Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2022

Bóng dáng người Thượng ở xứ Buồn Muôn Thuở ...

 

 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Bóng dáng người Thượng ở xứ Buồn Muôn Thuở ...
HỌ ĐI HÀNG MỘT
Chiếc gùi mà tôi thấy là hình ảnh hàng ngày ở ngay trên đường phố Kon Tum, Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa, Pleiku, An Khê, Buôn Hồ, Bảo Lộc. Va ngay giữa “Thiên đường du lịch” _Đà Lạt cũng vậy. Động cơ xe cộ xuôi ngược chảy theo dòng dưới lòng đường, thì họ xuôi ngược theo dòng của họ trên vỉa hè. Đến “đi chợ” mà vẫn không muốn rời khỏi chiếc gùi. Đi “phố” mà vẫn cứ an nhiên với chiếc gùi. Chẳng hiểu có sẵn một ý thức về Luật giao thông từ trong máu hay một khả năng nhận thức Trời cho về một trật tự đi đứng cho tử tế nhất mà bao giờ họ cũng đi thẳng hàng. Sẽ không bao giờ có thể thấy họ giăng hàng ngang, đi năm ba hàng, hay đổ xuống lòng đường. Trên chiếc gùi đó, chuyến ra là đầy cả một gùi ngo, bắp, phong lan, hay quả bí, nhánh chuối, mớ sắp ong, hay đôi trái bầu hồ lô... Chuyến về là một gùi quần áo, bột giặt, thực phẩm công nghiệp… Cũng không bao giờ thấy họ vừa đi vừa đùa giỡn. Họ không bao giờ vứt rác ra đường đi. Không bao giờ họ muốn gây chú ý. Cũng hiếm thấy nụ cười. Họ lặng linh mà đi, bước thật êm, khoảng cách thật đều. Họ đi theo dòng tự nhiên của sinh hoạt và sinh tồn, đời sống bình dị lặng trôi. Họ đàng hoàng và tử tế đến mức làm chúng ta hổ thẹn về sự ý thức ở nơi công cộng, văn hóa khi ở đô thị.
( Trích theo "Tôi Đâu Tháo Được Chiếc Gùi Trên Lưng Nàng" của
Nguyễn Hàng Tình)
--- oOo ---
Lần đầu lên Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), tôi lạ lẫm vì thấy người phụ nữ nào cũng đeo gùi. Họ gùi mọi thứ như củ măng lồ ô, thảo mộc, mớ lá, gốc cây, con heo, con gà… đến chợ. Rồi lại gùi những gói mì tôm, chai nước, cân gạo, gói bánh… đi về. Họ là những người phụ nữ Mạ sinh sống ở những bản làng ngoại ô thành phố như Đạm Bri, Đại Lào, Xê Rê… với quãng đường đèo dốc phải tới hai chục cây số để tới được chợ ở trung tâm thành phố như thế này. Tuy nhiên, mặc dù quãng đường là khá xa nhưng tôi không bao giờ thấy họ vội vã. Họ bình thản đi trên con đường của mình, từng người, từng người một thẳng hàng bên những chiếc gùi lặng lẽ một cách gần như khó hiểu.
(Trích trong "Chiếc Gùi Tây Nguyên" của Đoàn Đại Trí)
--- oOo ---
“Khi ánh dương ló dạng, những tia nắng đầu ngày chiếu xuyên làn sương mù trông như những hào quang của phép lạ, làm lóng lánh những hạt sương đêm còn đọng trên búp hoa, trên tàu lá và trên những thảm cỏ nhung xanh biếc... thì lác đác trên các nẻo đường từ buôn làng dẫn vào thành phố, vài nhóm người Thượng thuộc chủng tộc K’Ho đi hàng một, thành từng nhóm nhỏ. Người nào cũng đen đúa, phần đông đi chân đất, có người còn đóng khố, vai vác chà gạc, lưng đeo gùi đựng đầy những khúc củi ngo dùng để nhóm bếp hay những giò lan rừng đem ra chợ để đổi lấy gạo, muối.”
(Trích: “ĐÀ LẠT NGÀY THÁNG CŨ” của LS. Ngô Tằng Giao)
Ly Trinh, Hoan Pham và 183 người khác
40 bình luận
16 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

40 bình luận

Phù hợp nhất

  • Tống Mỹ Linh
    Bây giờ chỉ có các Tuồn mới mang gùi thôi .Trẻ bây giờ hiện đại lắm nên ít đeo gùi
    2
    Xem thêm 1 phản hồi
  • Hung Kieu
    Có những thắc mắc người khác nêu ra đọc mà cứ tủm tỉm cười. Bởi vì họ không hiểu rõ về tập quán của một dân tộc mà họ muốn nói tới.
    Đã là tập quán thì nó ăn trong máu, trong hồn rồi đâu cần ai phải nhắc nhở.
    Những sắc tộc trên Tây nguyên họ đều sống gi… 
    Xem thêm
    14
    Xem thêm 1 phản hồi
  • Đào Duy An
    Ba Na Kon Tum, 9/2005; Đào Duy An chụp.
    Có thể là hình ảnh về 1 người, trẻ em, đang đứng, hoa và ngoài trời
  • Zing Grace
    Nay buồn xót xa.
  • Hung Do The
    Tôi nhớ mãi những người anh em dân tộc thiểu số Ê đê (Rhadé) đã giúp tôi rất nhiều trong việc lao động bắt buộc từ năm 1977, họ đã "choàng" cho tôi công việc nặng nhọc bất cứ lúc nào có thể, ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng khác... Buồn, mênh mông buồn!
    5
    • Ninh Nguyen Quang
      Bây giờ không còn nhớ rõ tên những anh em Ê đê sống chung thời đó. (1976-1978 ) Ama Thiem, Y Hoăc B ya... họ đã giúp mình lđ từ pha cây tre , vót nan đến lúc thành chuyên gia đan chữ trên giỏ tre và chỉ lại họ ... chắc giờ họ đã phần lớn đi xa rồi ... … 
      Xem thêm
      3
  • Xuân Hồng Lê
    Em cũng thắc mắc tại sao họ đi hàng một . Và một lần nào đó em cũng có đọc bài viết giống anh Hùng Kiều giải thích .
  • Đinh Hạnh
    NHÌN LAI HINH ANH BUON
    NHO LAI NGAY XUA
    MOT THOI DA QUA
    • Xứ Thượng
      Đinh Hạnh Buồn chi em! Giờ trong xã hội... có câu "Nhất Y, nhì mới đến các địa phương khác..." hihi...
  • Kim Thịnh Dancer
    Đúng là hồi đó e hay thấy các mẹ các cô đeo gùi và đi hàng một chứ ko đi hàng ngang kiểu mất trật tự như người kinh đâu ...mà đeo gùi là cả một nghệ thuật công phu lắm à nhen... ko tin đeo thử là biết tay nhau ngay nè.
    2
    • Xứ Thượng
      Kim Thịnh Dancer Anh đeo thử gùi không rồi... đau lưng mỏi cổ cực kỳ luôn!
    • Kim Thịnh Dancer
      Xứ Thượng dạ...hihi...e củng vậy... đi theo mấy đứa bạn ng Ê Đê...đòi đeo gùi mà khó đeo lắm a XT...hai cái quai nó muốn xé vai ra luôn á...thiệt là kính nể các mế ...anh ha
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 4 ngày
      • Đã chỉnh sửa
    Xem thêm 1 phản hồi
  • Ly Trinh
    Hình ảnh kg quên, các mẹ, các chị xưa đeo gùi bắp, rau bí, dưa, măng.. đi hàng một
    3
  • Hien Nguyen
    H K nói đúng, núi rừng suối khe sao mà gánh được, giải thích chính xác. Nhưng tôi cứ thắc mắc mãi sao người Chàm không gánh không gùi mà đội cả trên đầu??
  • Pham Nguyen
    Nhìn những hình ảnh xưa mà thương nhớ quá..!
  • Thanh Lộc Nguyễn
    Đi trước đi sau gì thì cùng đến một lúc,chẳng thèm đi tắt đón đầu như tộc kinh !
    Người đi trước dẫn đường ,đi sau ung dung tất cả cùng một đích ,một nét đẹp cần duy trì và bảo tồn,xưa bày nay làm tốt hơn nữa ,cùng nhau đi tới.
    Đi tắt đón đầu rối đội … 
    Xem thêm
    2
  • Vu Kim Oanh
    hình ảnh mãi ko phai trong ký ức của ta xứ thượng ơi .thân thương quá
  • Cúc Hoa Nguyễn Thị
    Hình ảnh này ngay nay đã mai một do quá trình hội nhập & đô thị hoá mất rồi anh @Xứ Thượng nè !
    2
  • Y Jek Nie Kdam
    Đó là những tộc ngướ́i rất khiêm tốn ngoan ngoãn không chống ai. Bất cứ chế độ nào họ chỉ biết mình là công dân của người ta. Có lẽ họ rất ý thức tôn trọng luật lệ luật tục mà cha ông truyền lại. Trừ pháp luật sau … 
    Xem thêm
    2
  • Uyen Lan
    Hồi nhỏ mình cũng thấy đồng bào rất hay là đi hàng một , từ các buôn về chợ , họ đi hàng một trật tự, đeo gùi chất các thứ rau, măng, bắp, rau .. thật thích; giờ về Bmt ít thấy được lại như vậy! Bài viết hay! Cảm ơn các tác giả và anh Xứ Thượng đăng bài.
  • Đỗ Minh Hương
    Ngày xưa bà Ngoại em buôn bán với người Thượng họ rất thật thà … chịu thương chịu khó lắm !
  • ซาม บอนญา
    Xứ Thượng Xứ người Kinh và các dân tộc phía bắc đi
    Có thể là hình ảnh về 7 người, mọi người đang đứng, cây, ngoài trời và văn bản cho biết 'LIFE'
  • Có thể là hình ảnh về 8 người, mọi người đang đứng, ngựa, cây và ngoài trời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét