Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2022

NGƯỜI K'HO ĐÀ LẠT *Bích Ngọc

 

Bộ tộc K'ho là chủ nhân nghìn đời của đất Lâm Viên...
NGƯỜI K'HO ĐÀ LẠT
*Bích Ngọc
Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khảo cổ, dân tộc K’ho đã có mặt trên Đà Lạt từ thời văn hóa Sa Huỳnh - tức cả nghìn năm trước công nguyên.
Dân tộc K’ho chia thành ba phân nhánh gồm người Lạch, người Chil và Srê. Nhóm người Lạch sống ở đồi trọc từ dãy Lang Biang trải dài xuống Tây Nam, là thành phố Đà Lạt ngày nay. Và cũng chính bộ tộc Lạch là những người gặp bác sĩ Alexander Yersin – người Pháp đặt chân lên Đà Lạt đầu tiên.
Không xua đuổi hay trốn chạy, ngược lại người Lạch lại tiếp đón bác sĩ Alexander Yersin nồng hậu bằng những chum rượu cần ở căn nhà làng huyền thoại. Khi bị một con cọp vồ lấy ngựa của bác sĩ, họ đã giúp ông chiến đấu với thú dữ. Họ còn là người giúp ông tìm đường khám phá mảnh đất cao nguyên trong những năm tháng thám hiểm của mình.
Và cuộc gặp gỡ với bộ tộc M’Lates (tức là Lạch) này trên một dòng suối nhỏ của một thung lũng xanh biếc nên có lẽ tên DALAT có từ đây. (Da: Dak, theo tiếng Thượng có nghĩa là nước, suối, sông. Lat: M'Lates, Lạch. DALAT: suối của người Lat).
Người Lạch xưa kia có rất nhiều phong tục tập quán đặc biệt. Như tục làm đẹp bằng cách cà răng và căng tai, tục bắt chồng,... Đặc biệt, luật lệ của người Lạch là những câu thơ ca được gọi là Nri. Trong luật không có án tù hay tử hình và hình phạt cao nhất là đuổi ra khỏi làng. Người Lạch tin rằng khi con người phạm lỗi là không hoà đồng với thiên nhiên và động đến thần linh. Để không bị thần linh nổi giận trừng phạt, người phạm lỗi phải hiến sinh và nộp phạt.
Phải cám ơn bộ phận người Lạch ở Lạc Dương đã góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc bằng Lễ hội cồng chiêng được tổ chức hằng tuần tại buôn làng của họ ngay chân núi LangBiang. Ngoài ra, ngay tại khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu nổi tiếng cũng thường xuyên tổ chức những buổi hội cồng chiêng.
Xem trai gái người Lạch biểu diễn những điệu nhảy cùng cồng chiêng điêu luyện và hoang dã, nghe già làng kể những câu chuyện về tổ tiên họ và ăn thịt rừng, uống rượu cần bên lửa trại là những hoạt động vô cùng đáng trải nghiệm tại Đà Lạt.
Người Lạch vẫn sống trên mảnh đất cũ của tổ tiên nhưng đang bị thu hẹp dần bởi sự phát triển của Đà Lạt. Dân số cũng tăng lên ít nhiều (từ 800 người ở năm 1940 lên đến hơn 2.700 người hiện nay). Đời sống kinh tế của họ cũng đã khác nhưng vẫn còn quá thấp so với mức sống chung hiện tại. Hàng ngày họ vẫn lầm lũi bên mảnh ruộng với kỹ thuật canh tác thô sơ. Các ngành kinh tế phụ một thời quan trọng như nuôi ngựa, đan cói, buôn bán,… dần bị suy thoái.
Bích Ngọc
Có thể là hình ảnh đen trắng về 2 người, hồ, cây và thiên nhiên
Hoan Pham, Bạch Yến và 92 người khác
19 bình luận
3 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

19 bình luận

Phù hợp nhất

    • Xứ Thượng
      Đào Duy An Xin chỉ giáo để nâng tầm hiểu biết thôi...
    • Long Đp
      Xứ Thượng. Tôi có đọc một bài viết rất dài nhưng bổ ích, tựa đề " Văn hóa tranh luận và vấn đề ngụy biện" đăng trên trang mạng http://tusach.thuvienkhoahoc., xin phép admin được trích một đoạn ngắn dưới đây:
      "...một tranh luận nghiêm túc là một cuộc tranh luận (hay tham gia phản biện) có qui tắc hẳn hoi, mà trong đó người tham gia không được, hay cần phải tránh, phạm luật chơi. Những qui tắc chung và căn bản là người tham gia chỉ phát biểu bằng cách vận dụng những lí lẽ logic, với thái độ thành thật và cởi mở, chứ không phát biểu theo cảm tính, lười biếng, hay biểu hiện một sự thiển cận, đầu óc hẹp hòi. Để đạt những yêu cầu này, người tranh luận nghiêm túc trước khi phát biểu hay đề xuất ý kiến, đưa ra lời bình phẩm của mình, cần phải xem xét tất cả các trường hợp khả dĩ, phải cân nhắc những quan điểm và những cách giải thích khác nhau, phải đánh giá ảnh hưởng của sự chủ quan và cảm tính, phải chú tâm vào việc tìm sự thật hơn là muốn mình đúng, sẵn sàng chấp nhận những quan điểm không được nhiều người ưa chuộng, và phải ý thức được định kiến và chủ quan của chính mình". (Hết trích).
      Khi đọc xong bài đăng trên (NGƯỜI K’HO ĐÀ LẠT), nếu mình không đưa ra được những lý lẽ, hiểu biết để phản biện những gì của tác giả đã trình bày mà chỉ phán cộc lốc: "Sai"; "sẽ"... hẳn khiến người khác nghi ngờ là mình chẳng biết gì cả, hoặc chỉ ...ngụy biện!
      Vài lời bình luận cho vui thôi. Cảm ơn admin Xứ Thượng
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 6 ngày
      • Đã chỉnh sửa
    • Nguyễn Viết Kình
      Long Đp Cảm ơn bác Long Đp nhiều nhiều. Có lẽ anh DDA bận rộn tí thôi mà. Tôi cũng đang chờ các thông tin của anh ấy. Note: Theo tôi được biết thì anh ĐDA thuộc thế hệ 196x, là dân miền Trung, trước đây sống ở Pleiku hay Kontum. Sau khi tốt nghiệp Khoa Y ĐHTN, anh An công tác ở Tp. HCM, nhà hình như ở khu Xóm Gà gần BVND Gia Định. Anh An có nhiều bài viết theo tôi là rất OK về Pleiku, Kontum và Tây nguyên xưa cũ với các nguồn tài liệu rất đáng tin cậy. Wait & See, please... Thân.
    • Long Đp
      Anh Nguyễn Viết Kình thân mến.
      Trước đây tôi có biết về anh và anh Hoa thông qua vài người thầy và bạn, tin không nhiều nhưng vẫn thấy ngưỡng mộ, khâm phục vì nghe nói 2 anh học rất giỏi. Xét về truyền thống của trường Th. Bmt, tôi thuộc lứa đàn em của anh và anh Hoa mà thôi.
      Thật ra, trong comment trao đổi ở trên, tôi chỉ thấy hơi dị ứng với cách bình luận đánh giá của anh ĐDA và tôi không hề có ý định tham gia vào việc đánh giá ai đúng ai sai.
      Thân chào anh.
  • ซาม บอนญา
    Phải gọi họ là thổ dân hay người bản địa
    • Xứ Thượng
      ซาม บอนญา Ok! Giải thích theo https://luathoangphi.vn/bo-toc-la-gi/... "Các dân tộc, bộ lạc thuộc các yếu tố của sự phân tầng xã hội. Sắc tộc bao gồm nhiều cộng đồng hơn, trong khi bộ tộc có thể là một nhóm tương đối nhỏ những người tuân thủ các phong tục và truyền thống đã được thừa nhận trong suốt lịch sử của họ ..."
      Bộ tộc là gì?
      LUATHOANGPHI.VN
      Bộ tộc là gì?
      Bộ tộc là gì?
      • Thích
      • Phản hồi
      • Gỡ bản xem trước
      • 1 tuần
    • ซาม บอนญา
      Xứ Thượng ở ViệtNam rất né từ " người bản địa". Vì nếu công nhận có người bản địa thì phải tuân thủ hiến chương của Liên Hiệp Quốc về quyền cua người bản địa. Trong đó tôn trọng luật tục và không gian sống của họ, và họ có quyền trên đất đai tổ tiên của họ.
      Điều này vì lợi ích khai thác kinh tế thì Đảng NN còn lâu mới chấp nhận có người bản địa trên vùng, lãnh thổ ở VN
      4
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 tuần
      • Đã chỉnh sửa
    • Xứ Thượng
      ซาม บอนญา Cám ơn! Một ý rất hay và sâu sắc!
    • ซาม บอนญา
      Xứ Thượng ở Đăk Lăk dùng từ rất hay để chỉ người bản địa là " Đồng bào dân tộc tại chỗ"
      Ở Kon Tum và Gia Lai thì gọi " đồng bào địa phương"
      Haiz
      2
    • Hien Nguyen
      không chính xác, mơ hồ , dân kinh( việt tộc có trên bốn ngàn năm mà nguồn gốc cũng còn mơ hồ trong nguồn bách việt) . Tôi có mấy bạn quen k bịu, k’ ... tụi nó còn không biết nguồn gốc tổ tông
  • Phan Nguyen
    Cám ơn sự chia sẻ của Xứ Thượng nhen!
    Em rất chịu khó sưu tầm và chia sẻ cho bạn bè, một việc làm tốt vô cùng!
    Nhờ đọc bài của em, sự hiểu biết của tôi cũng khá hơn nhiều!
    Bấy lâu nay tôi luôn gồm các dân tộc miền núi là người Ê Đê!
    Thật đáng xấu hổ cho người Banmêthuột như tôi biết bao!
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 tuần
    • Đã chỉnh sửa
  • Uyen Lan
    Cảm ơn sự chia sẻ của anh Xứ Thượng
  • Quang Phung
    Người K’Ho có phải là mọi cà răng căng tai (trước 75 gọi thế) !
    • Xứ Thượng
      Quang Phung "Tục cà răng căng tai là một tập tục có từ lâu đời và khá phổ biến trong dân tộc Ê Đê, Bahna, M’nông, Mạ, Stiêng…" Không thấy nhắc tới K'ho... nhưng trong hình thì thấy có căng tai
      Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người
  • Nguyễn Viết Kình
    Theo vài tài liệu (vd Nguyễn Trắc Dĩ, 1970 hay Cửu Long Giang + Toan Ánh, 1974 ...) thì:
    a. Cà răng (CR) = 4 răng cửa và 2 răng nanh của hàm trên được cưa ngắn rồi mài mòn có khi phẳng sát nướu; trong khi 4 răng cửa và 2 răng nanh của hàm dưới được mài cho nhọn.
    b. Căng tai (CT) = xỏ dái tai bằng vòng (ngà, xương, răng, đồng…) hoặc bằng một đoạn ngà voi đặc.
    ----------------------
    Trong các sắc tộc Người Thượng trên Cao nguyên Trung phần VN thì:
    * có tục CR-CT ở người Xê-đăng = Sédang, Jrai = Jarai, Mnông, Bih = Pih, Cill, Hroi, Stiêng, Maa = Mạ, Kaho = Kơho, Chru…
    * chưa thấy nói về tục CR-CT ở người Bahnar.
    * không có tục CR-CT ở người Rhadé = Êđê.
    Thân.
    3

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét