Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2022

ĐOẠN ĐƯỜNG 4 C XỨ BANMÊTHUỘT *Hùng Bi

 

 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Ban mê thời thơ ấu... có một nơi chuyên bày bán Cồng Chiêng Chum Ché...
ĐOẠN ĐƯỜNG 4 C XỨ BANMÊTHUỘT
*Hùng Bi
Phải nói trước rằng đây chỉ là những mô tả của một thằng nhóc mười mấy tuổi thôi nên hiểu biết còn ấu trĩ lắm, như là kể lại cho các bạn nghe một câu chuyện với nhận thức trẻ con thôi
.
Mười một tuổi, tôi giã từ nơi chôn nhau cắt rốn không chút bùi ngùi, hớn hở lên đường đến một miền xa lạ chỉ mới nghe nói tới tên mà không có một chút ấn tượng nào trong đầu. Chỉ biết đó là một vùng đất xa tít tắp và hoàn toàn lạ lẩm với người đồng bằng, nhưng tôi ra đi không người đưa đón mà lòng chẳng chút băn khoăn vì ở đó có Ba tôi.
Một thế giới mới lạ với những con người tứ xứ quy tụ về sống chung với những người "sắc đẹp" trên vùng đất còn đầy vẻ nguyên khai. Rừng hoang vu vẫn còn sừng sững hai bên vệ đường.
Banmêthuột đón tôi trong mảnh trời chiều. Hỏi thăm người đi cùng chuyến xe về cái địa chỉ có trong túi áo. Ba tôi chưa tan sở mà đường đất mình có biết gì đâu? Phải chi hồi đó có cái a-lô bỏ túi như bây giờ thì đỡ biết mấy! Đành phải thót lên một chiếc xích lô đạp nhờ đưa về nhà thôi. Bến xe đò ở gần cột đèn ba ngọn, chỗ Ba tôi ở gần tiệm phở Tân Hiên cuối đường Ama Trang Long. Nín thở chừng ba hơi là tôi chạy về tới chỗ, nhưng sao cái xích lô nó chạy lòng vòng chi vậy trời? Hay ông đạp xe vẽ vời thành đoạn đường xa hơn để ăn tiền cho nhiều? Sau mới biết hoá ra ở cái phố rừng phố núi có chút xíu người, có chút xíu xe cũng có đoạn đường một chiều vòng quanh khu chợ nữa đấy!
Một thằng con nít thì ngoài chuyện ăn, học, chơi...thì còn biết cái gì khác hơn? Tôi chẳng biết gì về những sắc dân thiểu số đang sống quanh tôi cũng như văn hoá, phong tục, tập quán của họ.
Ba tôi có mua một cái radio bởi ông thích nghe tin tức. Thời đó, ai muốn có cái radio phải đăng ký với chính quyền, lý do là để kiểm soát không cho nghe đài Hà Nội và mỗi năm đóng thuế ba chục đồng.
Buổi trưa ông đi làm thì ở nhà tôi táy máy mở đài phát thanh Banmêthuột nghe hò Huế và chương trình phát thanh tiếng các dân tộc thiểu số. Thì có biết tiếng gì đâu! Tiếng Rhadé, tiếng Bana, tiếng Sê đăng, tiếng Gia rai... nghe cũng na ná như nhau, chủ yếu là để nghe các nhạc cụ dân tộc của họ đánh lên rộn ràng mở đầu chương trình cho vui tai thôi. Mà những nhạc cụ của họ gồm những loại gì cũng khỏi biết luôn. Hồi đó cũng chưa được nghe cái cụm từ được tô vẽ lớn lao là "văn hoá cồng chiêng" như bây giờ.
Những nhạc cụ bằng tre nứa hay trái bầu khô đương nhiên sẽ được họ làm ra, tôi cũng không rõ là những người dân tộc có tự chế tác ra các nhạc cụ bằng đồng để hình thành nền văn hoá cồng chiêng không, nhưng thời tôi ở đó họ toàn mua những sản phẩm xuất xứ từ đồng bằng.
Đến đây hẳn có người thắc mắc vậy chớ Đoạn đường 4 C xứ Banmêthuột là cái thứ chi? Nó hết sức đơn giản, mà cái tật của tôi hể cái gì đơn giản hay làm bộ khó hiểu chơi. 4C là Cồng Chiêng Chum Ché. Có người nói cồng có núm ở giữa, còn chiêng thì không có. Chum thì thấp nhỏ còn ché thì cao lớn.
Đoạn đường Nguyễn Thái Học bên hông Ty Thông Tin bắt đầu từ tiệm vàng Kim Môn Rồng Vàng đi về hướng Bungalow có một đoạn ngắn hai bên chuyên bán những sản phẩm 4C. Thỉnh thoảng đi ngang hoặc vào nhà của Dương Đức Luân Đôn bạn cùng lớp suốt mấy năm trung học chơi với Lê Thanh Sơn, Phạm Hữu Chí...thiệt là đinh tai nhức óc khi gặp lúc họ thử cồng chiêng. Nó chẳng được một chuỗi âm thanh trầm bổng như tiếng rừng xanh vọng về mà cứ đều đều một thang âm. Cồng chiêng được đúc thủ công thì có chỗ dầy chỗ mỏng, khi đánh lên ở những vị trí khác nhau thì âm thanh phát ra không chuẩn. Đã nhiều lần tôi đứng lại quan sát cách họ thử. Tôi không biết người bán với người mua ai có đôi tai thẩm âm cao hơn để quyết định. Họ lật ngửa cái cồng ra và đổ một ít nước vào rồi dùng chày gõ vào thành. Âm thanh phát ra sẽ làm rung động mặt nước thành những gợn sóng lăn tăn. Tần số khác nhau sẽ cho ra những rung động khác nhau. Vì sao chỉ một cái gõ mà tạo ra những tần số âm thanh khác nhau? Tức thị độ dầy mỏng của mặt cồng không đều, chỗ dầy hơn sẽ cho ngọn sóng thấp hơn. Người bán đánh dấu và đổ nước ra rồi họ dùng một dụng cụ chuyên dụng bào bớt lớp đồng để tạo sự đồng đều trên một bề mặt. Đó là do tôi suy luận như vậy.
Họ thử đi thử lại nhiều lần cho đến khi khách hàng thường là những bô lão ưng ý mới thôi.
Chẳng biết mất bao nhiêu con trâu, bao nhiêu chuyến gùi lúa bắp từ những buôn làng xa xôi Nao sang chơ mới đánh đổi được một cái cồng cái chiêng?
Thủa đó, tôi chẳng nghĩ ngợi gì nhiều, nó chỉ giống như một hoạt cảnh đặc trưng của miền Cao nguyên. Nhưng bây giờ sau vài năm gần đây tiếp xúc với môi trường buôn bán, tôi bỗng thấy tội nghiệp cho những giọt mồ hôi và sự thật thà của người dân tộc đã thản nhiên trôi vào túi bọn con buôn một cách nhẹ nhàng.
HÙNG BI
* Hùng Bi là bút danh của anh Kiều Văn Hùng, cựu học sinh trường Trung Học Banmêthuột niên khóa 1960-1968.
Có thể là hình ảnh về 3 người và ngoài trời
Hoan Pham, Hung Kieu và 189 người khác
111 bình luận
7 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

111 bình luận

Phù hợp nhất

  • Phi Toan
    Đọc bài mà thích quá!
  • Vu Kim Oanh
    rồng vàng kim môn ngày nào đấy ư???
  • Khôi Văn
    ...ai đã từng bán bắp luộc qua ..chỗ này !!!
    2
  • Nguyen Thai Hai
    Bài cho ta nhớ về BMT ngày đó, thật xa xưa , mà lại gần gũi biết bao !💁❤️
    3
  • Bùi Ngọc Khánh
    Ban Mê Thuột hình như không còn làng nào đúc chiêng, đúc cồng. Dệt cũng đã mai một gần hết. Hôm qua đi vào một buôn gần nhà không tìm thấy một căn nhà sàn nào. Buồn.
    3
    Xem thêm 1 phản hồi
  • Huynh Ho Thai
    Bạn Xứ Thượng cho mình hỏi, chính xác bạn đến xứ Bạn Mê là năm tháng nào ? Đi từ Thừa Thiên Huế ??? Cảm ơn bạn !
    • Xứ Thượng
      Huynh Ho Thai Em theo cha mẹ đổi sở từ Cần Thơ lên Ban Mê Thuột vào cuối năm 1963... Gốc gác cha mẹ ở ngoài Thái Bình, sinh em ở Sài Gòn.
      2
    • Huynh Ho Thai
      Xứ Thượng Cuộc đời lang bạc quá chừng chừng ! Và đặc biệt rất yêu nơi mình sinh sống...Thank nha !
    • Kim Tuyet
      Xứ Thượng anh có ở Cần Thơ nữa ha ?
    • Xứ Thượng
      Kim Tuyet Anh từ nhỏ ở Cần Thơ gần 8 tuổi... Anh nhớ đó là Khu Gia Binh của Sở Hành Chánh Tài Chánh số 5, nhìn ra con đường lớn dọc theo bờ sông Hậu. Sau này có một lần ghé thăm tìm lại chốn xưa nhưng không ra.
    • Kim Tuyet
      Xứ Thượng Cần Thơ giờ thay đổi rất nhiều và rất nhanh, em từng qua lại nhiều mà giờ cũng lạ . Chỗ anh nói chắc tập trung khu cơ quan hành chánh gần bến Ninh Kiều, em cũng không biết nếu có tên đường mới biết
    • Xứ Thượng
      Kim Tuyet Anh có đến bến Ninh Kiều... hỏi thăm vài người về Sở HCTC số 5, không ai biết cả. Chỉ có ba anh may ra nhớ thì không còn!
  • Lan Quach
    Tiệm vàng Kim môn.
    3
  • Phạm Mai
    Nhớ ngày xưa còn bé hay đi qua đây
    2
  • NguyễnY Long
    Xứ quảng là nơi sản xuất CỔNG CHIÊNG để mang lên vùng CAO NGUYÊN ĐÔI LẤY TRÂU BÒ
    XỨ BÌNH DƯƠNG LÀ NÓI GỐC SẢN XUẤT CHÉ cũng mục đích đưa lên vùng núi đồi trâu bò
    Cho nên đoạn đường NGUYỄN THÁI HỌC gồm có các chú như: ô, Lo trắng, ông Lo đen, ông Ba K… 
    Xem thêm
    8
  • Minh Vuong Quang
    Anh Hùng Kiều nhớ rõ thật.
  • Na Trinh
    Nhớ hoài tiệm phở Tân Hiên , tiệm vàng Kim Môn ...đã lâu ko về chốn xa xưa ấy ..
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 tuần
    • Đã chỉnh sửa
  • Kim Hoàng Lê Thi
    Nhớ Bmt trước 1975 anh ha
    Nhãn dán Mugsy đang yêu Mugsy, a french bull dog, holds a rose in his teeth as he dances the tango. He leans on one leg while extending the other to the side with his toe pointed. He flirtatiously wags his eyebrows while a heart floats above him.
    2
  • Hai Dieu
    Quang Dinhngoc , ty thông tin nè thầy giáo!
    Nhãn dán Những ngày vui vẻ A man wearing a green shirt is acting curious. He is knocking his head probing with cross hands under his chin, with the text "tell me more" showing on the upper corner.
    2
  • Nguyen Quangdiep
    Cái vụ radio phải đóng tiền ?? Các anh ai nhớ xác nhận , tui cảm thấy kỳ kỳ nhưng lúc đó còn nhỏ nên không dám phản bác . Cảm ơn tác giả .
    4
    Ẩn 13 phản hồi
    • Hung Kieu
      Ờ! Mình không biết thì đừng nói.
      Thời Ông Diệm, có radio là phải xin phép với điều kiện là không được phép nghe đài phát thanh Hà Nội.
    • Nguyen Quangdiep
      Hung Kieu vì không biết nên mới hỏi các anh . Tôi chưa biết vụ này xin chứng minh.
    • NguyễnY Long
      Nguyen Quangdiep anh nói đúng luôn
      Thật sự tôi nhớ hơn anh Hùng nên không dám phản biện ( tôi cũng thấy kỳ kỳ)
    • Hung Do The
      Nguyen Quangdiep Tôi cũng giống bạn, hậu sinh nên không rõ vụ "đăng ký" radio này (mà ngày đó tôi cũng không biết từ đăng ký). Ngày đó gia đình tôi có 1 máy phono (chạy đĩa 45 - 33 vòng) và radio 3-4 băng tần gì đó (tôi nhớ có băng MW, SW1, SW2 không nhớ có FM không), không biết có bị cấm nghe đài Hà Nội không, và cũng không biết ba tôi có phải nộp 30 đ không (tương đương 5,6 tô phở Tân Hiên) nhưng tôi có ấn tượng tốt về đài Hà Nội vì sóng phát rất mạnh, hơn hẳn đài Saigon (riêng đài phát thanh BMT chỉ phát ít giờ, không phát cả ngày). Nếu có cấm thì ngày đó giá đình tôi hơi liều vì mở oang oang, vì lúc ấy cũng có 1 số người Bắc di cư khác đến cùng nghe nhất là mục tôi nhớ giống như nhắn tin mà mọi người nghe rất chăm chú, tôi cũng nhớ ngày ấy 2 miền còn gửi được Bưu Thiếp cho nhau, loại giấy khá dày viết nội dung được ở mặt sau mà ai cũng đọc được nội dung, mặt trước in hình bản đồ Việt Nam và tên, địa chỉ người gửi bên trái bản đồ, họ tên người nhận phía bên phải. Có thể ba tôi phải đóng tiền để dùng radio mà tôi không biết. Buồn thật.
    • Nguoilinhgia Boongu
      NLG thấy cái gì đó sai sai , không biết cậu học trò nầy , nhà có cái radio khi mở ra có chờ cái đèn ỏ giữa sáng lên khi nóng lên , thì cái radio đó mới nói không , ?? cậu học trò nầy chắc khi viết lại bài nầy ỏ gần Long Bình chắc”, NLG không nhớ chắc năm 55-56 gì đó “ỏ BM thuột bầu Tổng Thống , “ phiếu xanh bỏ giỏ , phiếu đỏ bỏ bì “ là cậu học trò nầy chác giờ đã già bị Alzheimer hay cường diệu thêm , một đất nước tự do làm gì có chuyện phải đóng thuế , tiền lúc đó lớn lắm . 30 tiền VNCH - $ 1 đó cậu học trò ok .
      Thân ái
      Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'Ba tôi có mua một cái radio bởi ông thích nghe tin tức. Thời đó, ai muốn có cái radio phải đăng ký với chính quyền, lý do là để kiểm soát không cho nghe đài Hà Nội và mỗi năm đóng thuế ba chục đồng.'
    • Hung Do The
      Nguoilinhgia Boongu Mình cũng đọc sách báo khá nhiều cả 2 miền Nam (ngày xưa) và miền Bắc (ngày nay) mà không thấy tài liệu nào nói dân miền Nam dùng radio phải đăng ký và đóng thuế/phí (nói theo ngôn ngữ Thể-GTVT là giá). Nếu có, mình cho rằng đây là bằng chứng "kìm kẹp" của VNCH mà bộ phận tuyên truyền của miền Bắc và đám ký giả đối lập, 2 mặt ở miền Nam sẽ không dễ bỏ qua....Mà sao không thấy ai nói gì cho đến giờ này nhỉ?
    • Guide Vanmui
      Nguyen Quangdiep làm gì có chuyện radio đóng tiền tao lao bạn ơi
    • Phu Nguyen
      La dô - radio - người ta bán hà rầm, chẳng cần "đăng ký", mà chắc chắn là hổng ai buộc đóng tiền, mà đóng cho ai , chỗ nào ?
      3
    • Trần Bình
      Hung Do The. sau khi đọc các bình luận của các bạn về vụ radio, mỉnh đã đi hỏi rất nhiều những vị lớn tuổi sống thời ông Diệm thì : có cấm nghe đài Hà Nội nhưng thực tế dân vẫn nghe nhưng đừng lộ liễu quá thì cũng chẳng sao. Còn về việc phải "đăng ký" và đóng 30 đồng gì đó thì không có. Nhà mình có từ radio từ rất xưa nhưng chẳng thấy "đăng ký" hay đóng tiền gì cả. Còn vụ gởi bưu thiếp đến năm 64 gia đình mình vẫn trao đổi được với họ hàng ngoài Bắc.
    • Hung Do The
      Trần Bình Hoàn toàn chính xác như bạn nói đó Bình. Đương nhiên là lúc đó không ai khuyến khích nghe đài Hà Nội, chỉ có dân tự nghe vì nhu cầu, bởi mới di cư nên nhu cầu biết tin tức người thân còn ở lại ngoài Bắc rất nhiều và rất mong. Còn không ai nghe tuyên truyền đường lối chính sách gì đâu, người ta đã sợ hết hồn bỏ của chạy vào Nam thì có tuyên gì truyền gì họ cũng có thèm nghe đâu. Thậm chí Hùng nhớ là người lớn có nghe nhưng nghe xong họ suy luận theo hiểu biết của họ chứ không hề tin theo nội dung tin họ nghe được. (Lần đầu tiên đọc được tin phải "đăng ký radio và nộp thuế hàng năm 30đ" ở miền Nam. Chịu!)
    • Nguoilinhgia Boongu
      Thế cậu viết bài nầy là Việt Gian tuyên truyền cho cs , miền nam tư do mà , nếu thế chạy vào nam làm gì ta , thấy sai sai kkk núp lùm hèn gì 2 cục mà không ỏ tù cs ,
      • Thích
      • Phản hồi
      • 5 ngày
      • Đã chỉnh sửa
    • Hung Do The
      Nguoilinhgia Boongu Ủa, sao tác giả HKieu giỏi vậy ha? Chính sách "học tập cải tạo" áp dụng cho mọi thành phần " Ngụy quân Ngụy quyền" lúc đó mà...-2 cục- Người Lính Già Bỏ Ngũ muốn nói trung úy, hay phòng nhì vậy?! Bộ NLGBN quen biết tác giả Hung Kieu à? Nếu là khéo léo để né được vụ học tập cải tạo là tốt, núp lùm thì là chuyện khác.
    • Nguoilinhgia Boongu
      Chính sách con mẹ gì ,nó bắt đi tù thì nói tù đi , học tập tụi nó nói cho có văn chương , cuối cùng dân miền nam họ theo . đó là đường lối của tụi cs mà . Cho nên cậu viết bài đó nói dúng ra phải nói Tôi ghi danh vào chương trình nghe đài phát thanh “ ai lại noi Đăng Ký .” Kkkkkk Ông gì đó nói “ Đừng Nghe Công Sản Nói , Chúng Ta Nhìn Cộng Sản Làm “ Ông gì nói câu nầy bá cháy con cào cào đó Chú , nghe nói ông ta dân Nhảy Dù mà không đi tù thì hơi sai sai , mà mấy tên ND tụi việt cộng thấy là bắn ngay , trận phụng hoàng LD /3 Dù đánh , Chú nhớ chứ !! , đoc bài thấy lsai sai conme cho dzui hi hi 2 cục chú hiểu sao tuỳ he he .
      • Thích
      • Phản hồi
      • 4 ngày
      • Đã chỉnh sửa
  • Hung Kieu
    Thầy Bùi Thế Vĩnh chồng Cô Minh Hưng rất thích bài viết nầy.
    Gặp mặt, Thầy vỗ vai khen sao mà Hùng nhớ dai thật! Đọc là thấy khung cảnh cũ như hiện ra trước mắt, bởi đoạn đường nầy ít người đi qua.
    Quả thật là tôi không biết tên những người bán hàng, c… 
    Xem thêm
    5
    • Phi Toan
      Hung Kieu ! Dạ đúng vậy, anh đã cho mọi người trở về tuổi thơ!
      2
    • Nguoilinhgia Boongu
      Ông thầy đó sợ “ Cậu học trò buồn nên khen Ông Thầy do đâu ỏ BM mà biết “ phải nói đoạn đường đó tên gì ,, nó đi qua đâu ??? đùng nói Cậu không nhớ , biết GĐ ông Dương Đức Mại , mà không biết khúc đường đó có một quán cà phê vợt người Hoa đầu đường “ Ngày xưa là Lê Lơi & Nguyễn Thái Học Khu nầy chỉ có 3 nhà bán chiên Cồng cho người. dân tộc , nơi đây toàn là nguòi Hoa Kiều sống , theo NLG nhận xét bài viết nầy nói theo cs VN “ chưa đúng trọng tâm của dảng, “ viết lại .
      Phải kể con đường này đầu đường tên gì ?? cuối đường tiệm Kim Môn “ của Ông Dần “ , có một bến xe ngựa đi cổng số 1 “ buôn leA không biết đúng sai cậu học trò “
      2
    • Hung Kieu
      Ây da!
      Bữa nay lại gặp phải “sư phụ” rồi.
      Dạy “học trò” phải viết lại kỷ niệm của mình như thế nào.
      Xin kính cẩn cúi đầu mời “sư phụ” ra tay phóng bút. Chữ nghĩa của “học trò” chỉ có được bấy nhiêu thôi!
      Chẳng phải ngay từ đầu tui đã nói đó là câu chuyện kể của một thằng con nít đó sao?
      Mấy thằng già xét nét làm chi?
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 tuần
      • Đã chỉnh sửa
    • NguyễnY Long
      Nguoilinhgia Boongu lên mạng xã tress ôn lại kỷ niệm thôi có gì đâu mà ANH đao to búa lớn vậy anh?.??
      Thật sự anh còn ko biết rõ nữa đằng khác
      Gia đình & tôi đã cư trú nói đó gần 100 năm lười viết nên chẳng buồn nói
      NHẸ NHÀNG THÔI ANH
      CĂNG WA CHÚNG NÓ NÉM GẠCH CHO THI TÔI KHÔNG CẦN ĐÂU NHA. . .
    • NguyễnY Long
      Nguoilinhgia Boongu nói cho chính xác & rạch ròi THẤY VÌNH LÀ Ô XÃ CỦA CÔ MINH HƯNG cũng lằm chỉ hơn anh Hùng vài tuổi thôi.lấy đâu ra A.H là học trò mà thấy lấy lòng??? Là những người muốn chứng minh ta là người hiểu bt Bmt thi cũng nhau góp tiếng để ôn lại những gì mình biết dù ít dù nhiều? KHÔNG MANG CHÍNH TRỊ RA ĐỂ VU KHỐNG VÀ CHỤP MŨ
      Chưa chắc a.Hùng biết về bmt bằng tôi NHƯNG MỚI NGƯỜI ĐỀU THÍCH BÀI VIẾT NÀY.CÓ ĐỀ TÀI ĐỀ CHÚNG TA BÌNH LUẬN GIAO LƯU THỂ THÔI CHỚ CÓ XÉT NÉT QUÁ SẼ KHÔNG CÓ DỊP LÊN ĐÂY MÀ TỎ VẺ TA ĐĂY
      anh cùng lăm chỉ biết cái bến xe NGỰA LÀ CÙNG
      NHÉ NHÀNG THÔI ÔNG ANH NÓNG TÍNH
      4
    • Hung Kieu
      Xin cám ơn đã đồng cảm.
      Kỷ niệm thì mỗi người có cái nhìn khác nhau, đâu thể bắt người khác phải giống mình.
      2
    • Lai Vu
      NguyễnY Long hihi....coi chừng bé cái lầm bạn ui ! Nguoilinhgia Boongu là phái nữ mà, cũng chưa già lắm đâu, sinh năm 1990 mới có 32 cái xuân xanh thui ....!!!
      Nhãn dán Meep Meep, a round yellow head with eyes closed and a big smile with the tongue sticking out
    • NguyễnY Long
      Lai Vu bạn Lại nè bạn có lỗi với tôi
      Tại sao tôi có nhà ý kết bạn với Bạn mà bạn không oke?
      Với tôi nam nữ lớn bé không là VẤN ĐỀ
      NÓI CHUYỆN PHẢI LỊCH SỰ LỄ PHÉP KHÔNG NÓI CHÍNH TRỊ KHÔNG CHỤP MŨ KHÔNG QUY KẾT
      BÌNH LUẬN VỀ KỶ NIỆM XƯA CHO VUI XÃ TRESS THI ĐƯNG NÊN NẶNG NÊ
      2
    • NguyễnY Long
      Lai Vu ông Lại ơi ông lầm to rồi TÔI KHẲNG ĐỊNH ĐAY KHÔNG PHẢI LÀ PHỤ NỮ ÍT TUỔI
      ĐÂY LÀ MỘT NGƯỜI NAM TẦM CỠ 65-70 tuổi mới biết bến xe ngựa biết mấy con đường đó khi xưa ( những lý luận không rõ ràng nên đành thức thủ trước Y LONG) với Long biết chính xác mới nói không nói XẠO NÓI LUNG TUNG
    • Lai Vu
      NguyễnY Long cám ơn bạn, chúc một buổi tối dzui dze.....!
  • Phuong Giang
    Nhớ Banmê
    Cảm ơn tác giả và anh Xứ Thượng
  • Ngọc Hoa
    Hồi nhỏ xíu em cũng đi lang thang tới Kim môn rồng vàng.
  • Thanh Phan
    Người bán cồng chiêng ở đường Nguyễn thái Học có chú Mách, chú người Miên lai Ấn , chú rất to con, giờ chú mất rồi ,em không biết người nhà chú còn bán không
    5
  • Thi Duyen Nguyen
    Ngay tiệm vàng kim môn,quý giá những tư liệu mà anh mang đến
    2
  • Tống Mỹ Linh
    Sau những năm 80 thì có ông Hai đồng la chuyên mua cồng chiêng chum chóe là bạn với ông già em .Ổng chuyên đi các buôn mua về để bán .Vì lúc đó dân mình nghèo lắm .Ăn toàn khoai sắn bắp mì .Khổ nhất là đau bịnh kg có tiền để vô bịnh viện .Còn chết cũng không có tiền mua hòm nên họ đành phải bán
    Thêm một phần bị cấm vì nếu tụ tập đông người cán bộ thôn tới bắt nộp phạt và buộc giải tán .Nếu chống lại thì bị đưa đi lên xã .nặng nữa thì lên Huyện .Cồng chiêng kg sử dụng được thì bán thôi .Mãi sau này mới được thì .tiếng cồng chiêng đã mất luôn rồi .May nhà nào có ăn thì còn để lại
    3
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 tuần
    • Đã chỉnh sửa
  • Pham Nguyen
    Hay quá anh Đạt
  • Hải Dương Thanh
    Sau 75 hiệu vàng Kim Môn là cửa hàng tổng hợp hiện tại là ngân hàng sa combak thì phải
  • Than Huu Nguyen
    Nhà tôi ở cạnh đó gần trường dậy đánh máy DOAN NGOC đầu ngã tư là tiệm vàng Kim Môn
    2
    Ẩn 12 phản hồi
    • Hung Do The
      NguyễnY Long Khu vực này thì Y Long phải biết rất rõ rồi; BIẾT chứ không phải nhớ mang máng.
      Không thể nghi ngờ gì về "sự biết" của Y Long. Chắc chắn thế!
      Nhân tiện xin giới thiệu Sheila Truong trên Facebook, anh chị em có thể kết bạn để biết thêm đôi chút về Kim Môn Rồng Vàng ngày đó.
      • Thích
      • Phản hồi
      • 6 ngày
      • Đã chỉnh sửa
    • Hung Do The
      NguyễnY Long Sheila Trương là con bác Dần, chủ tiệm Kim Môn Rồng Vàng đó Long à.
      Sheila Truong là Trương Thị Minh Trung.
      • Thích
      • Phản hồi
      • 6 ngày
      • Đã chỉnh sửa
    • Hung Do The
      NguyễnY Long Đúng rồi, nhà chú Long quay sang mặt đường NTHoc, cách ngã tư AmaTrangLong 1 chút (nếu mình nhớ không lầm); bởi vậy mình mới quả quyết là Long biết chứ kg phải nhớ mang máng. Hì hì
      • Thích
      • Phản hồi
      • 6 ngày
      • Đã chỉnh sửa
    • Hung Do The
      NguyễnY Long Biết "gia phả" nhà Long mà! Bởi vậy tớ mới khẳng định là Long biết rõ chỗ ấy.
      Nhãn dán Meep Meep, a round yellow head with a big, happy, open mouthed smile.
    • Hung Do The
      NguyễnY Long Sau này Kim Môn còn bán cả máy cầy chứ không chỉ xe 2 bánh đâu nhen!
    • Hung Do The
      Có 2 người mà trong câu chuyện này được nhắc tới, thì cả hai mình đều gặp trong hoàn cảnh nghiệt ngã sau năm 1975 là bác Trương Đình Dần Kim Môn và Trung tá Dương Đức Mại. Bác Dần thì bị đánh tư sản, còn TT Mại là sĩ quan QLVNCH. Bác Dần thì không nói chuyện được vì lúc ấy bị biệt giam, còn bác Mại thì nói chuyện rất nhiều vì lúc đó bác dùng tiếng Pháp. Mình nhớ lúc ấy cả trại -có thể- chỉ có 2 bác biết tiếng Pháp là bác Mại và bác Thuật (lớn tuổi hơn bác Mại), nhưng bác Mại nói hay hơn bác Thuật, giọng Tây hơn và thân với mình hơn nên bác cháu hay nói chuyện với nhau. Mới đó mà cũng đã hơn 45 năm...
      2
    • Hung Kieu
      Thực sự thì qua cách viết của bạn tôi thấy…máu lửa quá nên cũng có chút e ngại vì tôi đã qua cái thời ăn miếng trả miếng với thiên hạ.
      Đỗ Văn Cư con trai của nhà may Thừa Thiên là bạn học cùng lớp với tôi. Chúng tôi chơi với nhau khá thân, hay tới nhà nhau học luyện thi Tú Tài 1 rồi Tú Tài 2 rồi ngủ lại luôn vì đứa nào cũng có phòng riêng trên lầu.
      Thuở đó, nhà ai có dàn máy magnétéphone Akai chạy băng cối với cặp loa Sansui là thuộc loại xịn sò lắm!
      Tôi đã đắm chìm trong tiếng hát ma mị của Khánh Ly với những ca khúc của Trịnh Công Sơn từ tình ca như Biển nhớ, Tình nhớ, Gọi tên bốn mùa…cho đến những Ca khúc da vàng như Tình ca của người mất trí đến Người con gái Việt Nam da vàng…suốt cả ngày trong phòng của Đỗ Văn Cư trên lầu nhà may Thừa Thiên.
      Chúng tôi cũng đã cùng với Nguyễn Ty nhà in Quảng Giao chiều chiều chạy xe gắn máy lên Đạt Lý bắn trộm gà của người ta bằng giàn thun đem về nấu cháo ở nhà in Quảng Giao rồi nhậu quay đầu gà với Whisky Suntory hay 45 của Nhật.
      Hôm nào không bắn trộm được gà thì Đỗ Văn Cư về trộm gà nhà nuôi trong chuồng ở đường hẻm từ nhà trước đi ra nhà sau. Báo hại cả đám ngày hôm sau được nghe liên khúc chửi mấy thằng trộm gà của Mạ thằng Cư có câu có kệ bằng giọng Huế.
      Thuở đó, Đỗ Văn Cư viết văn hay lắm, tôi chỉ đáng mặt xách dép của hắn mà thôi.
      Sau Mậu Thân, cả hai cùng bị động viên. Trong quân trường Thủ Đức, hắn tin là mình sẽ được xếp vào loại phụ dịch vì trong xương quai xanh còn mấy con vis bạch kim chưa lấy ra. Cúng cuồi thì bị đẩy ra Địa phao câu của Tiểu khu Bình Thuận ngày ngày dẫn lính đi…làm thơ.
      Từ đó chúng tôi mất liên lạc với nhau đã gần nửa thế kỷ rồi.
    • Tommy Nguyen
      NguyễnY Long Có phải nhà anh hồi xưa mở quán cà phê Đồng Xanh không?
    • NguyễnY Long
      Tommy Nguyen ĐÚNG RỒI ĐÓ BẠN ( CAPHE Đồng xanh lá nha mình)
    • Tommy Nguyen
      Anh có đứa em tên Phước?
    • NguyễnY Long
      Đúng rồi em minh là Nguyễn y Phước
    • NguyễnY Long
      Hung Kieu gia đình của tôi.gia đình anh Dương Đức Luân Đôn.& GĐ anh Cư tiệm may THƯA THIÊN ( có thể nói là bà con với nhau) nên khí nghe anh nói thi tôi cũng không là lẩm tính cách của các anh. Tôi cũng không phải là dạng đao to búa lớn. Nhưng tôi thật và rất thật sống không lươn lẹo không chém gió,
      Vậy Long có gì sơ suất mong anh thứ lỗi
  • Jim Duong
    Khong biet Nguoi Linh gia buon ngu noi zi .Chi la hoai niem xa xua .Mong dung mich long nhau nhe 😄🍷😌
    3
  • Hoàng Đình Phương
    Phở Tân Hiên ban đầu ở Tôn Thất Thuyết (cuối đường Ama Trang Long), sau 1975 theo bến xe Lam về sát vách Kim Môn đường Nguyễn Thái học (đoạn đường 4 C) và cuối cùng cũng theo bến xe lam về gần bánh mì Hà Nội hiện nay.
    4
  • NguyễnY Long
    Trước tiên tôi xin có lời cảm ơn anh Hùng kiêu &Xứ thượng đã viết và đăng bài lên để cho tôi và các bạn nhớ lại hình ảnh của xứ BUÔN MUỐN THUỞ BÙI MÍT TRỜI chi một góc nhỏ của bạn mê thôi đã cho anh em bạn bè chúng ta nhớ lại những kỷ niệm,nhớ lại thời ấu thơ mà trong vài phút giây TA CÓ THỂ QUEN MINH TRONG CÁI TUỔI THẤT THẬP CỔ LAI HY hãy nhớ ráng nhớ nhớ ít viết ít nhớ nhiều thì cố gắng viết.ma biết đâu mai kia vô tình được gặp mặt để ơi hàng huyên tâm tâm sự, CÓN ĐƯỢC BAO NHIÊU NGÀY NỮA ĐÂU MÀ SÂN SI. chào các bạn chúc cả nhà THẬT NHIỀU SỨC KHỎE
    4
    • Xứ Thượng
      NguyễnY Long Nói hay... xin mời cà phê!
      Có thể là hình ảnh về cốc cà phê
      3
    • Nguoilinhgia Boongu
      Bác nầy nói hay nha , NLG bái bác đó , “ Thất Thập Cổ Lai Hy “ có phải thập Tam thế bảo không bác , hôm nào ghế thăm bác ok
    • Nguyễn Viết Kình
      NguyễnY Long Xin chào bác NguyễnY Long. Xin lỗi vì tôi hỏi một câu rất "lạc đề"; hai bác Long & Phước có phải là hậu duệ của cụ Y Say K'Tla (trên bia mộ ghi Y Say Kila) không ạ? Không rõ gia đình có lưu giữ được các hình ảnh của cụ? nhất là thập niên 1920s. Xin rất cảm ơn. (Kình Càrem)
    • Nguyễn Viết Kình
      NguyễnY Long Cảm ơn Anh Long nhiều nhiều. Dù thế nào, quá khứ cũng là 1 phần của lịch sử mà. Bất kể nó có "phù hợp" với "bên thắng cuộc" hay không, tôi vẫn cứ ghi nhận nó với cái hình hài ban sơ vậy thôi. Ah! tháng 10 vừa qua, tôi có dịp về BMT, vào Buôn Ky và B. Niêng và nghe qua chuyện của Ông Y Say K'Tla cùng bác Y Lăk ở 1 khu đất cuối Đường PBC hiện giờ. Thôi, việc đó cứ để tự nó sẽ qua đi, kể cả Mr. Y Ng. N. Kđ. nào đó. Trong sâu thẳm lòng mình, tôi vẫn mong đại gia đình các bạn đươc bình an, mạnh giỏi. Riêng các thế hệ trẻ mới: thành công. Rất mong có bữa nào "bỗng dưng" thấy lại được hình ảnh sinh thời của cụ Ama Lăk. Thân.
      2
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 3 ngày
      • Đã chỉnh sửa
  • Nhãn dán Thay lời muốn nói An animated yellow left hand with thumb up.
  • Hoàng Đình Phương
    Ô vuông sau lưng ty Thông Tin là cư xá Cảnh Sát. Đầu bên kia phía đường Lê Lợi nhì sang sân vận động, xưa kia là Ty Cảnh sát quốc Gia (sau này mới đổi lên đường đi cây số 3)
    3
  • Ngocnha Vuong
    Nay nhìn lại mà không còn nhớ gì vì bao dâu bể tang thương đã phủ lấp hết nỗi mong chờ tha thiết,chỉ thấy và nhớ chữ Kim Môn một cửa hiệu gắn liền thân thích với phố buồn mà thương,hình như có nàng con gái xuất thân nơi đây học đại học Dalat mà tình cờ… 
    Xem thêm
  • Nhãn dán Noo-Hin Thumbs Up, girl giving thumbs up

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét