Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017

CÀ PHÊ MÙA TRÁI CHÍN

Hàng năm vào tháng 10 đến 12 dương lịch là mùa cà phê chín...
CÀ PHÊ MÙA TRÁI CHÍN
...
Võ Minh giật giật mép “Ngày ra trường, xin được việc làm nhưng gặp tình cảnh “kiến ngãi, bất vi” (thấy điều đúng mà không bảo vệ) nên buồn đời rồi quyết định bỏ phố về rừng. Suy cho cùng đời người tồn tại được bao năm, tội gì cứ phải bám thành phố mới sống được. Thực ra nghề cà phê chọn tao, chứ không phải tao chọn nó”. “Nghĩa là sao!”, tôi vừa buộc lại chiếc khăn trên đầu bị cành cà phê kéo ngược, vừa hỏi Võ Minh. Anh chậm rãi giải thích “Đêm qua, có mặt vợ tao nên tao không nói. Số là sau khi mầy về quê, tao vẫn ở Sài Gòn rồi gặp một cô gái KHo mang tên Ka li Hoàng Hôn, cái tên đậm vẻ sơn dã là bà xã tao bây giờ. ...
Võ Minh dẫn tôi đến một khu vườn triền đồi, cà phê đang chín rộ, từng chuỗi hạt no tròn bóng đỏ. Anh cho biết “Nghề trồng cà phê cũng giống như trồng người. Để có một vườn cà phê nở hoa trắng muốt là những ngày dài mồ hôi, công sức cộng với những đêm thao thức trông chờ. Nghề nào cũng vậy, không yêu thì đừng theo nghề. Đối với cà phê từ khâu chọn giống, làm đất, làm bồn, tưới tiêu, chăm sóc… bận bịu suốt ngày. Chu kỳ khai thác lấy quả cũng như vòng đời của một người mẫu hay cầu thủ bóng đá, có nghĩa là chỉ trong một giai đoạn nhất định. Cây cà phê có tuổi thọ 18 năm nhưng phải mất 4 năm đầu chờ trái chín, thu hoạch vài năm cây đã trở thành lão. Suy rộng ra, đời người và đời cà phê giống nhau. Có nghĩa là muốn con cái nên người, cha mẹ ngoài việc hình thành nhân cách mà còn huấn luyện chúng hội nhập đời thường bằng đôi tay và trí óc để có trách nhiệm với chính bản thân mình. Cây cà phê cũng vậy, mình chăm sóc đúng quy trình rồi sống chết với nó mới có thể mang lại lợi tức cho mình....
...
...
Võ Minh dẫn tôi giới thiệu với hai vợ chồng người Quảng Ngãi tên là Lê Toàn vào tận bờ hồ, xa đến cả chục cây số. Thực ra tôi nhờ nó xin vì muốn chở dùm họ hai bao bạt nhựa to đùng vào rẫy để trải gốc tuốt hạt cà. Con đường vào lởm chởm, ngoằn ngoèo lên xuống dốc, rẽ trái, rẽ phải, hai bên là cà phê trĩu hạt nửa xanh nửa đỏ oằn cành báo hiệu một viễn ảnh no ấm...
...
Đêm về nằm giữa vườn cà phê với bóng tối xanh đen hòa lẫn tiếng côn trùng rả rích và tiếng chó sủa vu vơ ngoài xa, cảm thấy cuộc sống yên bình. Bên ngọn đèn dầu tù mù, Lê Toàn nói với tôi bằng giọng Quảng đặc sệt “Nghề làm vườn chỉ khổ vào lúc thu hoạch thôi, chứ còn các mùa khác chỉ đến tỉa cành, chăm sóc tưới tiêu, tối về nhà chứ không ở lại đêm. Nghề trồng cà phê sợ nhất là nước, thiếu nước tưới coi như mất trắng. Chủ vườn nào giàu thì khoan giếng, nghèo thì thuê tưới tính tiền bằng giờ...
Từ ngày các đập thủy điện... đi vào hoạt động, nước ngầm ổn định hơn, những vườn nào ở gần hồ coi như trúng số. Tuy nhiên từ ngày có thủy điện, các vườn ven hồ chứa lại phải đối mặt với nạn trộm cà phê từ mấy ông câu cá thả lưới. Khi mình phát hiện, họ bơi thuyền ra xa mình không làm gì được. Mấy năm trước nạn trộm cà phê xảy ra liên tục, vài năm gần đây không thấy nữa.
Thường trộm cắp xảy ra khi người ta túng thiếu, đến khi đủ ăn không ai làm vậy nữa. Dân ở đây bây giờ khá rồi, họ không làm chuyện thất đức ấy”. Trước khi đi ngủ Lê Toàn mang đèn pin cùng tôi đi một vòng rẫy. Đêm ấy yên bình chỉ nghe tiếng chó sủa xa xa và tiếng gió thổi từ lòng hồ phất phơ những cành cà phê trĩu hạt. Mùa này đang vào đông nên lạnh buốt. Khi trở về chòi, Lê Toàn ngồi một mình hút thuốc lá lập lòe nhìn ra bóng tối như nghe ngóng tiếng động hay nhớ về một thời ký ức của đời mình.
...
Trần Đại
(Trích theo "Cà phê mùa trái chín" của Trần Đại đăng trênhttp://cstc.com.vn/Muon-mau-cuoc-song/)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét