Ban mê xưa... Nghe đến đồn điền cao su, cà phê C.H.P.I của Pháp... đó là Công ty cao nguyên Đông Dương (compagnie des hauts plateaux indochinois - c.h.p.i).
NHÀ THỜ C.H.P.I
Khoảng đầu thập niên 30 của thế kỷ trước, nhằm phát triển và mở rộng các đồn điền Cà phê và Cao su, người Pháp đã chiêu mộ nhân công từ khắp các miền đất nước lên Tây Nguyên, nhất là vùng Ban Mê Thuột, một khu vực có đất đai màu mỡ, rộng lớn, thuận lợi cho việc trồng Cà phê và Cao su trong các đồn điền của họ. Ngoài việc lo cho có việc làm ổn định các chủ đồn điền còn quan tâm đến tinh thần, đời sống tôn giáo của công nhân. Vì vậy, họ đã xây dựng nhà thờ Công giáo và Tin lành cho các Kitô hữu, chùa chiền cho các Phật tử, trong đó có nhà thờ của Giáo xứ Dũng Lạc ngày nay.
Ban đầu nhà thờ có tên là CHPI (Compagnie des Hauts-Plateaux Indochinois). Sau đó Đức Cố Giám Mục tiên khởi Giáo phận Banmêthuột - Đức Cha Phêrô Nguyễn Huy Mai đổi tên thành nhà thờ “Ban Mê Thuột Ngoại Thành”.
Sau biến cố 1975, việc sinh hoạt tôn giáo bình thường của giáo dân bị gián đoạn, ngăn cản… nhưng giáo dân vẫn một lòng trung thành với Chúa và Giáo hội, cố gắng giữ lấy ngôi nhà thờ bé nhỏ nhưng rất đỗi thân thương của họ.
Thường vào chiều Chúa nhật có Cha Anrê Lê Trần Bảo ở Toà Giám Mục đến dâng thánh lễ cho giáo dân, nhưng sau đó bị gián đoạn. Một thời gian sau, thỉnh thoảng Nhà nước cho phép Cha quản xứ Giáo xứ Phú Long là Cha An tôn Đỗ Văn Tài đến dâng thánh lễ vào chiều thứ Năm và Chúa nhật nhưng rồi lại bị gián đoạn.
Khoảng năm 1976 - 1977, Nhà nước mượn khu tĩnh tâm của các linh mục Giáo phận Ban Mê Thuột, thuộc khu vực nhà thờ Ban Mê Thuột Ngoại Thành làm cơ quan “Sở Địa Chính”, có thời hạn trao trả lại. Trong khi chờ đợi Sở Địa Chính hoàn trả, khuôn viên nhà thờ bị bó hẹp, chỉ còn lại ngôi nhà thờ; thêm vào đó, dân lấn chiếm đất càng gần vào khu vực chung quanh Thánh Đường, khiến cho việc đi lại khó khăn, mất vệ sinh và mỹ quan.
...
Giáo xứ đã kiên trì đề nghị Nhà nước trao trả lại toàn bộ khu Tĩnh Tâm và phần đất chung quanh nhà thờ. Tuy nhiên, phải đợi hơn 10 năm sau, nguyện vọng chính đáng đó mới được đáp ứng. Trong khi chờ đợi trao trả lại đất, Cha quản xứ đã tu sửa, cơi nới dần dần nhà thờ trên phần đất nhỏ bé còn lại, làm đường khoanh vùng để quản lý… lúc đó đầy những khó khăn và phức tạp...
...
Giáo xứ đã kiên trì đề nghị Nhà nước trao trả lại toàn bộ khu Tĩnh Tâm và phần đất chung quanh nhà thờ. Tuy nhiên, phải đợi hơn 10 năm sau, nguyện vọng chính đáng đó mới được đáp ứng. Trong khi chờ đợi trao trả lại đất, Cha quản xứ đã tu sửa, cơi nới dần dần nhà thờ trên phần đất nhỏ bé còn lại, làm đường khoanh vùng để quản lý… lúc đó đầy những khó khăn và phức tạp...
Sau khi Nhà nước trả lại phần đất đã mượn, một lần nữa Giáo xứ bắt tay vào việc tiếp nhận phần đất và khắc phục hậu quả của gần 20 năm Nhà nước mượn ...
Sau 20 năm làm quản xứ Giáo xứ Dũng Lạc, ngày 13 tháng 12 năm 2011, Cha Gioan Bùi Quang Đạo được cử đi nhận nhiệm sở mới là Giáo xứ Châu Sơn, và ngày 12 tháng 12 năm 2011, Cha Antôn Vũ Thanh Lịch, nguyên quản xứ Giáo xứ Châu Sơn, được Bề Trên đổi về làm quản xứ Giáo xứ Dũng Lạc.
Sau khi ổn định nơi Giáo xứ mới nhận, Cha Antôn đã bắt tay ngay vào việc làm thủ tục xin phép xây nhà thờ mới...
...
(Trích : "Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà thờ Dũng Lạc" trên nguồn gpbanmethuot)
...
(Trích : "Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà thờ Dũng Lạc" trên nguồn gpbanmethuot)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét