Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2023

BỘ TỨ KIỆT XUẤT "NHẤT SÁNG, NHÌ NGHIÊM, TAM LIÊN, TỨ PHÁI" *Mai Vàng

 

 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Nhắc đến hội họa Việt Nam người ta thường nhắc đến những bộ tứ nổi tiếng. Trong đó bộ tứ thứ hai ..
BỘ TỨ KIỆT XUẤT "NHẤT SÁNG, NHÌ NGHIÊM, TAM LIÊN, TỨ PHÁI"
*Mai Vàng
Họa sĩ Nguyễn Sáng (1923-1988)
Nguyễn Sáng sinh năm 1923, mất năm 1988, quê ở làng Điều Hòa, tỉnh Tiền Giang, Nam Bộ.
Là một trong 4 “tứ kiệt”, họa sĩ Nguyễn Sáng là một trong những người có đóng góp to lớn cho hội họa hiện đại Việt Nam. Nét vẽ của ông lay động với hình họa và màu sắc hiện đại, giản dị mà không khô khan, không sáo rỗng bởi con tim thành thực yêu thương cùng với tài năng biến ảo, đa dạng.
Tranh của Nguyễn Sáng gồm nhiều thể loại, và ở thể loại nào ông cũng đạt được thành công. Một số tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Sáng có thể kể đến như: Chợ Bo đẫm máu (1951). Giặc đốt làng tôi (1954), Bộ đội trú mưa (1960), Bộ đội nghỉ trưa trên đồi (1960), .. Về thể loại tranh chân dung, ông có hai tác phẩm nổi tiếng là Tư hoạ và Không gian.
Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm (1922-2016)
Nguyễn Tư Nghiêm là một họa sĩ có nhiều ảnh hưởng đến ngành mỹ thuật Việt Nam với những tác phẩm tranh sơn mài, sơn dầu và màu bột. Ngay từ khi chưa tốt nghiệp tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ông đã ghi dấu ấn với bức tranh sơn dầu Người gác văn miếu, tác phẩm giành giải nhất tại Triển lãm Mỹ thuật Đông Dương Salon Unique năm 1944.
Về cuộc đời cá nhân, ông được nhiều người biết đến với cuộc hôn nhân khi đã ngoài 70 tuổi với họa sĩ Thu Giang, con gái út của nhà văn Nguyễn Tuân, cũng là người bạn thân thiết của ông lúc sinh thời.
Cá tính nghệ thuật riêng biệt làm nên sự độc đáo của Nguyễn Tư Nghiêm thể hiện ở việc ông luôn say mê các trải nghiệm về đề tài và phong cách tạo hình. Ngay cả khi đã ngoài 90 tuổi, hằng ngày ông vẫn vẽ và nghiên cứu. Trong đó, nổi bật nhất là việc kết hợp những tinh túy của phong cách biểu hiện phương Tây với họa tiết, hoa văn và văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Nhìn vào những bức tranh với đề tài thánh Gióng, các điệu múa cổ, truyện Kiều hay mười hai con giáp, ta có thể nhận ra những hình khối và đường nét vuông vức, mạnh mẽ đặc trưng. Nhiều nhà nghiên cứu nhận định sáng tạo này của Nguyễn Tư Nghiêm đóng góp vào lịch sử tạo hình của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam.
“Tôi không gắn bó với một nghệ thuật nước ngoài nào cả, tôi chỉ tìm nơi dân tộc và thấy trong dân tộc có nhân loại và hiện đại,” lời của Nguyễn Tư Nghiêm về những tác phẩm của mình. Suốt sự nghiệp sáng tác, ông không ngừng thể hiện những đề tài quen thuộc của dân gian Việt Nam dưới nhiều hình dáng và trạng thái khác nhau. Những tác phẩm nổi bật của ông có thể kể đến như Người gác Văn Miếu (1944), Con nghé (1957), Xuân Hồ Gươm (1957), Nông dân đấu tranh chống thuế (1960), Gióng (1990), vv. Trong đó, tác phẩm sơn mài Gióng (90cm x 120,3cm) đã được công nhận là bảo vật quốc gia vào ngày 25/12/2017.
Họa sĩ Dương Bích Liên (1924-1988)
Họa sĩ Dương Bích Liên sinh ngày 17/7/1924, mất ngày 12/12/1988. Xuất thân trong một gia đình quyền thế và giàu có, đến năm 17 tuổi, Dương Bích Liên trở nên yêu thích nghệ thuật, nảy ra ý muốn từ bỏ cảnh sống giàu sang để chạy theo cuộc đời gió bụi. Sau đó, ông quyết định ghi tên theo học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Từ đây, Dương Bích Liên bắt đầu sự nghiệp hội họa.
Trong những tài năng của hội họa hiện đại Việt Nam, có Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng độc đáo ở nét bút run rẩy hay táo bạo ngang tàng. Bùi Xuân Phái nổi tiếng ở màu trắng, màu ghi phố cổ rêu phong thì Dương Bích Liên lại làm ta nao lòng ở màu vàng miên man, xao động. Chiều vàng là một nguyên bản vàng mười của sơn mài trên nền trời buổi hoàng hôn ở thôn quê. Màu vàng Khi mùa lúa chín no nê trù phú. Màu vàng trong tranh sơn dầu lớn Ba thiếu nữ trong lành, mát mẻ mà sang trọng thanh cao, bảng lảng như trong vườn địa đàng nhớ mong một chân trời xưa cũ.
Họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920-1988)
Họa sĩ Bùi Xuân Phái sinh ra tại làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hà Tây, tỉnh Hà Đông (nay là thủ đô Hà Nội). Ông xuất thân trong một gia đình tiểu tư sản trung lưu nhà ở phố Hàng Thiếc. Sau chuyển về 87 Hàng Bút nay gọi là phố Thuốc Bắc. Khi còn là học sinh Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Bùi Xuân Phái đã vẽ phố và đã đi dự triển lãm ở Tô-ki-ô, đã nhận giải thưởng Triễn lãm Mỹ thuật loàn quốc năm 1946.
Bùi Xuân Phái là một trong những họa sĩ thuộc thế hệ cuối cùng của sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, cùng thời với các danh họa Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên – những tên tuổi ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Ông chuyên về chất liệu sơn dầu, đam mê mảng đề tài phố cổ Hà Nội. Ngay từ lúc sinh thời, sáng tạo của ông đã được quần chúng mến mộ gọi dòng tranh này là Phố Phái.
Mai Vàng
Tất cả cảm xúc:
Hân Lê Thị Ngọc, Trang Thao và 49 người khác
10
2
Thích
Bình luận
Chia sẻ
Xem thêm bình luận
Phan Tuyet Vy
Quá đỉnh luôn ,cảm ơn Anh Xứ Thượng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét