Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2020

LÀNG MƯỜNG GIỮA NÚI RỪNG TRÀ MY *Bích Liên-Hoàng Yên

 

Hôm qua lúc 19:24 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Ở phía Đông dãy núi Trường Sơn, tỉnh Quảng Nam, có một cộng đồng người Mường sinh sống. Họ quần tụ bên những căn nhà sàn, nép mình bên vách núi...
LÀNG MƯỜNG GIỮA NÚI RỪNG TRÀ MY
*Bích Liên-Hoàng Yên
Từ trung tâm huyện Bắc Trà My, băng qua cây cầu treo nối liền đôi bờ sông Trường, theo những con đường quanh co, gập ghềnh chạy dọc theo sườn núi, chúng tôi bắt gặp bản làng trù phú, nơi có đông đúc người Mường cùng một số tộc người sinh sống.
Người mở đất
Ngót nghét mấy chục năm trôi qua, kể từ khi già Mớp (Bùi Văn Mớp, quê Hòa Bình) - người Mường đầu tiên đặt chân tới vùng núi rừng bạt ngàn nằm bên sông Trường (nay thuộc thôn 5 và thôn 6, xã Trà Giang). Cuối những quả đồi, đập vào mắt chúng tôi là một thung lũng bình yên với cánh đồng lúa ngả màu vàng óng. Nổi bật giữa cánh đồng vàng là những ngôi nhà sàn của người Mường. Chúng tôi được người làng dẫn tới một căn nhà sàn đẹp nhất nằm giữa thiên nhiên tuyệt mỹ, tựa như tranh vẽ. Đó là căn nhà của già Mớp mà với người Mường, ông là vị “thành hoàng sống” của làng. Khắp thôn 5, thôn 6 của xã Trà Giang này, nhắc tới tên già Mớp, người người lộ vẻ biết ơn ông, họ gọi ông với sự thành kính là “người mở đất”, hay “thành hoàng làng”.
...
Bản Mường nở hoa
Ngày trước, hai bên bờ sông Trường (đoạn qua thôn 5, thôn 6, Trà Giang) chỉ lác đác vài căn nhà, chòi rẫy của những người mới khai phá, dần dần một số tộc người Ca Dong, Co, kể cả người Kinh cũng đến đây định cư. Ngày nay, qua cây cầu treo ngang sông Trường, đã thấy ấm áp sự sống. Giữa màu xanh của bạt ngàn núi rừng, nhà cửa san sát, đường làng đã bê tông kiên cố. Người Mường luôn giữ tình hòa thuận, đoàn kết với các tộc người anh em ở đất này. Dù ly hương, những thế hệ người Mường vẫn động viên nhau giữ phong tục, truyền thống của cha ông. Đó là lý do khiến 2 thôn 5 và 6 xã Trà Giang vẫn lưu giữ nhiều nhà sàn truyền thống. Cả vùng này, cũng thật khó kiếm tìm đâu ra một căn nhà sàn đẹp như già Mớp. Nghe đâu người dưới xuôi cũng nhiều lần lặn lội tìm tới ngã giá 700 - 800 triệu đồng để đổi lấy căn nhà, song già Mớp không chịu. Ông muốn giữ lại ngôi nhà truyền thống, nó như là kỷ vật nhắc nhớ con cháu ngưỡng vọng về quê cha đất tổ, nhắc nhở họ phải sống đoàn kết, hòa thuận và không được quên nguồn cội, phong tục. Người Mường ở xã Trà Giang còn tự hào về cây lát hoa, với họ, đó như là một biểu tượng, một mảnh hồn quê xứ. Họ đem giống về từ phương Bắc, trồng quanh nhà. Và không ai khác, cũng chính “thành hoàng làng” Bùi Văn Mớp có công đưa cây lát hoa vào trồng nơi quê hương thứ hai của mình. Hiện, ở bản Mường, người có nhiều cây lát hoa nhất là ông Bùi Văn Tới với hơn 1.000 cây trên 20 năm tuổi, xem như là của để dành. Cây gỗ lát hoa rải rác ở Trà Giang khoảng 8ha, nhà trồng nhiều thì cả nghìn cây, trồng ít vài ba chục cây, vài trăm cây.
...
Câu chuyện mở đất của già Mớp đã trở thành câu chuyện đẹp giữa các bản làng Trà Giang. Và xứ Trà Giang cũng in đậm dấu ấn văn hóa, tinh thần cố kết cộng đồng của người Mường. Hội đồng hương người Mường Hòa Bình cũng vừa thành lập, tổ chức kết nối, giúp đỡ những người khó khăn, gia đình đau ốm, phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”. Ông Triệu Văn Hòa, một trong những trưởng thôn lâu đời nhất của thôn 5, xã Trà Giang xác nhận: Từ năm 1990, cả vùng núi rừng rộng lớn này chỉ có mỗi gia đình già Mớp sinh sống, dần dần bà con đến định cư nhiều như ngày nay. “Điều đặc biệt của người Mường là dù sinh sống ở nơi đâu, họ cũng cố ổn định, tổ chức hội đồng hương hoạt động rất mạnh.
...
BÍCH LIÊN - HOÀNG YÊN
San Lê Thị, Ly Đinh và 95 người khác
16 bình luận
1 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

Bình luận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét