Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Ba, 16 tháng 1, 2018

Xứ Thượng... ĐÀN T'RƯNG NƯỚC

Xứ Thượng...
ĐÀN T'RƯNG NƯỚC
Đàn nước ở Kon Tum phổ biến nhất là ở hai dân tộc Ba Na và Xơ Đăng, người Ba Na gọi là Ting Gling,người Xơ Đăng gọi là Tơ rưng nước. ...
...
Làm một chiếc đàn T’rưng nước, kể từ khi vào rừng chặt nứa, kiếm dây buộc, đến khi cất lên những giai điệu đầu tiên, cần phải mất từ 1 tuần trăng đến 10 ngày .Người Bâhnar không làm T’rưng nước ở trong Plei (Làng ), cũng không thể dùng nó biểu diễn trong nhà Rông vào những dịp lễ hội. Mà thường chỉ làm bên bờ suối, gần kề bên rẫy lúa hay rẫy trồng củ mì (sắn) của các gia đình. Bởi hầu hết 6-7 tháng trong năm , mọi người đều thường xuyên có mặt ngoài nương rẫy, ngay từ khi ông mặt trời mới thức, cho tới mặt trời đi ngủ. Lúc lao động trên rẫy, T’rưng là nhịp điệu nghỉ ngơi, giải trí cho vui tai những khi mệt nhọc. T’rưng cũng gợi đến không khí vui tươi của buôn ,Plơi trong các lễ hội. Trong tiếng ngân nga trầm bổng của dàn chiêng đồng, gái trai nắm tay nhau chung vòng múa Xoang, quanh đống lửa,ché rượu cần và cột nêu cao vút rung rinh trong gió.
Đêm xuống ,khi mọi người đã quây quần trong ánh lửa nhà sàn,tiếng T’rưng vẫn bổng trầm nơi suối vắng, xua đi bầy thú rừng phá hoại mùa màng. Hình như T’rưng đang hát rằng “ Hỡi con chim bay đi, con khỉ đi ngay. Đừng ao ước phá hóại mùa màng của chúng ta nhé …” Bà con các dân tộc Tây nguyên còn tin rằng: Rẫy nào có chiếc đàn T’rưng kêu to, vang xa, thì rẫy đó sẽ có cây lúa nhiều bông, trái bắp to đầy hạt.,cây củ mì có nhiều củ to. Dường như các Thần linh coi sóc rẫy nương cũng hài lòng vì những âm thanh vui tai ấy, mà phù hộ cho gia chủ. Do vậy, người ta thường chọn làm rẫy ở những nơi gần nguồn nước. Đó là một trong những nét đẹp của
“ Nền văn minh lúa rẫy” Tây nguyên.
...
Ngày nay, lên Tây nguyên ít gặp những dàn T’rưng nưóc như thế. Bởi bà con đã chuyển từ canh tác lúa rẫy sang làm ruộng nước, hoặc chuyên canh cây công nghiệp,không còn gắn bó nhiều với rừng nữa. Môi trường cho những nhạc cụ dân gian ấy là những dòng suối róc rách chảy suốt đêm ngày cũng không còn nhiều.Nhưng nếu may mắn đi đến những vùng xa xôi hẻo lánh,bạn vẫn có thể nghe tiếng lanh canh của tr’ưng nước bên một dòng suối nào đó. ...
(Trích đoạn trong "Đàn T’rưng nước" của Linh Nga Niê Kdăm đăng trênhttps://dotchuoinon.com/)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét