Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2020

BẢO TÀNG ĐIÊU KHẮC CHĂM - PA Ở ĐÀ NẴNG *Trần Việt Anh

 

1 giờ 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Nơi đây vẫn luôn giữ được sự trầm lắng của những hoài niệm xa xưa ...
BẢO TÀNG ĐIÊU KHẮC CHĂM - PA Ở ĐÀ NẴNG
*Trần Việt Anh
Nằm ngay trung tâm thành phố, ngã tư nơi giao cắt của hai con phố đẹp nhất nhì Đà Nẵng, đường 2/9 và Trưng Nữ Vương. Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng không cao, nhưng toát lên dáng vẻ cổ kính. Được khởi công xây dựng từ tháng 7 năm 1915 với sự giúp đỡ của nhà bác học người Pháp. Tới năm 1919 bảo tàng Chăm khánh thành, trải qua nhiều đợi tu bổ, bảo tàng hoàn thiện và giữ được hình dáng như ngày nay.
Bảo tàng Chăm Đà Nẵng tuy thu mình sau những bóng cây và bức tường rào hai bên nhưng vẫn nổi bật với nước sơn vàng, kiểu dáng kiến trúc độc đáo được kết hợp từ phong cách Pháp và một chút kiến trúc Chăm. Con đường nhỏ dẫn vào bảo tàng trồng nhiều cây hoa đại, phía dưới là hàng chè tàu ngăn cách và những bải cỏ xanh. Ngay ở khoảng sân ban quản lý đã cho đặt những bức tượng điêu khắc Chăm bằng đá, kích thích sự tò mò của du khách.
Không gian một góc trong dãy nhà hai tầng phía sau mới được xây để trưng bày những cổ vật trong kho.
Nhìn bên ngoài du khách dễ lầm tưởng không gian bảo tàng nhỏ, nhưng sự thật ngược lại hoàn toàn. Không gian trưng bày của bảo tàng điêu khắc Chăm rất rộng, được chia thành các phòng trưng bày: Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mâm và các tỉnh lân cận như Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum và Bình Định. Phía sau bảo tàng là gian nhà hai tầng mới xây, tầng một để trưng bày những cổ vật còn cất giữ trong kho, tầng hai trưng bày tranh ảnh, tài liệu về kiến trúc Chăm và các nền văn hóa khác ở khu vực Đông Nam Á.
Hiện nay bảo tàng Chăm Đà Nẵng lưu giữ một kho tàng vô giá gồm hơn 2000 cổ vật nền văn hóa Chăm, trong số đó có khoảng 500 cổ vật được trưng bày, số còn lại được ban quản lý lưu giữ cẩn thận trong kho. Ba trong số 2000 cổ vật là bảo vật quốc gia thuộc nền văn hóa Chăm, đó là Tượng Bồ Tát Tara, Đài thờ Mỹ Sơn E1 và Đài thờ Trà Kiệu.
Đài thờ Mỹ Sơn E1 là hiện vật tiêu biểu cho kiến trúc đài thờ của khu di tích Mỹ Sơn. Mỹ Sơn E1, phong cách mở đầu cho xu hướng bản địa hóa những yếu tố tiếp thu ngoại lai. Đây là một đài thờ Chăm duy nhất được tìm thấy có miêu tả nhiều nhân vật và cảnh sinh hoạt cùng cảnh tượng thiên nhiên, động vật, là căn cứ để nghiên cứu về đời sống tâm linh và đời sống xã hội của Chăm cổ đại, đặc biệt về quan hệ giao lưu văn hóa giữa các nước trong khu vực thể hiện qua nội dung và phong cách nghệ thuật.
Hình ảnh những vị nữ thần và vú phụ nữ được sử dụng rất nhiều trong kiến trúc điêu khắc Chăm. Nền văn hóa Chăm tôn thờ thần Mẹ xứ sở. Ban đầu, khi mới tiếp thu tôn giáo Ấn Độ, thần Mẹ xứ sở được kết hợp với thần Bhagavati, vợ thần Shiva. Về sau thần Mẹ xứ sở được tôn vinh lên hàng tối cao với tên gọi là Uroja. Chữ Uroja trong tiếng Phạn có nghĩa là “vú phụ nữ”, người Chăm dùng để chỉ khái niệm người mẹ.
Ngoài hình ảnh phụ nữ, các hình ảnh các vị thần mang hình hài động vật, vị thần gắn với các nhân tố tự nhiên như nước, đất, lá, lửa… cũng được sử dụng rất nhiều trong kiến trúc điêu khắc Chăm.
Những bức tượng điêu khắc Chăm chủ yếu được làm bằng chất liệu đá sa cát, những hoa văn vô cùng tinh xảo, độc đáo cho thấy sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của nghệ thuật điêu khắc Chăm thời bấy giờ. Ngoài ra các chất liệu đất nung và đồng cũng được sử dụng rộng rãi.
Nền văn hóa Chăm chịu ảnh hưởng bởi Phật Giáo của Ấn Độ. Bức tượng Bồ Tát Taza được làm bằng đồng này là một minh chứng, đây là một trong những bảo vật quốc gia, một kỉ vật vô giá mà bảo tàng đang trưng bày. Bức tượng duy nhất đang trưng bày trong bảo tàng Chăm ở Đà Nẵng được làm bằng đồng. Bồ Tát Taza, hay còn gọi là Đa-la Bồ Tát, tiếng Phạn là Tãzã. Đây là tên của một vị nữ Bồ Tát thường gặp trong Phật giáo Tây Tạng, dịch thành Độ Mẫu, Cứu Độ Mẫu – tức là “người mẹ cứu độ chúng sinh”.
Đài thờ đức Phật, các vị Bồ Tát và đệ tử cũng là minh chứng cho sự phát triển và tầm quan trọng của Phật Giáo trong văn hóa Chăm.
Nhìn vào lượng khách có mặt tại bảo tàng có thể dễ nhận ra, bảo tàng Chăm không nhận được nhiều sự quan tâm của du khách Việt, nhưng lại rất dấp dẫn khách nước ngoài. Khách người Việt tới thăm bảo tàng chủ yếu là sinh viên và học sinh đi theo chương trình của nhà trường. Đây là nơi mà các cô bé, cậu bé học sinh tiểu học tới để học giờ mỹ thuật của mình.
Đến bảo tàng Chăm Đà Nẵng bạn sẽ lạc vào quá khứ huy hoàng, sống động của dân tộc Chăm, với những đền thờ nguy nga, tráng lệ – là sự giao thoa giữa nghệ thuật đỉnh cao và tâm linh. Bảo tàng điêu khắc Chăm không chỉ là di sản vô giá của người Đà Nẵng, của riêng Việt Nam mà còn của cả thế giới.
Trần Việt Anh
Ly Đinh, Pham Kim Huong Bmt và 18 người khác
5 bình luận
Thích
Bình luận
Chia sẻ

Bình luận

  • Hình ảnh có thể có: cốc cà phê, văn bản cho biết 'Good morning RD'
    1
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 58 phút
  • E. Chưa đc đến đây
    1
    Xứ Thượng đã trả lời
     
    1 phản hồi
    10 phút
  • Hai năm trước em có đến đây, người 60 tuổi trở lên không tính tiền vé đó anh Đạt. Điêu khắc Chăm rất tinh xảo
    1
    • Đến đây mà nghe lời ca vong quốc như bài Hận Đồ Bàn ... thì buồn lắm ha e. 
      Thanh Phan
      !
      • Thích
      • Trả lời
      • 7 phút

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét