Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Tư, 25 tháng 10, 2023

THÁP CẮT ÁP & THỦY ĐÀI NẤM * Đông Kha

 

 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Ngày xưa được lên Sài Gòn học.. đã nhìn thấy các hình ảnh quen thuộc này nhưng không biết gì ...
THÁP CẮT ÁP & THỦY ĐÀI NẤM
* Đông Kha
THÁP CẮT ÁP
Đối với người Sài Gòn trong hơn 50 năm qua, hẳn là ai cũng quen thuộc với hình ảnh một cột tháp cao ở cửa ngõ phía đông của thành đô Sài Gòn. Nếu đi từ Hàng Xanh vào thì cột tháp nằm bên phải đường Phan Thanh Giản (xưa), nay là đường Điện Biên Phủ, trước khi vào đến cầu. ...
Công dụng của tháp điều áp này là điều tiết, ổn định áp lực nước từ nhà máy nước Thủ Đức. Tháp điều áp này cao hơn 30 m, có nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Dọc thân tháp có một đường ống nối thông với đường ống cấp nước lớn bên dưới. Khi nước từ nhà máy bơm vào đường ống lớn chạy về đến tháp, áp lực nước sẽ được điều tiết, giảm xuống, trước khi nguồn nước này hòa vào mạng lưới đường ống nhỏ hơn.
Thí dụ nếu nước từ nhà máy bơm ra với áp lực lớn tương đương với cột nước cao hơn 30m thì khi đến tháp điều áp này, nước sẽ được đẩy lên đỉnh tháp. Theo đó, áp lực nước được giảm xuống.
Nếu không có tháp điều áp này thì nước từ đường ống lớn đổ vào sẽ có áp lực lớn, khi hòa vào mạng lưới đường ống cấp nước nhỏ hơn sẽ gây ra tình trạng xì, bể đường ống.
...
THỦY ĐÀI NẤM
Nhiều người có lẽ đã rất quen hình ảnh tháp nước hình nấm này ở Sài Gòn đã có từ trước năm 1975, nhưng không phải ai cũng biết tác dụng điều tiết nước của những “thủy đài nấm” này. Đến năm 2017, hầu hết các thủy đài đã bị đập bỏ.
Ở Sài Gòn có tổng cộng 8 thủy đài hình nấm được xây dựng trước năm 75 là ở đường Hồ Văn Huê (Phú Nhuận), Nguyễn Văn Đậu (Bình Thạnh), Ba Tháng Hai (quận 10), Hoàng Diệu (quận 4), Nguyễn Thái Sơn (Gò Vấp), Võ Văn Kiệt (quận 5), Phạm Phú Thứ (quận 6), Nguyễn Văn Tráng (quận 1).
Những thủy đài cao khoảng 30m, có kết cấu bê tông cốt thép với dung tích 1.200 m3 đến 8.500 m3, được xây dựng trước năm 1975 với mục đích là để điều tiết áp lực nước từ nhà máy nước ở Thủ Đức cấp cho Sài Gòn – Gia Định.
Phía dưới những thủy đài này được xây tường kín hay là những khung cột bê tông cốt thép đỡ bồn nước hình tròn bên trên. Không gian khu vực thủy đài thường rất rộng để đảm bảo an toàn khi thủy đài vận hành. Vị trí của các thủy đài cho biết mật độ dân cư ở đó khá tập trung, nhu cầu nước sạch lớn nên cần có “áp lực” mạnh và khối lượng lớn để cung cấp.
Tuy nhiên có một điều ít người biết là dù được xây dựng từ rất lâu nhưng những thủy đài hình nấm này chưa bao giờ được sử dụng.
Lý do theo một số người nói là vì các công trình này vừa được xây xong thì xảy ra biến cố 1975 nên bị bỏ hoang cho đến khi bị đập bỏ. Một nguồn tin khác nói rằng thủy đài được xây trong thời gian 1966-1969, nhưng không được đưa vào sử dụng vì bị cho là rò rỉ nước khi thử nghiệm. Công tác khắc phục kéo dài đến năm 1975 vẫn chưa hoàn thành do tình hình chĭến cuộc căng thẳng. Có thể giả thiết thứ 2 là đúng hơn, vì hình ảnh tháp nước này đã có từ trong những tấm hình Sài Gòn thập niên 1960.
...
Tuy nhiên nước được dẫn từ Thủ Đức vào trong nội thành, nên áp lực nước sẽ yếu. Vì vậy, chính quyền đã xây dựng hàng chục “thủy đài nấm” chung quanh thành phố nhằm điều áp lưu lượng nước chảy đến đường ống của tất cả các khu vực dân cư ở xa sau khi nhà máy nước Thủ Ðức hoàn thành. Đó chính là các “thủy đài nấm” được nhắc đến trong bài này. Do đó, các thủy đài này không đơn thuần là để chứa nước, mà là để điều tiết áp lực cho nước máy sinh hoạt.
Xin lưu ý, thủy đài nấm này có công năng khác với “tháp điều áp” (tháp cắt áp) ở đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ) như đã nhắc đến trong bài trước. Khi nước từ nhà máy bơm vào đường ống lớn, áp lực nước sẽ được tháp này điều tiết, giảm xuống, trước khi nguồn nước này hòa vào mạng lưới đường ống nhỏ hơn. Mục đích là để tránh áp lực nước quá lớn làm bể ống dẫn nước.
Đông Kha
*Trích đoạn trên nguồn Nhạc xưa. vn
Tất cả cảm xúc:
Nguyễn Trung, Lan Quach và 66 người khác
13
2
Thích
Bình luận
Chia sẻ
Xem thêm bình luận
Thanh Phan
Vừa rồi tiểu bang em ở họ mới bảo dưỡng toàn bộ những thủy đài này và sơn cùng kiểu 2 màu xanh trắng
Xứ Thượng
Thanh Phan Hay quá! Thấy người mà ngẫm đến ta... mình tệ quá!!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét