ biến nhất... Đi tour Bản Đôn để xem và săn ảnh chim bạn phải thức dậy sớm chuẩn bị hành trang và sẵn sàng vào 5h30, thời điểm ngắm chim tốt nhất trong ngày.
Theo ban quản lý, VQG Yok Đôn có khu hệ chim phong phú, là đối tượng yêu thích của các nhiếp ảnh gia yêu thiên nhiên. Các loài đặc trưng là gõ kiến xanh hông đỏ, vẹt ngực đỏ, sả rừng, phường chèo nhỏ, sáo nâu, yến mào, te vặt cho tới các loài chim nước quý hiếm như ngan cánh trắng, quắm lớn hay hạc cổ trắng.
Anh Võ Rin chia sẻ để ngắm nhìn được nhiều loài chim, du khách nên chọn thời điểm giữa tháng 2 đến cuối tháng 4, cao điểm của mùa khô. Cây rừng rụng hết lá để chống chọi với thời tiết hanh khô của Tây Nguyên, do đó việc quan sát và chụp ảnh chim dễ dàng hơn.
Yến mào (chim trống) đang chăm con mới nở được hai tuần tuổi tại vườn Yok Đôn. Loài chim này có kích thước nhỏ, thân dài khoảng 20 cm, chim trống có mặt và phần cổ trên màu nâu nhạt nổi bật, có mào dựng và cánh dài màu xám. Chim mái giống chim trống nhưng không có phần màu nâu nhạt trên mặt và cổ họng. "Mùa yêu" của các cặp yến mào là những khoảnh khắc được các nhiếp ảnh gia canh chụp.
Một trong những loài hiếm ở vườn Yok Đôn là hạc cổ trắng, có sải cánh 75 - 91cm, nhỏ hơn một chút so với các loài khác trong họ Hạc. Chim có đỉnh đầu màu đen, cánh và thân đen bóng tương phản với cổ trắng, mỏ đen với đầu mỏ màu đỏ đậm. Đây là loài định cư, sống ở vùng sình lầy, đất ngập nước và ven rừng, nhưng chỉ ở nơi trống trải.
Diều hoa Miến Điện là loài định cư phổ biến tại Yok Đôn, sải cánh 51 - 71cm. Chim thường đậu cao trên các cây khô và khi sà xuống đất thì ve vẩy đuôi từ bên này sang bên kia, sinh cảnh ở các vùng rừng núi, có chỗ tới độ cao gần 2.500m và làm tổ từ tháng 1 - 10.
Một trong những loài chim ấn tượng ở Yok Đôn là hù trán trắng. Đây là loài cú nhỏ, thân dài khoảng 20 cm, săn mồi ban ngày. Chim có lông mày trắng rậm, lòng mắt vàng nổi bật, thân trên màu xám nâu với nhiều điểm trắng và thân dưới trắng với nhiều sọc nâu trên ngực.
Sả rừng, loài phổ biến trong vườn Yok Đôn. Chim trưởng thành có sải cánh 17 - 20cm. Tại Việt Nam, loài này còn phân bố ở rừng Mã Đà (Đồng Nai), VQG Cát Tiên (địa phận Tân Phú, Đồng Nai), VQG Tràm Chim (Đồng Tháp) và rừng ngập mặn Cần Giờ (TP HCM).
Yok Đôn có 17 loài gõ kiến, gồm loài gõ kiến xanh hông đỏ (chim trống). Đây là loài có kích thước lớn trong nhóm gõ kiến, thân dài tới khoảng 33cm. Chim mái có đầu đen với sọc dài xuống đến gáy, cổ và hai bên gáy màu vàng chanh. Chim trống tương tự chim mái nhưng có mảng đỏ trên đỉnh đầu. Loài này thường kiếm ăn gần gốc cây, hốc đất để tìm mối.
Loài trèo cây bụng hung có kích thước trung bình trong nhóm trèo cây, thân dài khoảng 13cm. Chim có đỉnh đầu và thân trên màu xám, sọc đen qua mắt nổi bật, thân dưới đỏ hung đậm với nhiều mảng lông bao đuôi trắng. Chim mái giống chim trống nhưng thân dưới nhạt màu hơn.
Trong tháng 2 - 3 vừa qua, rừng khộp Yok Đôn đã nhiều lần đón tiếp nhóm nhiếp ảnh gia nổi tiếng gồm Ngô Vũ Thắng, Võ Rin và Nguyễn Thùy Linh đến đây săn ảnh.
Huỳnh Phương
Nguyên Lê, Hung Kieu và 104 người khác
16 bình luận
3 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

16 bình luận

Phù hợp nhất

  • Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết 'Morning Good'
    2
  • Hien Nguyen
    Người xưa gọi đất nước là Sông Núi. Núi thì đốn hết cây sông thì thải rác bẩn còn đâu gấm vóc quê hương
    • Xứ Thượng
      Hien Nguyen Tản Đà xưa có viết : "...
      Dân hai nhăm triệu ai người lớn?
      Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con..."
      2
  • Uyen Lan
    Bài viết hay bổ ích! Người đọc! thêm hiểu biết về góc rừng quê hương Bmt . Cảm ơn tác giả và anh Xứ Thượng!
  • Kim Thịnh Dancer
    Bài viết giá trị quá a XT...rừng Yok Đôn ngay ở quê mình mà đọc cứ ngỡ như ở phương trời nào anh ạ...
  • Nguyễn Bước BD
    Không hiểu chữ "khộp" nghĩa là gì? Sao hổng gọi 'rừng thưa lá rộng rụng lá theo mùa' hả ad?
    • Xứ Thượng
      Nguyễn Bước BD Không rõ lắm Anh! Từ "khộp" đã xuất hiện trong sách giáo khoa về rừng... Trong bài viết trên có đoạn " Theo nhân viên kiểm lâm tại vườn, chữ "khộp" được đọc từ tiếng Lào..."
    • NguyễnY Long
      Nguyễn Bước BD có lẽ rừng KHỘP ko phải phát xuất từ tiếng LÀO mà từ tiếng miền Bắc
      Khi tôi đang công tác ở một đơn vị vận tải các anh lại xe ở đường TRƯỜNG SƠN vẫn kể chuyện với nhau lúc đi ngang qua những cánh rừng KHÔP LẢ RƯNG TOÀN CÂY GỖ DÂU ĐI NGA… 
      Xem thêm
  • Guide Vanmui
    Thôi bạn ơi,! làm gì còn mà đăng cho buồn ,chỉ còn trong ký ức thôi...
    • NguyễnY Long
      Guide Vanmui mỗi người có một chút hiểu biết khác nhau nha bạn MÙI OF LONG
      XỨ THƯỜNG THÌ PHẢI ĐĂNG VÊ BMT CÓ GÌ LÀ KO ĐÚNG VỚI CÁI TÊN XỨ THƯỢNG?
      Vậy ko nhẽ xứ thượng đăng cách pha chế CAPHE? OR về máy móc âm thanh? Anh Mũi nè ko biết anh có tình yêu quê hương đất nước bao nhiêu mà anh lại buồn?
      By nha khi nào sẽ uống CAPHE với Mũi Sài Gòn mới

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét