Trên thực tế, người Mạ và người K'Ho sử dụng K' hoặc Ka là để phân biệt giới tính...
CHUYỆN VỀ K' VÀ KA
*Trịnh Chu
...
...
Tôi dẫn lại câu chuyện bỗng dưng bị... chuyển giới của bà Ka Trắc cốt để nói về một lỗi mang tính chất quy phạm, nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau, cả người trong cuộc lẫn người ngoài cuộc hiếm khi bận tâm, trừ phi "vướng" các thủ tục hành chính thì mới giật mình. Trước hết, xin nói về K' và Ka. Mặc dù trong các văn bản pháp lý (giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu...) có không ít trường hợp khi khai báo người K'Ho và người Mạ vẫn ghi "họ" là K' (nếu là con trai) hoặc Ka (nếu là con gái). Cứ liệu đó làm cho nhiều người lầm tưởng và nghiễm nhiên coi K' hoặc Ka là "họ" của hai tộc dân này. Thực ra, xét theo cách hiểu thông thường về "họ", nghĩa là "tập hợp những người có cùng một tổ tiên, một dòng máu", thì K' hoặc Ka không phải "họ" như nghĩa gốc của từ. Trên thực tế, người Mạ và người K'Ho sử dụng K' hoặc Ka là để phân biệt giới tính. Theo đó, con trai sẽ mang những cái tên đại loại như K'Broi, K'Bri, K'Brốs..., con gái thì Ka Nhoi, Ka Nhuys, Ka Thy...
K' và Ka là hai thành tố mang tính chất bắt buộc để nhận diện danh (tên) và tính (giới), nên người K'Ho và người Mạ rất hiếm khi lầm lẫn giữa K' và Ka. Cứ con trai là K' + tên riêng và con gái thì y như rằng Ka + tên riêng. "Do không nắm rõ quy định này, một số cán bộ làm hộ tịch hộ khẩu (chủ yếu là người Kinh) đã có sự nhầm lẫn căn bản giữa K' và Ka. Hậu quả của sự nhầm lẫn này là cho đến nay cả người K'Ho và người Mạ đều có những cái tên... sai giới tính, ví dụ như bà Rơ Ông K'Dơng, bà Kơ Să K'Hiền, ông Ka Mhiết, ông Ka Son; thậm chí, có cả những cái tên mang giới tính thứ ba như Ka' Trí", già làng K'Têu (xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm) cho biết.
Theo già làng K'Têu, chính vì sự thiếu hiểu biết, lại chủ quan ở cán bộ làm hộ tịch hộ khẩu, cộng thêm việc người bản địa thiếu vốn từ vựng tiếng Việt để giải thích, nên đã "đẻ" ra những cái tên nghe rất chối tai, gây phiền hà lâu dài cho người dân. "Cái lỗi chính vẫn là ở người cán bộ làm công tác hộ tịch hộ khẩu. Còn người dân, phần vì nhận thức hạn chế, phần vì ngại va chạm, nếu phát hiện ra vấn đề cũng đành lặng im chấp nhận. Điều này giải thích vì sao trong chứng minh nhân dân hay trong sổ hộ khẩu của người K'Ho hoặc người Mạ vẫn tồn tại những cái tên lẫn lộn giữa đàn ông và đàn bà", già làng K'Têu nói rõ.
Cũng theo già làng K'Têu, hiện nay, một số cán bộ làm công tác hộ tịch hộ khẩu đã nhận ra cái sai lầm trước kia, nhưng không hiểu vì lý do gì mà cho đến giờ vẫn chưa chịu sửa. Do vậy, phiền toái từ sai sót trên chắc chắn khó tránh khỏi, khi mà trong cuộc sống thường ngày có rất nhiều văn bản mang tính pháp lý cần phải khai báo. Mà nội dung cần phải khai báo đầu tiên trong các bản khai lý lịch, đơn từ lại bắt đầu bằng việc "xưng danh" họ tên và giới tính. Ngoài ra, việc ghi sai giới tính còn gây nên những tác hại xấu khác, nhất là hệ lụy về mặt tâm lý. "Giả dụ như người Kinh, một người có tên là Trương Văn Thái (tức con trai), nhưng bị ghi thành Trương Thị Thái (tức con gái), người đó sẽ nghĩ sao? Rơi vào trường hợp đó, anh (chị) sẽ hiểu cảm giác của người Mạ và người K'Ho khi bị nhầm lẫn giữa K' và Ka là như thế nào!", già làng K'Têu nhấn mạnh.
TRỊNH CHU
* Trích đoạn trên nguồn https://cadn.com.vn/chuyen-ve-k3939-va-ka-
73Hoan Pham, Uyen Lan và 71 người khác
31 bình luận
6 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ
31 bình luận
Phù hợp nhất
- Vu Kim Oanhmàu áo đừng phai xứ thượng của ta ơi
- Thích
- Phản hồi
- 1 tuần
- Xứ ThượngCám ơn giọng hát "mãi còn xanh" Vu Kim Oanh !
- Thích
- Phản hồi
- 1 tuần
- Bùi Ngọc KhánhChẳng chỉ sai tên họ của anh em sắc tộc mà cán bộ hộ tịch còn ghi sai tên của người Kinh nữa kìa, như bố mẹ đặt tên con là Quỳnh Dao được cán bộ ghi ngay là Quỳnh Rao chẳng hạn. Vì Dao với Rao đọc tiếng Bùi Chu giống nhau. He he.2
- Haha
- Phản hồi
- 1 tuần
- Xứ ThượngBùi Ngọc Khánh Ngày đó Sổ Hộ Khẩu do người bên CA viết... Nhà mình cũng bị nhưng xem nhẹ cho đến tuổi con bé Quyên đi học xa mới thấy hệ lụy. Xin đổi lại đúng tên chứ không phải Quynh với bao nhiêu là phiền toái!
- Thích
- Phản hồi
- 1 tuần
- Trunglap LêCó một dạo tôi dự một lễ phát Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bìa đỏ) ở xã Ia De, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, có môt số hộ không chịu nhận bìa, vì không đúng tên họ; lỗi là do người dân khai tên, cán bộ người kinh viết theo phát âm, vậy là sai quá xá sai!
- Thích
- Phản hồi
- 1 tuần
- Xứ ThượngTrunglap Lê Một thời "rút kinh nghiệm"... sai thì sửa! Buồn là rút mãi sai mãi!!
- Thích
- Phản hồi
- 1 tuần
- Kim Vinh NguyễnAnh XT giỏi thật đấy
- Thích
- Phản hồi
- 1 tuần
- Xứ ThượngKim Vinh Nguyễn Cám ơn cô giáo động viên khích lệ! Giỏi chôm chỉa của người khác thôi nha!!
- Thích
- Phản hồi
- 1 tuần
- Yêu thích
- Phản hồi
- 1 tuần
- Phan Tuyet VyAnh Xứ Thượng tìm tòi rất thú vị và thật giá trị về Dân tộc.
- Thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Xứ ThượngPhan Tuyet Vy Cám ơn em thương tình chứ anh bị chê trách và ném đá dzữ lắm đó!
- Thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Phan Tuyet VyXứ Thượng Anh Xứ Thượng đá đường vị rất ngọt đó ANH
- Haha
- Phản hồi
- 6 ngày
Xem thêm 9 phản hồi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét