Ngày xưa ở Ban mê, có quán cà phê trên đường Hai Bà Trưng được đặt tên một loài hoa...
HOA UẤT KIM HƯƠNG
*Ghi chép của Giang Lân
...
Uất kim hương có vẻ đẹp sang trọng và lịch sự. Hoa nổi hình kim hoặc hình chén. Bông hoa to mọng căng, giữa có chùm nhụy hoa cong cong gợi cảm. Hoa bọc sáu cánh chia làm hai hàng trong và ngoài. Hoa có nhiều màu sắc khác nhau, hương thơm ngào ngạt. Vẻ ngoài Uất kim hương hao hao giống Hoa sen, lại cũng tựa tựa hoa Mẫu đơn nữa. Nay thì Uất kim hương là hình ảnh tượng trưng cho đất nước Hà Lan. Là “tứ đại quốc bảo” của Hà Lan, bao gồm: cối xay gió, pho-ma, guốc gỗ và hoa Uất kim hương. Tuy nhiên nó còn được trồng nhiều ở Thổ Nhĩ Kỳ, Hung-ga-ry và Iran.
*Ghi chép của Giang Lân
...
Uất kim hương có vẻ đẹp sang trọng và lịch sự. Hoa nổi hình kim hoặc hình chén. Bông hoa to mọng căng, giữa có chùm nhụy hoa cong cong gợi cảm. Hoa bọc sáu cánh chia làm hai hàng trong và ngoài. Hoa có nhiều màu sắc khác nhau, hương thơm ngào ngạt. Vẻ ngoài Uất kim hương hao hao giống Hoa sen, lại cũng tựa tựa hoa Mẫu đơn nữa. Nay thì Uất kim hương là hình ảnh tượng trưng cho đất nước Hà Lan. Là “tứ đại quốc bảo” của Hà Lan, bao gồm: cối xay gió, pho-ma, guốc gỗ và hoa Uất kim hương. Tuy nhiên nó còn được trồng nhiều ở Thổ Nhĩ Kỳ, Hung-ga-ry và Iran.
Thật ra quê hương của hoa Uất kim hương là ở Cao nguyên Tây Tạng – Trung Quốc, và tên gọi Uất kim hương là từ nơi ấy. Nay Tây Tạng vẫn còn sinh trưởng không ít loài hoa Uất kim hương hoang dã. Hơn 2000 năm trước, hoa Uất kim hương được truyền đến Thổ Nhĩ Kỳ từ vùng Trung Á. Tương truyền vào thế kỷ XVI, một vị sứ giả người Áo tại Thổ Nhĩ Kỳ nhìn thấy hoa Uất kim hương có sắc màu diễm lệ, bèn lấy một số cây mang về Vinara và trồng trong Cung đình Vinara. Một người Hà Lan lại lấy giống nó mang về Hà Lan. Sau khi người Hà Lan say mê trước vẻ đẹp diễm lệ, tao nhã, quý phái của hoa Uất kim hương, lập tức nó được nhân trồng quảng bá, được nổi tiếng khắp nước, và được đặt tên là hoa Tuy-líp. Hoa Tuy-líp trở thành loại hoa có giá trị rất cao...
Hoa Uất kim hương hay Tuy-líp cũng thế. Nguồn gốc và truyền thuyết về nó được dựng thành những câu chuyện ly kì và bí hiểm, được gắn với đặc trưng văn hóa của quốc gia đó để chứng minh rằng “Nó là của riêng ta!” Truyền thuyết đầu tiên về hoa Tuy-líp là truyện: “Tuy-líp – Cuộc chạy trốn bất thành”. Chuyện rằng: “Một lần đưa cơm cho cha, Tuy-líp – cô con gái của người chăn cừu, đã bị tên điền chủ bắt cóc đưa về làm thợ dệt thảm cho hắn. Cô bị nhốt trong một gian nhà tối om. Một mùa hạ tối tăm và tuyệt vọng trôi qua. Rồi một mùa thu buồn bã và một mùa đông lạnh lẽo cũng hết. Khi xuân đến, nỗi buồn nhớ cha mẹ, vườn nhà, núi non bỗng dày vò Tuy-líp khôn nguôi. Nàng quyết định bỏ trốn chứ không thể chết ở nơi đây. Một bữa nọ, kế hoạch bỏ trốn của nàng được các cô gái cùng cảnh ngộ ủng hộ. Vượt qua khung cửa sổ găm đầy mảnh thủy tinh, toàn thân nàng bị cứa rách đầy máu me. Tuy-líp chạy về phía đồi núi. Bị lộ. Tên điền chủ phi ngựa đuổi theo. Tuy-líp bị ngựa áp sát. “Không để bị bắt lại!” Nàng nghĩ, và quyết định quay đầu lao vào chân ngựa. Ngựa ngã. Điền chủ bị văng vào vách đá. Tuy-líp gượng dậy nhưng không còn đủ sức, nàng lảo đảo ngã xuống tuyết. Sớm hôm sau, từ nơi Tuy-líp nằm, một cảnh tượng lạ lùng hiện ra, trên bãi tuyết trắng lạnh xuất hiện cơ man bông hoa đỏ bừng nở. Người ta lấy tên nàng đặt cho hoa gọi là hoa Tuy-líp từ đó, tạo vẻ đẹp cho đời.”
Lại có chuyện tên hoa Tuy-líp bắt nguồn từ đâu? Là loại hoa của Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Hình ảnh của hoa được khắc họa trong nghệ thuật dân gian ở Ba Tư cũ và Thổ Nhĩ Kỳ. Cái tên châu Âu Tuy-líp bắt nguồn từ một từ tiếng Ba Tư “Turban”, nghĩa là khăn xếp, là từ tập quán cài hoa lên chỗ xếp khăn của người Ba Tư. Cũng có thể là từ đặc điểm của hoa khi chưa nở to, giống chiếc mũ không vành hay khăn xếp. Người Thổ Nhĩ Kỳ lại cho rằng không rõ từ khi nào, mà chỉ biết hoa Tuy-líp bắt nguồn từ Thổ Nhĩ Kỳ với tên gọi “Tulipan”, vì hình dáng như chiếc khăn đội đầu của người Thổ thời kỳ đó. Chứng minh điều này có chuyện kể: Vua Thổ trước khi có lễ cưới một ngày, đã lệnh cho người làm vườn trong ngày cưới của mình phải có nhiều hoa Tuy-líp trưng bày trong Cung đình. Và ngoài vườn thì đầy hoa nở. Đận ấy là tháng 11. Người làm vườn nhờ một đạo sĩ thổi sáo suốt một ngày một đêm. Kỳ lạ thay sáng sớm hôm sau vườn hoa nở rộ đầy màu sắc. Vua Thổ ban thưởng người làm vườn một thanh vàng. Người làm vườn xin được trao lại cho người đạo sĩ và thưa rằng công ấy là của ông ta.
Vậy có hoa “Tuy-líp đen” như trong tiểu thuyết của Alexandre Dumas? Đêm tối ngự trị màu đen huyền bí, sức mạnh siêu nhiên. Nên hoa màu đen đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của con người về vẻ đẹp và sức mạnh tâm linh, và gắn cho nó nhiều huyền thoại huyễn hoặc. Người ta đã cố gắng rất nhiều trong lai tạo nhằm có được loại hoa Tuy-líp đen. Nhưng thất bại. Rồi lại dùng mọi thủ thuật bí mật, cũng chỉ cho ra đời loại Tuy-líp có màu tím xẫm hay đỏ xẫm, và cứ đồn bừa lên nó là đen. Dù sao chăng nữa những câu chuyện như thế được truyền đi rất nhanh, thêu dệt thêm yếu tố huyền bí như là một phát hiện mới, làm cho hoa Tuy-líp càng nổi tiếng và hấp dẫn. Tựu trung, chỉ có người Hà Lan là giàu có rất nhanh từ hoa Tuy-líp. Loài hoa được xếp vào hàng phát triển như “Cơn sốt vàng”...
Ghi chép của Giang Lân
(Trích từ nguồn http://vietbao.vn/…/Huyen-thoai-ve-hoa-Tulip-…/75324788/262/)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét