Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2022

CHỦ QUÁN CÀ PHÊ ARUL *Theo thegioitiepthi.vn

 

 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Du khách đến Arul không chỉ uống cà phê Ban Mê Thuột, mà còn trải nghiệm không gian văn hóa của người đồng bào Ê-đê ...
CHỦ QUÁN CÀ PHÊ ARUL
*Theo thegioitiepthi.vn
Từ di ngôn của người cha quá cố
Buôn Ako Dhông, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột san sát những dãy nhà mái bằng hiện đại. Thế nhưng, giữa lòng buôn, vẫn có người phụ nữ đang miệt mài gìn giữ văn hóa của người Ê-đê, từng vét cạn tiền túi để phục dựng mẫu nhà dài truyền thống, biến nó thành quán cà phê để giữ gìn và quảng bá văn hóa của mình. Đó là chị H’Len Nie, chủ quán cà phê Arul.
Chị H’Len cho biết, quán Arul là tài sản thừa kế của người cha quá cố, được xây dựng từ những năm 1985.
Sau thời gian, nước mưa thấm vào đất khiến nền bị sụt, nhà bị nghiêng, gỗ bị mối mục. Không muốn tài sản của người cha bị phá bỏ, chị H’Len quyết tâm vận động anh em trong gia đình đóng góp tài chính, hỗ trợ quỹ đất để phục dựng nhà dài.
“Việc trùng tu lại nhà dài rất vất vả vì từng bộ phận bị hư phải tháo ra thay mới. Lúc sửa nhà tôi chỉ dám thuê 1 người thợ vì không có điều kiện chi trả, còn lại tự mình phải làm hết, từ việc tìm loại gỗ, đi mua gỗ, lái xe rùa, xếp đá, thợ xây… ngồi nghĩ lại thì thấy nhiều việc nhưng lúc mình làm mình không nghĩ gì hết, cứ làm dần dần thôi, vì nếu ngại thì không bao giờ làm được”, chị H’Len chia sẻ.
Sau quá trình phục dựng nhà dài, năm 2015, quán cà phê Arul được thành lập. Chị H’Len cho biết, ý tưởng kinh doanh quán cà phê xuất hiện rất bất ngờ. Tuy nhiên thời điểm đó, chị tự nhận mình là “người nông dân chính hiệu, không được học hành nhiều, không tiếp xúc nhiều với xã hội” nên không biết phải kinh doanh như thế nào. Vì vậy, chị quyết định cho một đơn vị khác thuê lại không gian còn bản thân thì làm việc cho họ để học việc rồi sau đó sẽ tiếp quản.
Thế nhưng, sau một thời gian kinh doanh, vì yếu tố lợi nhuận, đối tác yêu cầu thiết kế lại không gian. Không muốn để họ phá vỡ nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình, chị H’Len quyết định dừng hợp tác, lấy lại quán cà phê và một lần nữa huy động kinh tế của các thành viên trong gia đình để làm.
“Rất tình cờ một hôm, có một bạn người Ê-đê đi ngang qua quán, thấy thích nên đặt vấn đề hợp tác với tôi. Tuy nhiên để hoàn thiện quán phải mất 200-300 triệu, trong khi bạn đó cũng không có tiền, và bạn đó cũng muốn thiết kế quán với bàn ghế, đĩa cốc… giống như những quán bình thường. Điều này tôi không cho phép. Cuối cùng bạn đó chấp nhận đồng hành tôi với vai trò quản lý và đồng ý giúp tôi đến khi nào ổn định thì sẽ rời đi”.
Chính vì tin vào những mối “duyên bề trên”, chị H’Len lao vào làm việc không mệt mỏi, mặc cho chồng và người nhà phản đối: “Người ta vào quán đẹp, quán sang trọng chứ ai vào quán này”.
Suốt nhiều tháng trời, chị lặn lội khắp nơi để tìm mua lại những vật dụng truyền thống của người Ê-đê như cối giã gạo, chày, nong, nia, bàn ghế… thiết kế quán. Để có người pha chế, chị tìm đến một bạn trẻ trong xóm, vừa sinh con, chưa có việc làm, đầu tư tiền cho họ đi học rồi tiếp tục bỏ tiền để trả lương cho họ học việc tại quán khác.
“Lúc đó nhiều người nói bạn này mải chơi, không làm được việc và e ngại khi tôi đầu tư tiền cho người ta, nhưng tôi chỉ nghĩ đó là do bạn ấy không tìm được việc phù hợp để làm, còn những điều khác tôi không nghĩ nhiều. Giờ bạn ấy là một nhân viên pha chế tốt, thẳng thắn và chính tôi và các nhân viên đều phải học pha chế từ bạn ấy”.
Những tưởng công việc trên đà thuận lợi, con trai chị H’Len đột nhiên đổ bệnh trầm cảm. Chị lại tất bật ngược xuôi, ròng rã hàng năm trời, tìm đến những bệnh viện lớn để chữa trị cho con. Dù áp lực tứ phía, nhưng người phụ nữ “vừa lì, vừa khùng” quyết tâm không để mình gục ngã, vẫn kiên quyết vừa duy trì hoạt động của Arul, vừa đồng hành cùng con chữa trị.
“Không biết vì sao khách biết quán mình”
Chị H’Len cho biết, trước kia chị không biết dùng điện thoại thông minh, cũng chưa từng đăng bài quảng cáo trên mạng xã hội nên không biết vì sao khách biết và tìm đến quán. Ngay cả quản lý chi phí quán, cũng là giao cho một bạn mua đồ, ghi vào sổ, đến cuối tuần, cuối tháng tổng kết.
Đến thời điểm hiện tại, dù bỏ ra số tiền lớn để trùng tu và thiết kế quán nhưng chị H’Len cho biết, số tiền thu được rất “nhỏ giọt”, chỉ đủ sinh hoạt hàng ngày chứ đừng nói đến chuyện có dư để hòa vốn: “Việc xây dựng quán trước hết là thực hiện di ngôn của cha, sau là vì đam mê của bản thân và giữ gìn văn hóa của buôn làng, dòng tộc. Bản thân văn hóa là cái đẹp, là cái riêng biệt, không điều gì có thể đánh đổi được. Vì vậy tôi nghĩ mình đã đẹp rồi thì sao không giữ cái đẹp của mình, tại sao phải thay đổi theo cái khác. Nếu mở quán chỉ nghĩ tới mục tiêu kiếm tiền thì đổi lại sẽ mất văn hóa”.
Hiện ngoài quán cà phê Arul, chị H’Len xây dựng một homestay và đang có kế hoạch mở quán ẩm thực truyền thống, bởi chị muốn mỗi du khách đến đây đều có thể cảm trọn văn hóa của người Ê-đê từ không gian kiến trúc đến con người và cả những sinh hoạt đời thường như bữa ăn, giấc ngủ.
“Tôi muốn tạo một không gian êm đềm, đón tiếp mỗi vị khách trong sự trân trọng, có thể cùng họ nấu bữa cơm, đàn ghi ta hát mỗi tối… Cách giữ gìn và truyền bá văn hóa tốt nhất không gì bằng trải nghiệm. Khi bạn sống như người Ê-đê, trong bạn sẽ có chút gì đó của người Ê-đê”, chị H’Len tâm sự.
Theo thegioitiepthi.vn
Nguyên Lê, Ly Trinh và 152 người khác
46 bình luận
6 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

46 bình luận

Phù hợp nhất

  • Hung Kieu
    Tôi có làm một bài thơ từ rất lâu, nếu đem so với thời điểm hiện tại thì e rằng không còn phù hợp.
    Nhưng cứ đăng ở đây như để nhìn ngắm lại một kỷ niệm đã qua.
    ARUL
    Sao…
    Tôi đứng bên kia bờ ảo mộng
    Có hai con mắt lạ nhìn tôi
    Ngỡ nghe trong gió mùi sen đượm
    Ngỡ mái tóc huyền quấn bước thôi
    Hương cà phê ngát đôi môi thắm
    Gió của đại ngàn nâng bước em
    Mây tít trên cao sà xuống thấp
    Vạt áo buông mềm ngập ý thơ
    Em giắt hoa mơ bờ cỏ rộng
    Mơn man xua hết mộng sông dài
    Em ngồi bên cửa nghe trăng xuống
    Giăng mắc sợi tình trong mây bay
    Gió ghẹo tóc mai phơ phất vẫy
    Chìm trong đáy mắt đẫy trăng mơ
    Trong tiếng cười em nghe thấp thoáng
    Con chim ch’rao hót vọng bên đồi
    Môi trầm ngực ngải phô e ấp
    Mộc mạc hồn nhiên toả sắc hương
    Bản sắc ngàn năm chưa phai mất
    Vẫn còn đâu đấy chất men say
    Bầu ngực núi rừng trên thang dốc
    Đang chờ khách đến chạm vào tay
    Ngoái vọng nhà sàn phơi sương buốt
    Mà sao nghe bước nặng...Ô hay!
    Arul...Arul...
    7
    • Xứ Thượng
      Hung Kieu Kỷ niệm nên thơ... và đúng ghê nha anh : "Môi trầm ngực ngải phô e ấp
      Mộc mạc hồn nhiên toả sắc hương"...
      2
  • Gia Dien Hoang
    Tôi đã đến và thích thú với Akô Dhông Nhưng ngày đó chưa có quán này. Ăn cơm ở Bến nước của làng nhưng toàn món Kinh, muốn ăn Cà đắng của người E đê mà không có. Lần tới vào BMT chắc là sẽ nghỉ ở Homestay của làng
    2
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 4 ngày
    • Đã chỉnh sửa
  • Hoan Pham
    Ngưỡng mộ chị một con người có tâm huyết với bản sắc văn hoá của người dân tộc ! Nếu kg có những con người như chị, nét văn hoá và bản sắc lâu đời của người Êdê sẽ dần mai một và sẽ biến mất trong tương lai.
    2
  • Đinh Hạnh
    TRUOC 1975 BO ME H LEN CUNG XOM VOI EM HIHI
    1975 EM CON NHO H LEN MOI DC 3 TUOI
    • Wow
    • Phản hồi
    • 4 ngày
    • Đã chỉnh sửa
  • Có thể là hình ảnh về 1 người và đang đứng
  • Phan Nguyen
    Tôi mong có một ngày về thăm quê hương, tôi sẽ ghé thăm H Len và Homestay của làng!
    Đẹp quá Buôn ma Thuột quê tôi!
    Cám ơn Xứ Thượng đã chia sẻ bài!
    Cám ơn em nhiều!
    2
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 4 ngày
    • Đã chỉnh sửa
  • Ly Trinh
    Chị H'Len nói chuyện dễ mến lắm á a. Xứ Thượng
  • Quách Bằng
    Mẹ của H' Len là H' Luôn bạn cùng lớp với mình ( lớp Đệ thất 5 năm 67 )
    2
  • Chi Bui
    Gia đình chúng tôi ngưỡng mộ ý chí bảo tồn văn hóa Êđê của H'Len. Cô Diana và tôi đã mời mấy chục CHS Kinh Thương THBMT tới họp mặt và ăn uống điểm tâm ở đây cuối năm 2019. Riêng tôi đã mời một số CHS đến họp mặt ở đây 3 lần trong 6 năm qua. Nhờ vậy tôi biết đây là một trong mấy quán cà phê và nước trái cây rất ngon mà lại có cảnh quan và trang trí rất có ý nghĩa trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật ở BMT. Hai yếu tố nữa khiến tôi thích họp mặt với thân hữu và CHS ở đây: một là tôi dạy H'Luôn (mẹ của H'Len) tiếng Anh ở THBMT, H'Luôn cũng giúp một tay trông coi cửa tiệm; hai là một phần trang trí ở quần thể này có sự đóng góp rất phong phú của CHS THBMT Phùng Tất Đạt -cũng là một sở hữu chủ chung với bà xã Loan của quán Cà Phê Văn cũng ở BMT- trang trí rất đẹp và cà phê rất ngon. Bùi Dương Chi. Thày giáo tiếng Anh. THBMT.
    6
    • Quách Bằng
      Chi Bui Dạ Thầy . Em là một trong số các trò xưa của Thầy được cùng Thầy Cô tại quán của bạn H' Luôn & lưu giữ những tấm hình quý ! Em luôn nhớ & kính chúc Thầy Cô an mạnh !
  • Tống Mỹ Linh
    Em đi uống cà phê cũng nhiều mà chưa biết quán này ở đâu ??
    Có thể là hình ảnh về 4 người và ngoài trời
    3
  • Ngoc Tran
    Quán này ở đường nào ?
    • Xứ Thượng
      Ngoc Tran ARUL Coffee, tp. Buôn Ma Thuột
      17-19, Trần Nhật Duật, Tân Lợi, Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, Việt Nam
      Có thể là hình ảnh về cây và ngoài trời
      3
  • Quangtruong Nguyen
    H Len Hlen Nie Arul xuất chúng.👍🖐
  • Uyen Lan
    Thơ anh Hùng Kiều hay ạ! Không đến Arul thì không thể có cảm xúc để sáng tác bài thơ hay vậy!
    2
  • Thanh Phan
    Cô H' Len hình như là con gái của Thầy Y'Tlum dạy trường kỹ thuật phải không anh Đạt
  • Khoai Hông
    Em thích không gian này nhất ở phố mình. Mỗi tuần em lên đây cafe 1 lần, để được ăn bữa trưa món người Ê Đê nấu thật tuyệt vời anh XT.
    Có thể là hình ảnh về cây và ngoài trời
  • Ngocnha Vuong
    Quán café nghe tiếng nhưng chưa được thăm lần nào vì từ đó ra đi,cô chủ quán là con gái của tên bạn một thời cùng lăn lóc BMT rồi Saigon nên rất gần gữi,nhưng số mệnh hắn đã bỏ ra đi nay như một lời thăm hỏi đến cô cháu nhỏ có khỏe không?có còn hay ca hát nữa hay không,chúc vạn an tới Hlen nie Arul nhé,thân,

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét