Mạng lưới thân tộc cao nguyên hình thành vào đầu thập niên 1950 khi người Pháp thành lập Collège Sabatier ở Ban Mê Thuột và Vua Bảo Đại cấp học bổng cho học sinh Thượng đi học tại Lycée Yersin danh giá ở Đà Lạt....(G. C. Hickey 2002, Window on a war, p. 202).
TRƯỜNG LYCÉE YERSIN Ở ĐÀ LẠT
*Bảo Trân
Trước 1975 trường mang tên Lycée Yersin, sau này là trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt. Nơi đây được Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20. Trường đã từng là điểm tham quan nổi tiếng nhưng vài năm nay trở lại đây đã không nhận khách vào.
Trường được xây dựng trong vòng 8 năm, hoàn thành năm 1927 và mở cửa đón học sinh nội trú từ ngày 7 tháng 1 năm 1928. Tên gọi đầu tiên của trường là Petit Lycée Dalat, đây là nơi chuyên dành cho việc giảng dạy con em người Pháp và Châu Âu ở cấp bậc tiểu học và trung học.
Tuy nhiên sau đó Đà Lạt đã thu hút rất nhiều gia đình trong giới thượng lưu người Việt đến sinh sống. Từ đó trường cũng nhận luôn việc giảng dạy con em người Việt. Hoàng đế Bảo Đại hoặc quốc vương Kampuchea Norodom Sihanouk cũng đã từng có một thời gian học tại đây.
Năm 1932 trường được đổi tên thành Grand Lycée de Dalat và đến năm 1935 trường mang tên là Lycée Yersin. Tên gọi với mục đích để tưởng nhớ tới bác sĩ Alexandre Yersin - người đã có công tìm ra cao nguyên Lâm Viên để rồi sau đó khai sinh ra Đà Lạt. Sau năm 1975, trường bị chính quyền cưỡng chiếm và trở thành Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt như hiện tại.
Điểm nhấn của trường là dãy lớp học hình vòng cung và tháp chuông cao. Gạch xây trường là gạch trần đỏ được chở từ châu Âu sang, còn mái được lợp bằng ngói cũng của Pháp (nhưng sau đó đã được trùng tu lại nên mái ngói hiện giờ không còn là nguyên thủy).
Tòa nhà chính cao ba tầng uốn lượn hình vòng cung có 24 phòng, với tháp chuông cao 54 mét. Phía bên ngoài tháp chuông trước đây có một đồng hồ nhưng có lẽ đã bị tháo dỡ. Du khách chỉ có thể thấy vết tích của chiếc đồng hồ lớn còn in lại trên nền gạch.
Ngôi trường này được kiến trúc sư Paul Moncet thiết kế và giám sát xây dựng. Ông muốn đưa một số đường nét kiến trúc của thành phố Morges ở Thụy Sĩ chính là quê hương của bác sĩ Yersin. Do đó trường có tháp chuông, mái đứng, vòm hành lang chạy quanh và uốn cong vô cùng độc đáo.
Sau năm 1975, trường Lycée Yersin đổi tên thành Trung tâm Giáo dục Hùng Vương, rồi sau đó là trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt như hiện nay, là nơi chuyên bồi dưỡng cán bộ quản lý cho các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở.
Cho dù quá khứ hay tương lai trường đã đào tạo ra rất nhiều người lái đò tài năng, truyền bá những kiến thức cho thế hệ trẻ tại Đà Lạt. Nơi đây mãi in sâu trong tâm trí nhiều người con mảnh đất mộng mơ.
Bảo Trân
(Theo Đông Kha - Nhacxua.vn)
119Ly Trinh, Hoan Pham và 117 người khác
22 bình luận
2 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ
22 bình luận
Phù hợp nhất
- Xứ ThượngCám ơn em Kim Hoàng Lê Thi !
- Thích
- Phản hồi
- 1 tuần
- Phan NguyenTôi đã được đến đây đôi lần với bạn tôi!Chỉ vui chơi, nhìn cảnh đẹp !Cám ơn Xứ Thượng đã đưa tôi về kỷ niệm học trò!…Xem thêm
- Yêu thích
- Phản hồi
- 1 tuần
- Xứ ThượngPhan Nguyen Dạ, em cũng ước mong như chị!
- Thích
- Phản hồi
- 1 tuần
- Đinh Thị ThơCảm ơn anh X Th..2
- Yêu thích
- Phản hồi
- 1 tuần
- Xứ ThượngĐinh Thị Thơ Cám ơn sự khích lệ của em. Anh chỉ mỗi việc cóp lại rồi đưa lên FB thôi mà !2
- Thích
- Phản hồi
- 1 tuần
- Tống Mỹ LinhHèn chi người ÊĐê nói tiếng pháp giỏi quá nha .Bởi vậy nên có đồn điền C.H.P.I ở BM nè với lại đồn điền Maurin phải kg anh ??
- Thích
- Phản hồi
- 1 tuần
- Xứ ThượngTống Mỹ Linh Đó là Công ty cao nguyên Đông Dương (CHPI) và Công ty Nông nghiệp An Nam (CADA)... Những đồn điền cà phê mang tên “Tây” như: Auger, Mercurio, Vererkene, Padovani, Herion, Hagen, Santé, Coronen, Rene Rossi... đã mọc lên như nấm thời đó.
- Thích
- Phản hồi
- 1 tuần
- Hien NguyenTôi có thời gian mở đường từ Đà Lạt đến Ma đa ghui , nhưng chưa thăm ngôi trường này, bạn tôi từ BMT chuyển lên học THĐ lo vùi đầu học thi nên cũng chẳng biết, uổng quá vì theo tác giã bây giờ ngôi trường đã bị cưỡng chiếm2
- Thích
- Phản hồi
- 1 tuần
- Nguyễn Thị Tuyết NgaCảm ơn anh đã sưu tầm chia sẻ những bài viết hay để mọi người cùng đọc thêm hiểu biết và suy ngẫm.
- Yêu thích
- Phản hồi
- 1 tuần
- Xứ ThượngCám ơn em Nguyễn Thị Tuyết Nga!
- Thích
- Phản hồi
- 1 tuần
- Cúc Hoa Nguyễn ThịNghiệm ra những nước thuộc địa Pháp hoặc Anh luôn có những lợi thế về Văn hoá , Giáo dục & những mặt khác mà ko phải đất nước nào cũng được kế thừa ha anh ? Cám ơn bài sưu tầm của anh , mong giới trẻ đọc nhiều để hiểu thêm .3
- Yêu thích
- Phản hồi
- 1 tuần
- Xứ ThượngCúc Hoa Nguyễn Thị Cám ơn em nhận định rất hay!
- Thích
- Phản hồi
- 1 tuần
- Natanio PhamMột số nhân sĩ người sắc tộc từng được đào tạo từ thời Pháp , sau đó hoạt động và có vai vế trong lực lượng FULRO,và sau này làm việc dưới chính thể Đệ Nhị VNCH cũng có xuất thân từ trường Lycée Yersin Dalat .2
- Yêu thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Natanio PhamHầu như bất kể nơi đâu quanh Dalat cũng có thể nhìn thấy hai thứ là biểu tượng của tp Dalat thời xưa đó là : tháp chuông nhà thờ Con Gà,và tháp chuông trường Grand Lycée .Ngày xưa toàn cảnh Grand Lycée từ xa thì không thể thấy mái trường ngói đỏ lộ ra như thời điểm bây giờ,mà chỉ thấy tháp chuông như mọc thẳng đứng lên từ những rặng thông xanh phủ rậm rì .Còn tháp chuông nhà thờ " Con Gà " thì như mọc lên từ mây mù . Thủa ấy Dalat nhiều mây lắm,khỏi cần "săn mây " như người ta thường làm bây giờ . Từ khu Hoà Bình nhìn qua tháp chuông nhà thờ đã thấy đầy mây mù che phủ đặc quánh.2
- Thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Đã chỉnh sửa
- Xứ ThượngNatanio Pham Cám ơn em, người con của Đà Lạt ngày xưa!
- Thích
- Phản hồi
- 5 ngày
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét