Một mình lang thang trên đất này, theo dấu chân cha ông từng ngày...
ĐI TÌM LỜI RU NỮ THẦN MẶT TRỜI
"Với người Ê Đê theo mẫu hệ của chúng tôi, mặt trời là nữ thần, và mặt trời cũng là người mẹ. Bởi vậy khi tôi viết "Đi tìm lời ru nữ thần mặt trời là tôi viết cho mẹ của mình" - Y Phôn kể lại. Hồi ấy, năm 1992, đang đi biểu diễn với Đoàn Ca múa Đắc Lắc thì được tin mẹ ốm, anh vội về nhà, đến nhà mới hay tin mẹ đã đi vào rẫy.
Tháng tư mùa đốt rừng, những con đường bụi đỏ cuốn lên cùng với khói, một mình Y Phôn đi tìm mẹ, và ý nhạc cứ thế nảy ra như có ai đọc sẵn trong đầu: Một mình lang thang, trên đất này, theo dấu chân cha ông từng ngày / Một mình qua sông, qua núi đồi, tìm mặt trời và tìm lời ru ngàn đời... Qua đoạn đường dài gần chục cây số vào đến rẫy, nhìn thấy mẹ đang khỏe mạnh, gặp Y Phôn, mẹ cười, lời nhạc bỗng vút lên sáng bừng: Hát giữa mọi người, không ngại ngần, lời hát nữ thần mặt trời, nữ thần mặt trời của tôi... Điều đó như lý giải vì sao mà mỗi khi ca khúc này được hát lên, những người mẹ Ê Đê lại kéo tay áo thô thấm nhẹ vào khóe mắt...
Tháng tư mùa đốt rừng, những con đường bụi đỏ cuốn lên cùng với khói, một mình Y Phôn đi tìm mẹ, và ý nhạc cứ thế nảy ra như có ai đọc sẵn trong đầu: Một mình lang thang, trên đất này, theo dấu chân cha ông từng ngày / Một mình qua sông, qua núi đồi, tìm mặt trời và tìm lời ru ngàn đời... Qua đoạn đường dài gần chục cây số vào đến rẫy, nhìn thấy mẹ đang khỏe mạnh, gặp Y Phôn, mẹ cười, lời nhạc bỗng vút lên sáng bừng: Hát giữa mọi người, không ngại ngần, lời hát nữ thần mặt trời, nữ thần mặt trời của tôi... Điều đó như lý giải vì sao mà mỗi khi ca khúc này được hát lên, những người mẹ Ê Đê lại kéo tay áo thô thấm nhẹ vào khóe mắt...
( Trích theo "Y Phon K' Sor - Hát giữa mọi người không ngại ngần" trên báo ND)
...
Và càng rõ hơn, chói ngời hơn, khi sau đó bạn cho ra bài hát “Đi tìm Nữ thần Mặt trời”. Ca khúc này càng làm sửng sốt đời sống âm nhạc cả nước khi nhìn về Tây Nguyên, đưa Tây Nguyên thoát khỏi vị trí vùng trũng của âm nhạc hiện đại, thoát khỏi tính miền núi, vùng xa. “Bầu trời”, “Mặt trời”, là hiện thân của xã hội văn hóa mẫu hệ của người Tây Nguyên.
Dừng lại bên một ngọn núi thấp cũng đã thảm đầy rẫy cà phê, bạn chỉ tôi ở đấy là nơi bạn hay lang thang và viết ra những giai điệu: “Một mình lang thang trên đất này/ Một mình qua sông, qua núi đồi/ Theo dấu chân cha ông ngàn đời”. Lang thang đã là một trạng thái của nghệ sĩ. Cái lang thang của nghệ sĩ, nhạc sĩ Y Phôn là từ trong hồn cốt của “công dân rừng”, con của rừng. Nó chảy ra từ sự chìm đắm hoang dã; nó lặng, nó động, nó hấp thụ và chuyển hóa rốt ráo. Nó đau khổ tận cùng, và nó vui vẻ quyết liệt. Nên nó mới vang lên giai điệu: “Tôi như con chim lạc bay trên đồi cao/Tôi như dòng sông khao khát lời/Tôi như giọt mưa không có lời”. Bạn phải đủ thương hoặc đủ đau mới viết được những gì thuộc về cái bên trong của một sắc dân, cộng đồng, xứ sở, một cành cây, một con suối, một con thú chăng.
(Trích theo "Y Phôn Ksor-Theo dấu Nữ thần Mặt trời" của Nguyễn Hàng Tình đăng trên báo Gia Lai)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét