Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

Bến nước buôn làng

Hình ảnh: Xứ Thượng...

BẾN NƯỚC BUÔN LÀNG
Trong lòng thung rợp mát, từ những ống bương, ống nhựa cắm vào vách đá cây cối rậm rì, nước tuôn dào dạt. Mấy đứa trẻ tồng ngồng vừa tắm vừa nô đùa rộn rã, làn da nâu bóng lấp lánh sáng nước. Vài thiếu nữ mặc nguyên quần áo tắm, e ấp những đường cong. Trước kia người ta đựng nước vào quả bầu khô, này dùng bằng những can, chai nhựa...
Người Ê Đê chủ yếu sinh sống ở tỉnh Đắc Lắc, thuộc nhóm cư dân ngôn ngữ Nam Đảo có nguồn gốc lâu đời từ vùng biển. Mặc dù đã chuyển cư lên Tây Nguyên hàng ngàn năm nhưng trong sâu thẳm văn hóa của họ, bến nước và con thuyền là những hình ảnh chưa hề phai nhạt. Nhà sàn Ê Đê có hình con thuyền dài, nhiều buôn làng trù phú với hàng chục ngôi nhà dài trông như một hạm đội đang rẽ sóng. Làng được lập khi tìm thấy nguồn nước tốt. Người có công tìm ra nguồn nước được dân làng tôn làm chủ bến, có nghĩa vụ đặc biệt coi sóc bến nước và chủ trì lễ cúng hằng năm. Bến nước Ê Đê thường được xây dựng ở nơi có mạch nguồn nước sạch chảy ra. Nước pha rượu cần phải là nước “tươi”, lấy trực tiếp từ bến, không đun nấu gì rượu mới ngon...( Trích " XÔN XAO BẾN NƯỚC ĐẠI NGÀN " của Nguyễn Phương Liên ) 

Đồng bào Ê đê quan niệm rằng được mùa hay mất mùa, buôn làng bình yên hay dịch bệnh… là do các vị thần ngự trị ở bến nước che chở. Do đó, việc gìn giữ bến nước trong sạch, bảo vệ được khu rừng, sông suối, dòng thác ở gần bến nước là trách nhiệm của cả cộng đồng. Ngày xưa, đồng bào Ê đê thường chọn những khu đất bằng phẳng, cạnh sông suối, ao hồ để dựng nhà, lập làng. Sau khi lập làng thì đồng bào thường cử một người có uy tín đứng ra làm chủ bến nước (khoa pin ea). Xung quanh bến nước có những kiêng kỵ và luật tục riêng, nếu ai phạm phải một trong những kiêng kỵ đó sẽ bị cộng đồng khiển trách và xử phạt theo quy định của buôn làng. Bến nước gắn bó với từng cá nhân từ khi sinh ra cho đến khi qua đời. Ngay khi còn nhỏ, những đứa trẻ mới sinh ra được các bà, các mẹ mang đi tắm ở bến nước. Lớn lên, công việc thường ngày của các thiếu nữ vào sáng sớm là xếp các quả bầu vào gùi, xuống bến lấy nước, rồi sau đó mới về giã gạo nấu cơm, phục vụ bữa sáng cho gia đình. Mỗi khi chiều buông thì nơi vui nhất trong buôn làng chính là bến nước. Sau một ngày làm việc vất vả, đồng bào thường tập trung ở bến nước để tắm giặt, lấy nước, trao đổi chuyện mùa màng, làm ăn, kinh nghiệm sống. Vì vậy, mỗi khi đi đâu về, đồng bào đều ghé vào bến nước rửa chân rồi mới bước lên sàn nhà. Bến nước còn là nơi hò hẹn, gặp gỡ của những chàng trai, cô gái Ê đê, rồi nên vợ nên chồng. Do đó, bến nước đã đi vào lời ca, tiếng hát của đồng bào Ê đê một cách tự nhiên như những gì vốn có “Củ nghệ vàng em tắm lúc chiều hôm/ Đêm nằm anh càng thương càng nhớ…” hay  “Ở bến nước của nhà ai/ Mà phía trên trong màu ngọc/ Mà phía dưới đục màu chì/ Như bến nước của Hơ Kung, Y Du…”. ( Trích " BẾN NƯỚC CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ" của Mỹ Hằng
Trong lòng thung rợp mát, từ những ống bương, ống nhựa cắm vào vách đá cây cối rậm rì, nước tuôn dào dạt. Mấy đứa trẻ tồng ngồng vừa tắm vừa nô đùa rộn rã, làn da nâu bóng lấp lánh sáng nước. Vài thiếu nữ mặc nguyên quần áo tắm, e ấp những đường cong. Trước kia người ta đựng nước vào quả bầu khô, này dùng bằng những can, chai nhựa...
Người Ê Đê chủ yếu sinh sống ở tỉnh Đắc Lắc, thuộc nhóm cư dân ngôn ngữ Nam Đảo có nguồn gốc lâu đời từ vùng biển. Mặc dù đã chuyển cư lên Tây Nguyên hàng ngàn năm nhưng trong sâu thẳm văn hóa của họ, bến nước và con thuyền là những hình ảnh chưa hề phai nhạt. Nhà sàn Ê Đê có hình con thuyền dài, nhiều buôn làng trù phú với hàng chục ngôi nhà dài trông như một hạm đội đang rẽ sóng. Làng được lập khi tìm thấy nguồn nước tốt. Người có công tìm ra nguồn nước được dân làng tôn làm chủ bến, có nghĩa vụ đặc biệt coi sóc bến nước và chủ trì lễ cúng hằng năm. Bến nước Ê Đê thường được xây dựng ở nơi có mạch nguồn nước sạch chảy ra. Nước pha rượu cần phải là nước “tươi”, lấy trực tiếp từ bến, không đun nấu gì rượu mới ngon...( Trích " XÔN XAO BẾN NƯỚC ĐẠI NGÀN " của Nguyễn Phương Liên )

Đồng bào Ê đê quan niệm rằng được mùa hay mất mùa, buôn làng bình yên hay dịch bệnh… là do các vị thần ngự trị ở bến nước che chở. Do đó, việc gìn giữ bến nước trong sạch, bảo vệ được khu rừng, sông suối, dòng thác ở gần bến nước là trách nhiệm của cả cộng đồng. Ngày xưa, đồng bào Ê đê thường chọn những khu đất bằng phẳng, cạnh sông suối, ao hồ để dựng nhà, lập làng. Sau khi lập làng thì đồng bào thường cử một người có uy tín đứng ra làm chủ bến nước (khoa pin ea). Xung quanh bến nước có những kiêng kỵ và luật tục riêng, nếu ai phạm phải một trong những kiêng kỵ đó sẽ bị cộng đồng khiển trách và xử phạt theo quy định của buôn làng. Bến nước gắn bó với từng cá nhân từ khi sinh ra cho đến khi qua đời. Ngay khi còn nhỏ, những đứa trẻ mới sinh ra được các bà, các mẹ mang đi tắm ở bến nước. Lớn lên, công việc thường ngày của các thiếu nữ vào sáng sớm là xếp các quả bầu vào gùi, xuống bến lấy nước, rồi sau đó mới về giã gạo nấu cơm, phục vụ bữa sáng cho gia đình. Mỗi khi chiều buông thì nơi vui nhất trong buôn làng chính là bến nước. Sau một ngày làm việc vất vả, đồng bào thường tập trung ở bến nước để tắm giặt, lấy nước, trao đổi chuyện mùa màng, làm ăn, kinh nghiệm sống. Vì vậy, mỗi khi đi đâu về, đồng bào đều ghé vào bến nước rửa chân rồi mới bước lên sàn nhà. Bến nước còn là nơi hò hẹn, gặp gỡ của những chàng trai, cô gái Ê đê, rồi nên vợ nên chồng. Do đó, bến nước đã đi vào lời ca, tiếng hát của đồng bào Ê đê một cách tự nhiên như những gì vốn có “Củ nghệ vàng em tắm lúc chiều hôm/ Đêm nằm anh càng thương càng nhớ…” hay “Ở bến nước của nhà ai/ Mà phía trên trong màu ngọc/ Mà phía dưới đục màu chì/ Như bến nước của Hơ Kung, Y Du…”. ( Trích " BẾN NƯỚC CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ" của Mỹ Hằng


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét