rsodopteSnu:u1l4gu083h220 c8 ihgl8gcclcat95ch991nh imgá3g6 ú ·
Đã chia sẻ với Công khai
Tiếng trống trường mãi tồn tại trong ký ức tuổi học trò nhiều kỷ niệm của cả một thời thơ ấu...
HOÀI NIỆM TIẾNG TRỐNG TRƯỜNG
*Lê Trung Ngân
Mãi lo toan với bao nhiêu chuyện của đời thường, đôi khi chúng ta quên hẳn những việc tưởng chừng như đơn giản nhưng cứ theo ta suốt cuộc đời. Điều đơn giản đó có lẽ không chỉ của riêng tôi, mà cả với những ai đã qua thời đi học đều nhớ khi nghe nó trỗi lên: tiếng trống trường. Âm thanh gần gũi, thân thương của tiếng trống trường làng vẫn luôn gắn liền với những năm tháng tuổi thơ và còn vang vọng trong suốt cuộc đời của mỗi con người. Những giai điệu trầm bổng ấy vẫn hằng đánh thức hồn người, gợi nhớ những kỷ niệm tuổi học trò, gợi nhớ hình ảnh bạn bè, thầy cô và mái trường xưa…
Tôi còn nhớ lúc còn học tiểu học, nghe một người thầy nói với cả lớp: sau này khi ra đời các em sẽ thấy thời đi học là cả một quãng thời gian đẹp và đáng nhớ. Khi đó, tôi nghĩ thầm: suốt ngày vật lộn với bài vở thì có gì đâu mà nhớ. Từ khi ra trường, bôn ba với cuộc sống, vật lộn không ngơi nghỉ với những khó khăn, nhớ đến câu nói ngày xưa sao thấy đúng quá, và hôm nay, chợt nghe tiếng trống trường, những kỷ niệm thời còn đi học theo nhau hiện về trong tôi, tất cả như mới hôm qua.
Quả trống được dùng làm hiệu lệnh và báo giờ trong nhà trường là loại trống khá to và nặng nên thường được đặt trên giá gỗ, ở dưới mái hiên trước cửa phòng họp. Trống nằm hơi nghiêng, mặt hướng lên trên và hướng ra ngoài sân trường. Thân trống được ghép bởi những mảnh gỗ mít rộng chừng bàn tay người lớn và dài gần một mét. Hai mặt trống được bịt bằng da trâu với vô số ghim tre. Vì thân trống phình rộng như thế nên khi đánh, tiếng trống sẽ rất trầm ấm mà lại vang xa, giúp cho cô cậu học trò nào đó mải chơi cùng cánh bướm, cánh chuồn chuồn ở tận cuối vườn trường cũng đều nghe thấy mà chạy về…
Quả trống da trâu nhẵn mòn và trông rất cũ kỹ ấy mà chứa đựng trong mình muôn ngàn âm thanh với nhiều cung bậc, giai điệu khác nhau. Phải chăng trống biết lắng nghe những tâm sự của con người hay trống chính là tiếng vọng tâm hồn của lớp lớp học trò!Tiếng trống ngày tựu trường thì tưng bừng, náo nức như thúc giục, mời gọi bước chân của chúng tôi về từ bốn phương trời. Tiếng trống báo giờ vào lớp thì hồi hộp, chờ trông những điều mới mẻ trong bài học tới. Còn tiếng trống buổi tan trường thì khoan thai pha niềm luyến tiếc cùng hy vọng, hướng tới ngày mai. Và tiếng trống trong buổi học cuối cùng của đời học sinh thì nghe cứ xao xuyến, bâng khuâng mà rưng rưng nước mắt… Đối với chúng tôi, tiếng trống trường giống như một người bạn thân, gắn bó từng ngày từng giờ trong suốt cả quãng đời học sinh trong sáng, tinh nghịch và vô tư. Nhưng tiếng trống trường cũng giống như người thầy chu đáo và ân cần, gần gũi mà rất trang nghiêm…
Tiếng trống trường chuyên cần và nhẫn nại, đều đặn mà mực thước như tấm lòng của thầy cô. Ngày lại ngày, sau tiếng trống báo giờ là lớp lại ngân lên lời cô giảng bài, đưa chúng tôi đến những khung trời mới lạ. Những phép toán, bài thơ cứ lần lượt hiện ra trên từng trang sách mở. Năm tháng trôi qua theo từng nhịp trống trường, theo từng bước lớn khôn của những lớp học trò và theo từng hạt bụi phấn mãi còn vương trên mái tóc thầy cô…
Lâu lắm rồi, có lẽ phải gần năm mươi năm tôi mới nghe lại tiếng trống trường thân thương giữa vùng quê hương yên vắng. Lại liên tưởng đến bài văn: “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh, tôi hầu như không còn hiện hữu giữa thì hiện tại mà đang sống về quá khứ. Ngày đầu tiên đi học, tôi cũng đi bộ đến trường trên con đường làng dài và hẹp, con đường này tôi đã đi lại nhiều lần nhưng bỗng dưng thấy lạ. Khi đến trường, sự hồi hộp tăng lên khi nghe tiếng trống, khi phải xếp hàng vào lớp, rồi chợt rơm rớm nước mắt khi chỉ còn một mình vào lớp, không có người thân… Thời gian cứ trôi đi nhưng những bài học đánh vần đầu tiên vẫn nhớ mãi: a cái nhà, ă cái khăn, â mâm cơm, ư bộ lư… Nghĩ lại việc học của các con cháu bây giờ sao khổ sở quá, cách đánh vần cứ thay đổi, học sinh tiểu học phải mang chiếc cặp nặng hơn cả trọng lượng cơ thể và phải học thêm ngay từ … lớp một!
Thời gian cứ trôi cho đến khi tôi lên lớp 9, tiếng trống trường vẫn ngày mấy lượt trỗi lên để báo hiệu giờ ra chơi, ra về, giờ vào lớp. Những ngày ấy chúng tôi chỉ biết học và học; kiến thức mà các thầy cô truyền dạy thì phong phú vô cùng. Cứ mỗi bài giảng từ văn, sử, địa… đều rất sinh động dù chẳng có đèn chiếu, vi tính như bây giờ. Lúc đó trong chúng tôi hình ảnh thầy cô rất thiêng liêng. Trong giờ thi đệ nhất lục cá nguyệt, đệ nhị lục cá nguyệt (học kỳ 1 và học kỳ 2 bây giờ), không khí phòng thi im phăng phắc. Thầy giám học chỉ đi tới đi lui tất cả các phòng thi nhưng học trò thì sợ xanh mặt, dù không ai dám nghĩ tới lật tài liệu, thật là đúng nghĩa với việc thi cử. Sách giáo khoa thì năm trước người anh học để lại năm sau em tiếp tục học. Mùa hè thì vô tư đi bắt dế, câu cá, chơi đùa thỏa thích.
Sau ngày 1975, tôi đã tốt nghiệp y khoa và cũng đi làm. Từ đây, tiếng trống trường thay bằng chuông điện, hiện đại hơn. Dần dà, chúng ta quen với tiếng chuông điện và quên hẳn tiếng trống, nhưng phong cách dạy và học vẫn không thay đổi nhiều, các thầy cô cũ vẫn còn đứng lớp và học trò thì vẫn tiếp tục nhiệm vụ của mình là phải học tốt. Ở những vùng quê nơi chúng tôi sinh ra, được đi học là niềm hạnh phúc lớn lao, do đó tất cả thì giờ chúng tôi chỉ dành cho viêc học mặc dù điều kiện sống thiếu thốn trăm bề. Đêm chong đèn dầu để học, ngày đi bộ đến trường, về nhà còn phải nhổ mạ, cuốc đất, phụ việc nhà … Nhưng chúng tôi học một cách say sưa và tranh đua nhau từng điểm. Mỗi môn học đều đem đến sự thú vị và hữu ích thông qua cách giảng bài thật sinh động của thầy cô. Việc thi cử cũng nhẹ nhàng vì hàng ngày đã học hết cả bài học lẫn bài tập. Thời gian này vui nhất là những ngày dự trại du khảo: thường là đi Vũng Tàu, Phan Thiết.
Đón lớp trò đến rồi tiễn lớp trò đi, tiếng trống vẫn chuyên cần và gần gũi, thân thương như thế, mặc cho bao đổi thay đã diễn ra trên mái trường. Để rồi, bao thế hệ học trò được lớn khôn toả đi tìm những phương trời xa nhưng luôn biết gìn giữ, nâng niu âm thanh tiếng trống trường cùng hình ảnh thầy cô trong sâu thẳm tâm hồn…
Lê Trung Ngân
*Trích từ nguồn https://bacsiletrungngan.wordpress.com/.../hoi-ni%E1%BB.../
*Ảnh minh họa: La Nguyễn Quốc Vinh
84Hoan Pham, Nguyên Lê và 82 người khác
29 bình luận
Thích
Bình luận
Chia sẻ
29 bình luận
Phù hợp nhất
- Vu Kim Oanhnơi Oanh ở trường có ĐIỀU kiện nên vào học. tan học bấm chuông .là phụ huynh học sinh MÌNH góp ý nếu như bị mất điện thì SAO ?đề nghị trường nên đánh trống .tiếng trống tạo không khí tôn nghiêm và ấm áp nên duy trì tuy cổ điển nhưng thuần túy nét đẹ…Xem thêm
- Yêu thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Xứ ThượngVu Kim Oanh Rất ư là Việt Nam đó chị!
- Thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Ông Bà NộiTiếng trống giờ ra chơi với bao háo hức,tiếng trống tan trường mong chờ.và nhẹ nhõm nhất là khi nghe kêu tên lên bảng mà mình ko thuộc bài mà có tiếng trống báo hết giờ,ôi tiếng trống cứu tinh...
- Haha
- Phản hồi
- 6 ngày
- Xứ ThượngÔng Bà Nội Anh cũng như thê đấy, bài ấy chưa thuộc lắm nên nhớ tiếng trống cứu tinh vô cùng...
- Thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Kim Thịnh DancerLời giới thiệu hay quá...chạm lòng quá a XT
- Yêu thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Xứ ThượngKim Thịnh Dancer Cám ơn em nhiều.
- Thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Phương Thuý HoàngCái trống trường em . Nằm im trên giá . Nó thấy chúng em nên mừng vui qúa. Tùng tùng tùng ...!3
- Yêu thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Xứ ThượngPhương Thuý Hoàng Giỏi hì!
- Thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Kim Vinh NguyễnHạnh phúc quá! Mình vẫn được nghe tiếng trống trường hàng ngày Và rất đúng giờ nha!
- Yêu thích
- Phản hồi
- 5 ngày
- Xứ ThượngKim Vinh Nguyễn Tuyệt vời! Cô giáo nghe ở BMT hay ở Dak Nông vậy?
- Thích
- Phản hồi
- 5 ngày
- Kim Vinh NguyễnXứ Thượng Ban Mê Thuột a ơi. Nhà gần hai trường TH ,THCS
- Thích
- Phản hồi
- 4 ngày
- Xứ ThượngKim Vinh Nguyễn Cám ơn cuộc đời, cám ơn mọi người... https://www.youtube.com/watch?v=lOWk8SVUreACÒN MỘT CHÚT THÔIYOUTUBE.COMCÒN MỘT CHÚT THÔI
- Thích
- Phản hồi
- Gỡ bản xem trước
- 4 ngày
- Hai Pham ThiTiếng trống trường vẫn vang trong ký ức tuổi học trò . Mãi mãi và mãi mãi phải không các bạn ?
- Thích
- Phản hồi
- 3 ngày
- Xứ ThượngHai Pham Thi Mãi mãi...
- Thích
- Phản hồi
- 3 ngày
- Hai Pham ThiXứ Thượng Phải chăng tuổi học trò là chặng đường đẹp đẽ nhất của đời người , không lo âu , không phiền muộn , không tỉnh toán so đo , bạn bên tôi , tôi bên bạn , hồn nhiên đến lạ thường . Xứ Thượng ơi ! Bỗng dưng muốn khóc !
- Thích
- Phản hồi
- 3 ngày
- Hai Pham Thi“Học trò , học trò “ thân thương biết mấy hai chữ “Học trò “ . Thưa Thầy trò A … ăn hiếp em … Trò B giận em .. Ôi ! Thương quá hai chữ : HỌC TRÒ !
- Thích
- Phản hồi
- 3 ngày
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét