Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 5 tháng 10, 2023

TỨ KIỆT TRỜI ÂU (PHỔ, THỨ, LỰU, ĐÀM) *Mỹ Thuật Bụi

 

Xứ Thượng

Tìm hiểu về những bộ tứ của hội họa Việt Nam...
TỨ KIỆT TRỜI ÂU (PHỔ, THỨ, LỰU, ĐÀM)
*Mỹ Thuật Bụi
Nhóm tứ kiệt trời Âu của nền hội họa Việt Nam - Phổ, Thứ, Lựu, Đàm (Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu, Vũ Cao Đàm)
Họa sĩ Lê Phổ (1907 - 2001)
Ông sinh tại thôn Cư Lộc, xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội, cha ông là quan đại thần Lê Hoan, tuổi thơ của ông không được hạnh phúc và ông mồ côi mẹ lúc 3 tuổi và tiếp tục mồ côi cha khi ông 8 tuổi. Năm 1925 họa sĩ Lê Phổ trúng tuyển vào khóa 1 Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ông được giáo sư Vietor Tardieu một họa sĩ am hiểu sâu sắc các trường phái nghệ thuật Châu Âu giảng dạy và được xếp vào nhóm sinh viên “tinh hoa” của khóa học. Ông từng là giảng viên tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, là họa sĩ bậc thầy Việt Nam và trên thế giới theo trường phái lãng mạn, ông cũng là một trong tứ kiệt trời Âu của nền hội họa Việt Nam (Phổ - Thứ - Lựu - Đàm). Năm 1929 ông cùng các họa sĩ Vũ Cao Đàm, Mai Trung Thứ đã tổ chức một buổi triển lãm tranh tại Hà Nội, đây là triển lãm đầu tiên của ông.
Họa sĩ Mai Trung Thứ (1906-1980)
Năm 1925, ông thi vào khóa I Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cùng lứa với Nguyễn Phan Chánh, Lê Văn Đệ, Lê Phổ, Nguyễn Cao Luyện… Trong những năm theo học, lúc đầu Mai Trung Thứ theo đuổi chất liệu tranh sơn dầu vẽ cảnh sinh hoạt của nông thôn Việt Nam thời đó, về sau ông chuyển sang vẽ tranh lụa, chất liệu tranh đã tạo nên tên tuổi ông sau này. Tranh của Mai Trung Thứ nổi bật với những gam màu tươi sáng, con người và cảnh vật cũng tươi sáng giống như tranh của Tô Ngọc Vân sau này.
Mai Trung Thứ được coi là họa sĩ góp phần quan trọng tạo nên sự phong phú về màu sắc của chất liệu tranh lụa Việt Nam đương thời ông. Đề tài yêu thích của ông là về phụ nữ, trẻ em và cuộc sống hàng ngày với cái nhìn mang đầy màu sắc dân gian và bản sắc văn hóa truyền thống của Việt Nam.
Họa sĩ Lê Thị Lựu (1911 – 1988)
Họa sĩ Lê Thị Lựu (1911 – 1988), tốt nghiệp thủ khoa khóa III trường Cao đẳng Đông Dương khóa 3. Năm 1940 Bà đã sang Paris cùng Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Vũ Cao Đàm làm rạng danh thế hệ họa sĩ thời bấy giờ và sau này vẫn khó có thể tìm được ai nổi bật hơn.
Năm 1933, bà là giáo sư, dạy các trường Trung học Bảo Hộ (Bưởi), Nữ sư phạm (Hàng Bài), Ðăng Ten (Ecole dentellière), Hồng Bàng (tư thục). Năm 1934, bà thành hôn với ông Ngô Thế Tân rồi chuyển vào Sài Gòn, dạy trường Trung học Áo Tím (nay là Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai). Năm 1940, bà cùng chồng sang Paris, Pháp. Từ đó đến năm 1954, bà vẽ rất ít vì con còn nhỏ. Năm 1957, bà trưng bày tranh thường xuyên ở Galerie Le Chapelin, 41 Faubourg Saint Honoré, Paris. Sau đó, bà bày tranh tại Hội liên hiệp nữ họa sĩ, điêu khắc và chạm trổ và đoạt giải nhất, trở thành thành viên của hội. Từ năm 1962, bà giảng dạy ở các trường Lycée Corot, Paris; Lycée Rodin Paris và Lycée d’Orsay (ngoại ô Paris).
Họa sĩ Vũ Cao Đàm (1908-2000)
Nhiều tác phẩm điêu khắc của ông được coi là mẫu mực của điêu khắc Việt Nam hiện đại trong đó có hai bức tượng hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là “Chân dung” và “Thiếu nữ cài lược”. Sống ở Pháp, sáng tác kết hợp tư tưởng Đông – Tây với chủ đề Việt Nam, tác phẩm của Vũ Cao Đàm từ sớm đã tìm được chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Tranh của Vũ Cao Đàm thể hiện ảnh hưởng của mỹ thuật miền Nam nước Pháp – Thời cực thịnh của trường phái Ấn tượng. Bằng những sáng tác giàu tìm tòi, kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghệ thuật truyền thống phương Đông và hội họa phương Tây, Vũ Cao Đàm đã góp phần nâng cao vị thế của người họa sĩ Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Mỹ Thuật Bụi
Tất cả cảm xúc:
Ly Đinh, Phạm Thuỳ Hương và 32 người khác
Thích
Bình luận
Chia sẻ


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét