Mực tím ngày xưa...
LÁ THUỘC BÀI
Câu chuyện về chiếc lá-thuộc-bài gần như là truyền thuyết.
Không ai biết chiếc lá đó hình dạng ra sao, màu sắc thế nào.
Chỉ có những người tự đi tìm chiếc lá-thuộc-bài đó như trường hợp của trò Chuyên, trò Thiệt trong câu chuyện này là biết rõ.
Không ai biết chiếc lá đó hình dạng ra sao, màu sắc thế nào.
Chỉ có những người tự đi tìm chiếc lá-thuộc-bài đó như trường hợp của trò Chuyên, trò Thiệt trong câu chuyện này là biết rõ.
Nhưng tiếc thay, vẫn phải giữ im lặng và bí mật để cầu lấy sự linh nghiệm. Người viết câu chuyện này, trong thời gian còn là chú học trò bé nhỏ( và chắc chắn là cũng có nhiều những cô chú học trò bé nhỏ đồng thời ) đã có đi tìm chiếc lá-thuộc-bài. Nhưng vẫn phải theo nguyên tắc chung là sự im lặng và bí mật.
Trần Huy Sao - (http://coithotranhuysao.blogspot.com/20…/…/la-thuoc-bai.html)
---oOo---
...
Mình không muốn nghĩ nhiều đến chuyện này nữa, vì càng nghĩ mình càng thấy thiếu kém, thua sút nhiều đứa bạn khác. Ngày mai có môn Công dân, không đến phiên mình trả bài nhưng mình vẫn phải học chứ! Ba đã dặn là dù không trả bài, không làm bài kiểm, mình vẫn không được bỏ quên, vì mình học cho mình mà. Bé Ba, bé Tư đã ngủ say. Má vẫn chưa về. Nhưng tối nay mình không thấy rã rượi mệt mỏi như bao đêm khác. Tự nhiên mình thấy tỉnh táo, và tìm gặp một sự an ủi lớn – là vì mình thấy cái lá thuộc bài trong sách của mình. Cái lá không có gì đặc biệt, trừ màu xanh rất đậm. Thế mà Thảo nói với mình rằng nếu ép lá vào vở mình học bài sẽ mau thuộc như Thảo vậy. Thảo dễ mến ghê đi. Thảo đến gần mình khi mình còn đang khóc thút thít. Giọng Thảo thật êm, thật ngọt: “ Mai nè, Thảo có cái này tặng ấy, ấy nhận nghen. Cái lá này, Thảo hái ở dọc đường, ép trong sách lâu ghê rồi. Người ta gọi là cái “lá thuộc bài” đấy. Thảo ép nó nên Thảo học bài mau thuộc ghê. Ấy thử ép vào sách xem sao nhé!”. Không biết có một cái gì làm mình thấy mến Thảo quá, giống như hai đứa đã là bạn với nhau từ lâu. Mình mắc cỡ ghê, mình chả biết nói gì với Thảo, vì nước mắt nó cứ chảy ra hoài – chắc là xấu lắm. Mình run run cầm cái lá, ép liền vào sách. Chỉ nói được hai tiếng “cám ơn” rồi mình vụt ôm cặp chạy liền. Ôi chao, mình vừa thẹn, vừa sung sướng.
...
(Trích theo "Lá Thuộc Bài" của Nguyễn Thị Mỹ Khanh trên Blog Tuổi Hoa và hơn thế nữa-https://tuoihoandmore.blogspot.com/2013/11/la-thuoc-bai.html )
Mình không muốn nghĩ nhiều đến chuyện này nữa, vì càng nghĩ mình càng thấy thiếu kém, thua sút nhiều đứa bạn khác. Ngày mai có môn Công dân, không đến phiên mình trả bài nhưng mình vẫn phải học chứ! Ba đã dặn là dù không trả bài, không làm bài kiểm, mình vẫn không được bỏ quên, vì mình học cho mình mà. Bé Ba, bé Tư đã ngủ say. Má vẫn chưa về. Nhưng tối nay mình không thấy rã rượi mệt mỏi như bao đêm khác. Tự nhiên mình thấy tỉnh táo, và tìm gặp một sự an ủi lớn – là vì mình thấy cái lá thuộc bài trong sách của mình. Cái lá không có gì đặc biệt, trừ màu xanh rất đậm. Thế mà Thảo nói với mình rằng nếu ép lá vào vở mình học bài sẽ mau thuộc như Thảo vậy. Thảo dễ mến ghê đi. Thảo đến gần mình khi mình còn đang khóc thút thít. Giọng Thảo thật êm, thật ngọt: “ Mai nè, Thảo có cái này tặng ấy, ấy nhận nghen. Cái lá này, Thảo hái ở dọc đường, ép trong sách lâu ghê rồi. Người ta gọi là cái “lá thuộc bài” đấy. Thảo ép nó nên Thảo học bài mau thuộc ghê. Ấy thử ép vào sách xem sao nhé!”. Không biết có một cái gì làm mình thấy mến Thảo quá, giống như hai đứa đã là bạn với nhau từ lâu. Mình mắc cỡ ghê, mình chả biết nói gì với Thảo, vì nước mắt nó cứ chảy ra hoài – chắc là xấu lắm. Mình run run cầm cái lá, ép liền vào sách. Chỉ nói được hai tiếng “cám ơn” rồi mình vụt ôm cặp chạy liền. Ôi chao, mình vừa thẹn, vừa sung sướng.
...
(Trích theo "Lá Thuộc Bài" của Nguyễn Thị Mỹ Khanh trên Blog Tuổi Hoa và hơn thế nữa-https://tuoihoandmore.blogspot.com/2013/11/la-thuoc-bai.html )
...oOO---
...
Giữ lại nhành lá , cô trả vở và đứng dậy tỏ ý kết thúc phần kiểm tra bài. H’Rơm nhẹ nhõm nhưng nỗi xấu hổ khiến em không dám ngẩng nhìn ai nhất là đám mấy đứa con trai hay đùa ác.
“Lá này có tên là thuộc bài. Đẹp quá phải không các em ?” Khác hẳn mấy giây trước đó, cô Mai sôi nỗi hẳn, giọng nói vốn đã trong càng thánh thót hơn .
“Ai biết lá có từ đâu ?” Cô bước khỏi bục, hỏi.
Cả lớp nhìn nhau ngơ ngác. Chả lẽ cô không biết lá có từ cây! Mà cây thì mọc trên đất. Hay cô định đố gì đây. Chỉ vào nhỏ Hương cô hỏi lại câu hỏi kỳ cục một lần nữa.
“Thưa cô, từ cây ạ!”
“Cây có từ đâu?” Chỉ vào thằng Tý đang lén che miệng cười, cô lại hỏi.
“Thưa cô … Từ ….đất ạ” Tý đứng dậy mặt đỏ vì nín cười, lúng búng trả lời. Chợt nhớ ra nó tiếp luôn một hơi như sợ quên.
“Thưa cô. Cây mọc từ đất. Cây sinh ra cành, nhánh. Từ cành nhánh sinh ra lá, hoa. Hoa sinh ra trái. Trái có hạt. Đem hạt gieo xuống đất ta lại có cây ạ! Ngoài ra cây cũng có thể sinh từ một ….”
Tý lúng túng, nó không biết phải gọi là gì khi nhớ ra cây khoai mì mọc từ một khúc cây mì khác, hoặc cây lá bỏng mọc từ một lá bỏng khác và càng hết sức lúng túng khi cả lớp cười rần rần trước kiến thức về môn sinh học mà thường ngày nó rất tệ được trình bày một cách ngon ơ .
“Bạn Tý nói rất đúng”
Cô Mai lên tiếng chặn bốn chục cái miệng đang lợi dụng cơ hội để ngoác hết cỡ mà cười rung lớp học không chừng sẽ bị ban giám hiệu phê bình .
“Vậy muốn cây có nhiều quả thì ta phải làm gì?”
“ Ô hay. Cô Mai của chúng em ơi!” Cả bốn chục cái đầu thầm nghĩ và chúng đồng thanh nói thầm bằng ánh mắt đắc chí. “ Phải chăm bón, tưới nước cho cây chứ còn sao nữa. Quanh đây nhà nào chẳng trồng cà phê. Cô không thấy sao “
“Cô biết các em định nói gì rồi. Vậy cô hỏi cả lớp, điểm học tập là cây hay quả?”
Cô Mai gây bất ngờ thêm . Ừ nhỉ. Bốn chuc bộ óc lại bị khuấy động. Cây hay quả? Quả hay cây? À. Phải rồi. Điểm được ghi vào mục kết quả học tập. Vậy điểm học tập là quả rồi chứ còn gì nữa. Vậy học trò cũng là cây luôn.
Bốn chục cái miệng, không – ba chín thôi vì H’Rơm bận há ra thích thú, đồng thanh reo:
“Quả. Quả.Quả.”
“Thế là các em đã hiểu. Điểm học tập của ai là thứ quả do ngươi đó quyết định. Ai thông minh chăm chỉ thì quả tròn đẹp. Ai chậm trí mà không cần cù hoặc mải chơi thì quả nhỏ, lép. Phải vậy không các em?”
Giơ cao cánh lá mỏng manh cô Mai tủm tỉm:
“Chiếc lá thuộc bài tự kể chuyện mình. Đó là đề bài làm thêm cho tiết tập làm văn tuần đến mà cả lớp cần chuẩn bị. Nghe chưa?”
Hướng về phía H’Rơm cô cười ý nhị. Em ngượng quá, cúi mặt chẳng dám nhìn cô nhưng bụng nói với cô rằng “Còn em. Em sẽ kể chuyện cô giáo dạy văn của em. Thưa cô”
Cô Mai không hề hay biết rằng nhỏ Hải và nhỏ Hạnh đang len lén thả ra khỏi mấy cuốn vở những nhành lá mỏng manh như lá cô đang cầm trên tay với vẻ nâng niu dường kia. Những lá thuộc bài chao nhẹ xuống gầm bàn đậu lại chân H’Rơm.
Em cúi nhặt, tự nhủ “ Mình sẽ giữ mãi, nhưng không phải để dễ thuộc bài./.
Giữ lại nhành lá , cô trả vở và đứng dậy tỏ ý kết thúc phần kiểm tra bài. H’Rơm nhẹ nhõm nhưng nỗi xấu hổ khiến em không dám ngẩng nhìn ai nhất là đám mấy đứa con trai hay đùa ác.
“Lá này có tên là thuộc bài. Đẹp quá phải không các em ?” Khác hẳn mấy giây trước đó, cô Mai sôi nỗi hẳn, giọng nói vốn đã trong càng thánh thót hơn .
“Ai biết lá có từ đâu ?” Cô bước khỏi bục, hỏi.
Cả lớp nhìn nhau ngơ ngác. Chả lẽ cô không biết lá có từ cây! Mà cây thì mọc trên đất. Hay cô định đố gì đây. Chỉ vào nhỏ Hương cô hỏi lại câu hỏi kỳ cục một lần nữa.
“Thưa cô, từ cây ạ!”
“Cây có từ đâu?” Chỉ vào thằng Tý đang lén che miệng cười, cô lại hỏi.
“Thưa cô … Từ ….đất ạ” Tý đứng dậy mặt đỏ vì nín cười, lúng búng trả lời. Chợt nhớ ra nó tiếp luôn một hơi như sợ quên.
“Thưa cô. Cây mọc từ đất. Cây sinh ra cành, nhánh. Từ cành nhánh sinh ra lá, hoa. Hoa sinh ra trái. Trái có hạt. Đem hạt gieo xuống đất ta lại có cây ạ! Ngoài ra cây cũng có thể sinh từ một ….”
Tý lúng túng, nó không biết phải gọi là gì khi nhớ ra cây khoai mì mọc từ một khúc cây mì khác, hoặc cây lá bỏng mọc từ một lá bỏng khác và càng hết sức lúng túng khi cả lớp cười rần rần trước kiến thức về môn sinh học mà thường ngày nó rất tệ được trình bày một cách ngon ơ .
“Bạn Tý nói rất đúng”
Cô Mai lên tiếng chặn bốn chục cái miệng đang lợi dụng cơ hội để ngoác hết cỡ mà cười rung lớp học không chừng sẽ bị ban giám hiệu phê bình .
“Vậy muốn cây có nhiều quả thì ta phải làm gì?”
“ Ô hay. Cô Mai của chúng em ơi!” Cả bốn chục cái đầu thầm nghĩ và chúng đồng thanh nói thầm bằng ánh mắt đắc chí. “ Phải chăm bón, tưới nước cho cây chứ còn sao nữa. Quanh đây nhà nào chẳng trồng cà phê. Cô không thấy sao “
“Cô biết các em định nói gì rồi. Vậy cô hỏi cả lớp, điểm học tập là cây hay quả?”
Cô Mai gây bất ngờ thêm . Ừ nhỉ. Bốn chuc bộ óc lại bị khuấy động. Cây hay quả? Quả hay cây? À. Phải rồi. Điểm được ghi vào mục kết quả học tập. Vậy điểm học tập là quả rồi chứ còn gì nữa. Vậy học trò cũng là cây luôn.
Bốn chục cái miệng, không – ba chín thôi vì H’Rơm bận há ra thích thú, đồng thanh reo:
“Quả. Quả.Quả.”
“Thế là các em đã hiểu. Điểm học tập của ai là thứ quả do ngươi đó quyết định. Ai thông minh chăm chỉ thì quả tròn đẹp. Ai chậm trí mà không cần cù hoặc mải chơi thì quả nhỏ, lép. Phải vậy không các em?”
Giơ cao cánh lá mỏng manh cô Mai tủm tỉm:
“Chiếc lá thuộc bài tự kể chuyện mình. Đó là đề bài làm thêm cho tiết tập làm văn tuần đến mà cả lớp cần chuẩn bị. Nghe chưa?”
Hướng về phía H’Rơm cô cười ý nhị. Em ngượng quá, cúi mặt chẳng dám nhìn cô nhưng bụng nói với cô rằng “Còn em. Em sẽ kể chuyện cô giáo dạy văn của em. Thưa cô”
Cô Mai không hề hay biết rằng nhỏ Hải và nhỏ Hạnh đang len lén thả ra khỏi mấy cuốn vở những nhành lá mỏng manh như lá cô đang cầm trên tay với vẻ nâng niu dường kia. Những lá thuộc bài chao nhẹ xuống gầm bàn đậu lại chân H’Rơm.
Em cúi nhặt, tự nhủ “ Mình sẽ giữ mãi, nhưng không phải để dễ thuộc bài./.
(Trích trong truyện ngắn LÁ THUỘC BÀI của Tôn Nữ Ngọc Hoa trên
https://dotchuoinon.com/2010/04/12/la-thuộc-bai/)
https://dotchuoinon.com/2010/04/12/la-thuộc-bai/)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét