Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2022

NHỚ CHÙA LINH SƠN ĐÀ LẠT *Tâm Minh Ngô Tằng Giao

 

Linh Sơn đâu đây, buông tiếng chuông ban chiều. Như ru ai say trong giấc mơ dạt dào. Cho thế nhân thôi, ru hết u sầu... (Thương Về Miền Đất Lạnh-Minh Kỳ)
NHỚ CHÙA LINH SƠN ĐÀ LẠT
*Tâm Minh Ngô Tằng Giao
...
...
Chùa LINH SƠN với lối kiến trúc Á Đông, giản dị và hài hòa, hai mái xuôi nghiêng, hơi cong ở phía cuối trên có hai con rồng đối xứng uốn khúc mềm mại giữa nền trời cao thường có mây trắng bay. Bên cạnh có ngôi tháp ba tầng hình bát giác và cách đó không xa là ngôi trường Phật học.
Thông thường cổng chùa thường xây theo cổng tam quan. Song cổng chùa Linh Sơn chỉ xây hai vách cao 4m, cách nhau 5m có mái lợp, bậc cấp được xây bằng đá, cửa cổng có thể hiến cho du khách một chỗ tạm nghỉ chân mà không sợ mưa nắngi.
Đường vào chùa được dẫn lên nhiều cấp, hai bờ đường là hai hàng cây thông, bạch đàn, sao, cao vút quanh năm thì thào với gió núi mây ngàn. Đêm về những ngọn đèn bên ngoài tỏa sáng mông lung trong sương lạnh điểm tiếng chuông ngân nga vang vọng làm cho cảnh trí Linh Sơn thêm phần trầm mặc, u nhàn.
...
...
Chùa Linh Sơn là một danh lam thắng cảnh bậc nhất của xứ hoa đào. Hàng năm, chùa đón tiếp hàng vạn du khách và Phật tử khắp nơi đến vãn cảnh chùa và chiêm bái.
Tiếng chuông chùa Linh Sơn có ảnh hưởng gây xúc động trong tâm hồn những người nhạy cảm, những người đang có chuyện ưu tư hay phiền não. Giữa phố thị Đà Lạt với vô vàn sắc thanh hỗn tạp, tiếng chuông Linh Sơn nhắc nhở cho họ gợi lại trong tâm hồn một cảm giác yên bình trong lẽ đạo rằng mọi sự trên cõi đời trần tục này đều là vô thường, đâu có chi tồn tại mãi:
“Đánh tan tục niệm hồi chuông sớm!
Gõ vỡ trần tâm tiếng mõ trưa!”
Chỉ cần lắng nghe tiếng chuông không thôi, cũng thấy phiền não vơi nhẹ trong lòng, xua tan đi tất cả những vấn vương tục luỵ, những nỗi trần tâm. Phiền não có vơi đi thì trí tuệ mới có cơ hội phát sáng, mà tâm bồ đề cũng nhờ đó mà phát sinh. Tiếng chuông chùa Linh Sơn mãi mãi còn lắng đọng trong lòng người Đà Lạt, nhất là những người hiện đang sống cuộc sống tha hương.
Chúng ta hãy nghe lời tâm sự của một tu sĩ Phật giáo, nhà sư HUYỀN KHÔNG, người từng lưu trú tại chùa Linh Sơn trước kia. Nỗi nhung nhớ được ghi trong một cuốn sách xuất bản tại Los Angeles, Hoa Kỳ, vào năm 1985:
“Tôi đến Đà Lạt vào giữa năm 1953 và tôi đã giã từ Đà Lạt để đi Tokyo cũng vào giữa năm 1960. Trong những tháng năm dài đó, hồn Đà Lạt đã len vào người tôi tự bao giờ mà tôi không hay.
Thời gian đầu tôi ở đây, Đà Lạt chẳng phải là nơi dễ dàng đến thăm. Bởi vì ngày đó, Đà Lạt là Petit Paris của người Pháp. Thành phố sạch sẽ, nhà cửa xinh xắn, dân chúng Đà Lạt ăn mặc lịch sự bốn mùa.
Trung tâm thành phố Đà Lạt có một cái hồ thơ mộng rộng mênh mông, giống như lòng người mở ra để đón tiếp bạn bè từ muôn phương tới. Những buổi chiều ấm, tôi đã thường mang chiếu ra trải dưới chòm thông trên bãi cỏ xanh nằm nhìn qua hồ Đà Lạt, qua những đồi thông, qua trường Grand Lycée Yersin, qua Hotel Grand Palace, qua những chiếc Pédalo có buồm xanh buồm hồng mà nam thanh nữ tú đang đạp trên mặt hồ và qua bao nhiêu nhà cửa bên kia đồi. Cảnh trí thật đẹp, thật thơ mộng có khác gì Tây Phương đâu? Rồi nhìn lên trời xanh để thấy những tảng mây trắng từ xa lãng đãng bay về.
Hồ Đà Lạt này, đã một thời được trang trí chung quanh bờ bằng đèn nê-ông màu xanh và màu hồng. Ánh đèn chiếu xuống nước hồ làm cho cảnh trí vốn đã thơ mộng lại càng thơ mộng thêm lên…
Trước sân chùa Linh Sơn Đà Lạt có vài cây Mimosa, loại lá dài và loại lá tròn. Những đêm trăng hay những sáng sương mờ, tôi thường dạo quanh trước sân chùa. Hương của hoa Mimosa ngạt ngào và thơm dịu hiền. Một lần đi qua thành phố Ojai, nghe mùi hương của hoa Mimosa làm tôi nhớ về Đà Lạt… Tôi thích cảnh trí của chùa Linh Sơn, vì sân chùa là cả một vòng cung. Bao bọc vòng cung đó là những hoa những cỏ, điểm tô cho chùa Linh Sơn trở nên một thắng cảnh danh tiếng của thành phố này.
Đà Lạt với tôi không chỉ có chùa Linh Sơn. Thỉnh thoảng tôi đến thác Cam Ly, để hít thở không khí trong lành. Hay nhiều lúc tôi về giảng Phật Pháp một tuần cho Phật Tử Khuôn Phú Hội và tại đây hàng ngày tôi đã ôm chiếu ra thác Gougah nằm đọc sách và để nhìn màu ngũ sắc qua ánh nắng mặt trời chiếu trên những bọt nước trắng xóa như bông gòn. Tôi cũng thường dừng chân trên đèo Prenn để nhìn sự hùng vĩ của núi rừng. Thỉnh thoảng, tôi cũng ra ngồi dưới gốc thông, nhìn xuống hồ Than Thở (Lac des Soupirs) lắng nghe tiếng nước chảy róc rách như có ai đang than thở với đất trời…
Những tháng năm sống tại Nhật, thỉnh thoảng tôi có đến các thành phố Nikko, Hakkone... Hay như ở Mỹ này, tôi đã từng ngủ lại 3 đêm tại công viên Yosemite của California. Trong đêm yên lặng, tôi đã từng nghe tất cả cái xa vắng của núi rừng để nhớ về Đà Lạt, nhớ những chòm thông của thời nào rơi rắc những phấn thông vàng để rồi có câu thơ:
“Thông xanh rải rắc phấn vàng
Nghe chăng gió thoảng cung đàn biệt ly.”
Thơ là thơ của ngày xưa mà sao nghe chừng như của hôm nay. Xin cảm tạ Đà Lạt nghìn trùng đã sống như chưa từng chết.”
...
...
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
Có thể là hình ảnh về tượng đài và ngoài trời
Hoan Pham, Mai Le và 97 người khác
14 bình luận
2 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

14 bình luận

Phù hợp nhất

  • Tống Mỹ Linh
    Đọc bài viết mà ngậm ngùi .Không biết bao giờ mới được đi Đà Lat một lần cho biết
  • Lan Quach
    Tuyệt vời hay lắm enh Tứa
  • Kim Hoàng Lê Thi
    Hay lắm anh...buổi trưa... em mời anh uống nước Chanh 🍋
    Có thể là hình ảnh về đồ uống, thực phẩm và trong nhà
    2
  • Natanio Pham
    Phía sau Chùa LS có cái hội trường lớn,và cũng phía sau hội trường nơi có gian nhà mấy bà sãi ở có cây vả nhiều trái nhìn lạ mắt . Em có người bạn nhà ở đường Thông thiên Học gần đấy cứ mổi lần ghé chơi là rủ nhau lén vào Chùa hái trộm. Chỉ hái được vài lần còn đa phần là bị bà sãi phát hiện đuổi từ xa....Có khi hái được nhưng khi bị rượt chạy lại làm rớt lại không những trái vả mà còn guốc dép... Bà sãi chửi học trò mà phá hoang ....
    3
    • Xứ Thượng
      Natanio Pham Cũng có nhiều kỷ niệm ở Đà Lạt ghê nhỉ!
    • Natanio Pham
      Xứ Thượng Trong số các tỉnh lỵ như Kon- Tum,Ban -Mê -Thuột,Pleiku, Bảo- Lộc và Dalat mà gia đình em từng cư ngụ thì Dalat là nơi chúng em ở lâu nhất, và trở lại những hai lần .Lần cuối ở Dalat sau này từ 1970 cho tới năm 1975 là lâu nhất vì lúc ấy bố mẹ em thấy các con đã lớn cần có nơi ổn định để học hành . Chứ không như trước do yêu cầu công việc,thuyên chuyển theo nhiệm kỳ của ông Bố nên chúng em thay đổi trường liên tục khắp vùng cao nguyên. Dalat vào năm 1970 lúc đó thì em chưa lớn nhưng không còn nhỏ ( đã lên trung học đệ nhất cấp )nên biết rất rõ về thành phố mộng mơ này . Biết các ngõ ngách ,địa điểm rong chơi như trong lòng bàn tay......
  • Xuân Luong
    Có trả lời không nhất qủy nhì ma thứ ba học trò
    2

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét