Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2022

BÌM BỊP TIẾNG KÊU THƯƠNG *Trần Bảo Định

 

"Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi .. Buôn bán không lời, chèo chống mỏi tay" .. Nghe câu hát ta thấy thấp thoáng đâu đó là những mảnh đời, cuộc sống nghèo khó của người lao động...
BÌM BỊP TIẾNG KÊU THƯƠNG
*Trần Bảo Định
...
...
Tôi nhớ tiếng kêu thương của bìm bịp vì, nó chẳng vô tình bạc nghĩa xứ sở. Nó hoàn toàn đối nghịch với chim cu đất. Bởi, chim cu đất sẵn sàng bỏ ổ, bỏ con, bỏ lãnh địa, một khi nó ngửi mùi bất an đến bản thân!
Hồi nhỏ được ngoại nuông chìu, tôi thường nghịch phá nhất là rình chim bìm bịp tìm ổ để lấy trứng bắt con. Thiệt ra không dễ, bìm bịp tha mồi nuôi con không bao giờ bay thẳng đến ổ. Nó bay lủi vô bụi cây ngụy trang phía trước và nó lặng lẽ bay ngõ sau bụi cây nhằm đánh lừa đối phương. Đôi ba chập bay lủi như vậy, bìm bịp mới về ổ nuôi con.
Bìm bịp màu lông giống nhau ở trống và mái. Màu nâu chấm đen khi còn nhỏ. Lúc đủ lông đủ cánh, rời ổ ra riêng, đôi mắt đỏ au; đầu mỏ, cổ ngực và đuôi có màu đen lợt, thân và đôi cánh lông màu nâu sòng như chiếc áo nhà sư. Có lẽ vì vậy, người đời gọi bìm bịp là chim Thầy Chùa (?). Hình như có một sự tích về màu lông, về thân phận của nó do thiên hạ truyền miệng nhau. Tôi nhớ hoài lời ngoại nói:
- Bìm bịp, một loài chim cam chịu sống bìm, đồng nghĩa với bầm mà, bầm ở quê mình được hiểu ngầm là bầm dập! Dù vậy, nhưng chưa bịp ai, kể cả người bạn đời của nó!
Rồi những trưa hè buồn miệng, ngoại kiến giải:
- Người nhà quê hiểu nôm na, bìm có nghĩa sống “ăn nhờ ở đậu” an phận thủ thường, nhút nhát và không ác với đồng loại, không nham hiểm với láng giềng. Trời cho đôi cánh để bay xa, bay vào trời rộng như muôn loài chim khác, nó ngại ngùng quên sử dụng. Chỉ là, bay ngắn nếu không muốn nói, chuyền cây. Suốt đời sống bụi bờ, làm ổ bằng rơm cỏ trên cao và hỏng mặt đất. Đi đâu cũng có đôi có bạn, không đi lẻ vợ chồng. Nước lớn vợ gọi, chồng kêu!
Con mái lớn hơn trống, đuôi ngắn và lông màu lợt; trống đuôi dài và lông màu đậm. Bàn chân bốn ngón, mỗi ngón có móng và vuốt. Chân cặp ngắn cặp dài và trước sau đối xứng. Dẫu nó thuộc loại bìm bịp lớn hay nhỏ, thảy đều sống thủy chung với bạn tình mà nó đã ăn nằm, sinh con đẻ cái. Mỗi con trống hoặc mái, nó có riêng mùi đặc trưng. Và, mùi đặc trưng đó, giúp nó nhớ thương, ân ái, không phản bội nhau. Mùa xuân, dù bìm bịp sống chốn gò cao hay nơi bưng biền, mương rạch, nó rững mỡ qua tiếng kêu ‘Cu-ra-ua... Cua- ra-ua... vang vọng miền quê, ai nghe mà chẳng động lòng? Đầu hạ, bìm bịp đẻ. Đầu thu, cả vợ lẫn chồng cùng gánh vác việc nuôi con, nó chẳng ly thân ly dị bao giờ. Mái nhường miếng mồi ngon cho chồng cho con, nó nhịn ăn trong niềm vui của sự nhường. Tôi đã rình coi bữa ăn chiều sum hợp của “gia đình bìm bịp” ở đám biền thí thời bom đạn. Tôi nhớ mẹ, nhớ nhà và thèm về, ngay bây giờ nhưng, không thể. Bất chợt, tôi thốt lên câu hò ở quê nhà:
Phần thịt thì để cho chồng
Phần xương em gặm, phần lòng cho con
Nhà ngoại có khu vườn chạy ra bến sông, có cầu ao nằm dưới giàn mướp hoa vàng rực mỗi sớm mai. Chốn ấy là, giang sơn của bìm bịp. Nó yêu giang sơn của nó chẳng khác người yêu đất nước của mình. Mảnh đất nó đang sống là lãnh địa bất khả xâm phạm. Nó trở nên hung tợn và chiến đấu bảo vệ lãnh địa không sợ chết đối với kẻ xâm lấn.
Ngày xưa, ngoại nói đó là tập tính thuộc căn tính bìm bịp; đồng thời với phản xạ có điều kiện. Tôi hỏi, điều kiện gì hở ngoại? Ngoại rằng, sau mỗi lần đánh đuổi và chiến thắng kẻ thù, nó thích khen thưởng bằng thức ăn ngon. Vì vậy, con mái lúc nào cũng trữ mồi ngon tặng trống sau trận chiến.
Bìm bịp khắc tinh lũ rắn, kể cả rắn cực độc. Lãnh địa của bìm bịp, rắn không thể sống, kể cả sống sót! Mùi da thịt, mùi lông và phân của bìm bịp khiến rắn khớp đèn, mất hoàn toàn khả năng chiến đấu... thúc thủ quy hàng, nằm chờ bìm bịp đến gắp mang về ổ làm thức ăn dự trữ nuôi con!
Con tạo lá lay, bày trò: Bìm bịp diệt rắn. Rắn diệt chuột. Thế nên, chuột ngày đêm ngóng đợi bìm bịp lởn vởn gần hang ổ của mình như nắng hạn đợi mưa rào. Có mùi bìm bịp, rắn cụp đuôi không dám ho he, hó hé! Rắn sinh ra và lớn lên lột da sống đời nhưng, không có hang ổ! Hang ổ rắn, chính là hang ổ chuột bị rắn cưỡng chiếm với phương châm: Diệt chuột đoạt hang ổ!
Tôi trở về khu vườn nhà ngoại sau bao năm đi xa. Những đóa mai vàng bung nụ khoe cánh dưới nắng xuân, không gian im ắng như chờ tiếng gọi bạn tình: Cu-ra-ua... C...u...r...a...u...a.. của bìm bịp tự thuở nào. Tôi chỉ nghe tiếng lá rơi trên thềm nhà cũ. Cầu ao, bến nước, bãi biền... còn nằm trơ đó, bìm bịp thì “tuyệt chủng” rồi!
Chỉ một lời đồn thổi bá vơ, người săn đuổi và tận tuyệt giống nòi bìm bịp, ngâm rượu tráng dương bổ thận cho mình. Họ biết đâu rằng, chính họ đã giết chết tiếng kêu thương của một loài chim đáng sống!
TRẦN BẢO ĐỊNH
Có thể là hình ảnh về chim và ngoài trời
Ly Trinh, Hoan Pham và 139 người khác
29 bình luận
20 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

29 bình luận

Phù hợp nhất

  • Khang Pham
    Hay qúa
  • Phi Toan
    Những chuyện về đồng quê xưa khiến tâm hồn ta như trẻ lại!
  • Kim Vinh Nguyễn
    Câu chuyện hay quá. Cảm ơn a.
  • Bùi Trí Phương
    Bài viết Hay quá anh ơi.
  • Kim Tuyet
    Bài viết hay và đọc mang lại nhiều cảm xúc. Cảm ơn anh. Em xin share nhé. Em đã từng nghe tiếng bìm bịp kêu, khi nước lớn đầy tiếng kêu vọng xa. May mắn gần nhà có người nuôi bìm bịp và thả rong. Nó khôn lắm, bay đi kiếm ăn rồi bay về, nó bắt ốc và tha lên bờ ao cho con ốc bò ra nó mổ ăn, bỏ lại đầy vỏ ốc trên bờ. Giờ em cũng hiểu tại sao vườn em từng có rắn mà cũng tự biến mất, và cũng hiểu tại sao khi hết rắn thì lũ chuột lại ăn trứng và bồ câu con. Mấy con bìm bịp mỗi ngày vẫn rảo qua vườn, chuyền nhau trên cây.
  • Bạch Yến
    Vườn nhà em hồi cũng có một con bìm bịp, nó dạn đi lửng thửng dưới đất bắt sâu, giờ nó đi đâu hay ng ta bắt nó rủi anh Đạt .
    • Thương thương
    • Phản hồi
    • 6 ngày
    • Đã chỉnh sửa
  • Ly Trinh
    Bài viết hay quá
    Cảm ơn tác giả và a. Xứ Thượng nha
    2
    • Thương thương
    • Phản hồi
    • 6 ngày
  • Hoan Pham
    Hình như tiếng chim Bìm Bịp nó gợi lên nỗi nhớ nhà khi những buổi chiều hoàng hôn dần buông xuống ! Nhớ những năm 1978,1979 khi bị bắt đi khai hoang ở nông trường lúa 8/4 mỗi buổi chiều làm về, ngồi nghe tiếng nó kêu ảm đạm, thê lương cảm thấy một nỗi nhớ nhà trào dâng lên da diết.
    7
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 6 ngày
    • Đã chỉnh sửa
    • Bạch Đằng Giang
      Sau 30/4/75 các vị cán chính đều phải học tập tại địa phương, trong lúc cán bộ đang say sưa giảng thuyết về chế độ thì bỗng nghe tiếng gào lên: bịp bịp, ông ta nóng mặt: đứa nào, đứa nào bảo tao bịp, cả hội trường bèn trả lời: chim ạ, ông ta bảo chim là thằng nào đứng lên, bổng chốc lại nghe tiếng bịp bịp bịp một tràng dài thế là lão ta mắc cở
      3
  • Nhãn dán Sát cánh bên nhau Yellow emoji hand with a pink and purple gradient heart appearing over it.
    2
  • Nhãn dán Manchester United Generic soccer player from the Manchester United team, wearing the team jersey and giving the thumbs up.
  • Bùi Điệp
    Sao mà viết hay đến thế....!
  • Bích Hiền Từ
    Tiếng bìm bịp kêu trong chiều khắc khoải, như tiếng kêu tội nghiệp cho phận người
    2
  • Trần Thị Nhẫn
    Bài viết hay và cảm động !
  • Nguyen Xuan
    Bài viết hay quá a Đạt.
    Cảm ơn a và tác giả.
    Đã cho em biết thêm về loài chim bìm bịp này.
  • Hân Lê Thị Ngọc
    Lại được hiểu thêm về Bìm bịp... bài viết hay.... cảm ơn XT
    2
  • Akela Dã Quỳ Vàng
    Chỗ mấy" đứa "này hay lai vãng là chỗ nhiêu rắn , thực đơn của tụi nó thấy xuất hiện các loại rắn đó nha.
  • Uyen Lan
    Giờ mới biết về Bìm bịp ! Bài viết hay, cảm ơn anh Xứ Thượng!
  • Kim Tuyet
    Bìm bịp kêu nước lớn ai ơi
    Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê
    Cái từ “mỏi mê” nghe nó mới thấm thía sự não nề của phận người đã nghèo còn gặp khó.
    2
  • Nga Banh
    Chim bìm bịp rất hung dữ.Mỏ cứng ,trên lưng có màu hung đỏ.Chim ăn động vật sống.
    Hồi đó có người cho em con bìm bịp nuôi .Thấy nó quá hung dữ, nên cho người khác nuôi .
    Con này nó rất nhanh ,khó bắt lắm
  • Thanh Phan
    Em nhớ ngôi nhà ở VN, chiều nào cũng nghe tiếng bìm bịp kêu, buồn não nuột
  • Co Doc Soi
    ((Con nước lên nghe tiếng bìm bịp kêu chiều . )) giờ nó bắn quá cũng ít thấy bìm bịp nữa chú ơi 😭😭😭
  • Nguyễn Thị Tuyết Nga
    Đọc mà thương mà xót xa cho cả kiếp phận nhỏ bé lỡ đầu thai vào chốn tận diệt . 😥
    • Thương thương
    • Phản hồi
    • 5 ngày
  • Son Dau
    Năm 1977 lúc tôi ở tù ở Bù gia Mập, một hôm đi phát hoang trong rừng có một anh bạn tìm được một ổ bìm bịp có con, anh ta rất mừng định lấy về nhưng cũng mấy người khác cản lại. Họ nói bìm bịp là thầy chữa trật chân, tay hãy bẻ một cánh tay của con chim con cho trật để đó ngày mai ra mình lấy cả thuốc lẫn chim. Nhưng ôi hôi trong cảnh tù đày đói khổ đến độ “lá nào xanh, con gì nhúc nhích đều ăn được cả” thì làm sao mà chờ được. Và biết đâu ngày mai mình có còn trở lại chỗ này nữa không? Thôi đành bắt bỏ vào túi cho chắc. Lòng buồn nhưng đành vậy 🥲
    2
  • Đinh Thị Thơ
    Cảm ơn anh Đ..và tác giả.. vườn nhà em cũng có đôi chim này.. từ ngày làm đg đông tây..khg thấy nó về nữa...
  • Đặng Thị Tầm
    Bài viết của Trần Bảo Định hay quá!
    Mình sống ở nông thôn làm vườn rẫy nên gặp nhiều Bìm bịp, có 1 lần gặp bìm bịp gắp con rắn bay ngang qua Quốc lộ 14 và 2 lần chứng kiến cảnh bìm bịp giết rắn, bìm bịp dùng mỏ mổ rắn và dùng chân để cào.
    Hiện nay ở Đăk nông vẫn còn nhiều bìm bịp;
    Cảm ơn anh Đạt đã chia sẽ bài của TBĐ và đăng lên Face, nhờ đó em có thêm kiến thức Chim Bìm Bịp.
    Chúc anh buổi sáng vui, khỏe!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét