Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

CÂY THỦY TÙNG



Một lần đến huyện Krông Năng ...
CÂY THỦY TÙNG
Đây là một huyện mới thành lập năm 1987, tách ra từ huyện Krông Búk. Giờ đây bên cạnh người Êđê, Gia Rai, Ba Na đã có người Kinh, người Tày, người Nùng đến ở, cùng làm ăn...
Hai mùa ở Tây Nguyên là một khoảng cách lớn, hoàn toàn đối lập. Mùa khô thì nắng cháy, mùa mưa thì như thác đổ. Nhưng những ngày ở đây tôi thấy thời tiết thật ôn hòa, không khí mát dịu. Đến thăm Krông Năng, ngay từ buổi đầu, tôi đã cảm nhận được sức hấp dẫn kỳ thú của vùng đất này.
...
Tại đây, tôi đã nghe câu chuyện về thủy tùng. Thủy tùng có tên khoa học Glyptostrobus pensilis, xuất hiện cách đây khoảng 10 triệu năm, là cây gỗ lớn, thường cao tới 25m, đường kính thân hơn 1,3m. Thủy tùng có tên trong Sách đỏ Việt Nam và theo công bố của Quỹ Thiên nhiên hoang dã thế giới (WWF), đây là một trong những loài cây bị săn lùng ráo riết nhất. Hiện nay, trên thế giới chỉ còn sót lại 2 quần thể ở huyện Ea H’Leo và Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk với khoảng 180 cây. Trước đây ở Krông Năng người ta chặt hạ hàng trăm cây thủy tùng để đắp đập, hoặc đốt phá để làm ruộng nước. (đập thủy lợi Ea Ral, , cánh đồng Ea Kuanh thuộc địa phận buôn Giêr có hàng trăm cây thủy tùng cỡ lớn bị đốn hạ và một số còn nằm lại trong hồ đã bị săn lùng ráo riết). Nhiều nhà rông có câu thang, chuồng bò làm bằng gỗ thủy tùng. Đã có một cơn sốt đào bới, đi tìm trục vớt gỗ thủy tùng. Bây giờ, loài cây thủy tùng đang được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Ở đây, còn hai cây thuỷ tùng lớn, cao gần 10m, đường kính gốc gần 60cm, tại buôn Trấp Bu, xã Ea Hồ.
(Trích theo bút ký của Huy Nguyên)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét