pnrotosdSeth358t:tg7 8ll7a3c a5a2l6l106l7gni8hfmc0ú5 á0 8t1u ·
Đã chia sẻ với Công khai
Đôi đũa cả đã từng xuất hiện trong bữa cơm gia đình Việt Nam ngày trước...
ĐÔI ĐŨA CẢ NGÀY XƯA
*Đào Thị Thanh Tuyền
Bây giờ hầu như gia đình nào cũng dùng nồi cơm điện. Mua nồi cơm điện luôn kèm theo cái muỗng xới cơm bằng nhựa. Theo thời gian, nồi cơm điện có thể hư, thay nồi mới nhưng cái muỗng xới cơm thì còn xài được hoài, nhà tôi có đến mấy cái. Thế nên, nhiều người trẻ bây giờ không thể nào biết được ngày xưa có đôi đũa cả.
Gia đình tôi quen gọi “đũa cả” do ba tôi là người Bắc. Tôi đoán, có lẽ do nó là đôi đũa lớn nhất (anh cả) trong các loại đũa. Mẹ tôi là dân Nha Trang, bà gọi đơn giản hơn, là đôi đũa bếp.
Đũa cả làm bằng đoạn tre bẹt, dài khoảng 30cm, một đầu to hơi bè (bề rộng khoảng 3cm), một đầu nhỏ hơn. Mẹ tôi có đến hai loại đũa bếp. Một đôi dài hơn đôi đũa ăn cơm bình thường, dùng để chiên xào, tránh dầu mỡ bắn vào tay. Đôi đũa ấy bây giờ vẫn thấy trong nhiều gia đình, chưa có dụng cụ nào thay thế.
Loại thứ hai là đũa cả ngoài nhiệm vụ chính là để xới nồi cơm, nó còn dùng trở đầu gắp than hồng (vậy nên đầu này của đôi đũa luôn bị cháy sém đen), để bắc nồi; thậm chí không loại trừ việc bà mẹ đang trong cơn bực tức đứa con vì cái tội nào đó, tiện tay cầm cây đũa cả quất vào mông nó. Tôi nghĩ, nhiều người từng có kỷ niệm bị đòn kiểu này!
Thế hệ tôi, nói về đôi đũa cả, bất cứ ai cũng nghĩ ngay đến bữa cơm gia đình đông đủ thường bày ra trên chiếc chiếu. Vị trí từng người cố định. Như mẹ thường ngồi cạnh nồi cơm làm công việc bới cơm cho từng người. Vị trí này gọi là ngồi đầu nồi. Người ngồi đầu nồi phải ăn thong thả, ý tứ quan sát mọi người, ai sắp hết cơm thì dừng ăn và chờ sẵn sàng để bới cơm. Ba có thể ngồi chính giữa, bên đối diện mẹ. Và những đứa con thì tùy, cố định hay thay đổi ngẫu hứng. Nhà có dâu thì con dâu ngồi đầu nồi đối diện với mẹ, để có thể thay mẹ bới cơm, bởi trong bữa ăn mẹ hay đứng lên lấy thêm thứ này, thứ khác. “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” là vì thế. Tôi nghĩ một câu dạy khá hay của người xưa cho đến bây giờ vẫn chưa lạc hậu.
Ngôi nhà cũ hồi ấy của chúng tôi gồm có nhà trên và nhà dưới, hai nhà được ngăn cách bởi một cái sân khá rộng. Chiều xuống, mẹ còn ở trong bếp thì ba trải chiếc chiếu ra giữa sân. Có lúc ba trải sớm hơn thì mẹ hiểu là ba đang đói bụng, khiến bà phải nhanh tay trong bếp hơn. Mỗi người một việc, đứa lau chén, đứa bê nồi cơm… Loáng cái đã đầy đủ các món trên mâm cơm cùng chén đũa cho từng người. Mở vung nồi cơm bốc khói, đầu tiên là mẹ xới lên cho tơi rồi mẹ bới vào từng chén. Nhà đông con, mẹ bới một lượt, chưa kịp ăn đã có đứa đưa cái chén trống không cho mẹ bới thêm. Có khi sạch nồi mà mẹ chưa có hạt cơm nào vào bụng là bình thường.
Cơm nấu bằng nồi gang mới ngon. Để có được cơm mềm, dẻo bên trên và miếng cơm cháy giòn, vàng ươm dưới đáy nồi là điều căn bản của việc “biết” nấu cơm. Người vụng về, nấu ra nồi cơm “trên sống, dưới khê, bốn bề nhão nhoét”. Mẹ tôi dạy, cơm sống là bởi than trong lò không đủ sức nóng làm chín cơm; khê là do để lửa quá lớn, cơm dưới đáy nồi bị cháy nâu đen, có mùi khét, không ăn được, phải bỏ đi. Bốn bề nhão nhoét là do cho quá nhiều nước.
Bởi thế, bài học đầu tiên khi vào bếp của người phụ nữ có lẽ là việc nấu cơm. Hồi đó mẹ tôi kỹ lắm, trước khi nấu phải mang gạo ra lượm các tạp chất (nếu có) như bông cỏ, sạn… Thời bao cấp, gạo không ngon, nhiều sạn, mẹ còn làm công việc nhặt sạn trước khi vo hoặc đãi sạn khi vo. Sau đó có thể ngâm gạo một chút cho cơm mềm hay chỉ cần vo sạch rồi để ráo trong rá. Chờ nước sôi mẹ mới đổ gạo vào và phải ngồi ngay bếp canh chừng để nước nồi cơm không bị sôi trào làm tắt bếp, khiến tro bay lên tứ tung.
Cơm sôi, mẹ lấy đũa cả đảo một vòng rồi hé vung chờ cơm cạn nước. Sau cùng, cời than bên dưới lò tản ra cho đều, lửa nóng vừa đủ chín cơm, đồng thời gắp một ít than hồng để lên nắp nồi cho cơm chín bên trên. Cơm chín, giở vung, lấy đôi đũa bếp xới lên cho cơm chín đều, tơi, ngon. Tôi cam đoan bây giờ khó tìm các cô gái thế hệ từ 8X về sau nấu được nồi cơm cho khéo. Còn nữa, có câu dặn của người xưa: “Chồng giận thì vợ bớt lời/ Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê”, ý rằng vợ chồng phải biết cư xử đúng mực, khôn ngoan, nhu thắng cương, bài học về chữ “nhẫn” trong cuộc sống hôn nhân.
Cơm ngon là hạt cơm tơi, rời, mềm, bên dưới có miếng cháy vàng ươm. Có người thích ăn cơm cháy giòn, vàng sậm, có người thích cơm cháy mềm, vàng nhẹ. Biết ba tôi thích ăn cơm cháy, mẹ xới cho ba chén cơm cuối luôn có miếng cháy nhỏ. Ông cầm miếng cơm cháy chấm với nước cá kho hay thịt kho, nhai giòn rụm trong miệng. Đám con lau nhau đưa chén cho mẹ mong được miếng cơm cháy. Đó là bức tranh chiều bình yên, thân thương quá đỗi của bất cứ gia đình nào.
Tôi tìm trên mạng bây giờ vẫn thấy có bán đũa cả và đũa bếp dài, bằng nhiều chất liệu như gỗ, tre, dừa. Quá lâu rồi, gần nửa thế kỷ, tôi không dùng nó nên thấy không giống như những đôi đũa bếp ngày xưa của mẹ.
Không biết có phải vì thiếu đôi đũa cả xới cơm mà ngày nay nhiều gia đình không có thói quen xới cơm cho tơi trước khi múc ra chén. Múc muỗng cơm cảm giác như múc một “khối” cơm bỏ vào chén.
“Anh về bán bộ trã rang/ Bán đôi đũa bếp, cưới nàng có dư”, chợt nhớ hai câu ca dao ngày xửa xưa mẹ tôi hay đọc, bỗng dưng lại thấy thấm thía. Nhớ câu chuyện mẹ kể trong nhà ông Thạch Sùng giàu có, thứ gì cũng có mà thiếu cái mẻ kho nên ông bị mất cả gia tài khi cá cược. Ngày xưa đôi đũa bếp quý giá đến vậy có lẽ muốn nói lên mối gắn kết tình cảm vợ chồng, cha mẹ, con cái với bữa cơm ngon mà nồi cơm làm “chủ đạo”.
Tôi sẽ đặt mua một đôi đũa cả trên mạng để giải thích cho bọn trẻ biết rằng, ngày xưa có đôi đũa cả, để nhớ về những kỷ niệm êm đềm, ngọt ngào của ông bà, cha mẹ, chẳng thể nào tìm lại được.
Đào Thị Thanh Tuyền
146Hoan Pham, Nguyên Lê và 144 người khác
86 bình luận
8 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ
86 bình luận
Phù hợp nhất
- Loan NguyenEm nhớ đôi đũa cả và nồi cơm bằng gang có cháy ạ! Em cảm ơn anh Đạt chia sẻ ạ! Mến chúc Anh luôn vui-khoẻ ạ!2
- Yêu thích
- Phản hồi
- 1 tuần
- Đã chỉnh sửa
- Xứ ThượngLoan Nguyen Hồi đó anh cũng ăn cơm dính trên đũa cả và dành ăn cơm cháy... hihi... Cám ơn em luôn khích lệ tinh thần anh!
- Thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Loan NguyenMai mốt em về, nếu có thể cho em vào thăm và ăn cơm cháy, được không ạ?
- Haha
- Phản hồi
- 6 ngày
- Xứ ThượngLoan Nguyen Anh dùng nồi cơm điện từ lâu rồi. Nhưng anh sẽ nấu cho em có cơm cháy... kkk
- Thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Nguyễn Thị Tuyết NgaNgày nay những quán cơm lớn nấu cơm bằng nồi cơm điện nhưng vẫn dùng đũa cả để xới cho đều cơm đa anh xứ thượng mỗi lần gặp lại nhớ đôi đũa cả ngày xưa của Mẹ4
- Thích
- Phản hồi
- 1 tuần
- Đã chỉnh sửa
- Xứ ThượngCám ơn em Nguyễn Thị Tuyết Nga đã chia sẻ thông tin hay!
- Thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Vu Kim OanhXứ Thượng chúng ta và cả chung ta chẳng bao giờ nỡ xa đôi đũa ấy. xới đều cơm trông thấy đẹp. nhưng mà cơm vậy tựa vào nhau .để rồi ta no bụng với sự tựa vào nhau...
- Yêu thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Xứ ThượngVu Kim Oanh Chị có ý hay ghê!
- Thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Vu Kim OanhXứ Thượng 1NGÀY như mọi ngày ăn cơm có đầy năng lượng . vận cơ não .cơ thân . phát ra sáng tạo .rồi lại cần đôi đũa ấy để xới những hạt GẠO chín rồi là cơm của ta ĂN
- Yêu thích
- Phản hồi
- 5 ngày
- Khiếm Thị Ban MêNhớ đôi đũa cả và nhớ những gì Tuyệt diệu quanh nó
- Yêu thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Xứ ThượngKhiếm Thị Ban Mê Cám ơn bạn nhiều... Mình cũng có một quãng trời yêu thương bên bếp xưa!
- Thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Hung KieuBài viết rất hay và súc tích với những kỷ niệm ngọt ngào của tuổi thơ dưới mái ấm gia đình.Cái gì cũng phải có sự xứng hợp của nó.Quả thật bây giờ chẳng ai dùng đôi đũa bếp để xới cơm trong nồi cơm điện, trông nó kỳ kỳ sao đó. Giống như mặc áo bỏ vô …Xem thêm2
- Yêu thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Đã chỉnh sửa
- Bùi Ngọc KhánhNhà đông con, cô con dâu cả ngồi đầu nồi coi như khỏi ăn cơm.3
- Thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Xứ ThượngBùi Ngọc Khánh Dâu ngày xưa đều được các em quý mến...2
- Thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Bùi Ngọc KhánhXứ Thượng, giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng.
- Haha
- Phản hồi
- 6 ngày
- Xứ ThượngBùi Ngọc Khánh Lúc ấy còn đang tranh chấp bên địch với phe ta... chứ vào nhà chồng rồi thì "dâu là con, rể là khách"!
- Thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Hai DangngocXứ Thượng đứa nào khóc nhè dỗ mãi không nín, phết 3 phát vào mông là im ngay.2
- Yêu thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Van TranHai Dangngoc hay quá, chắc em mua lại đôi đũa cả để xới cơm2
- Thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Hai DangngocNhà tui ngày trước không nấu cơm bằng nồi gang mà nấu bằng nồi đồng. Đũa cả chỉ dùng để khuấy khi cơm sôi và đảo cơm cho khỏi dính trước khi xới ra chén cho mọi người. Bây giờ nấu nồi cơm điện, mình vẫn giữ thói quen đó, nhưng chỉ dùng đôi đũa tre bình thường.2
- Yêu thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Đã chỉnh sửa
- Van TranHai Dangngoc em cũng vậy nè2
- Thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Kimberly NguyenEm rất thù đũa cả vì lâu lâu phụ huynh em hay tiện tay dùng nó đét cho vài phát mỗi lần phạm lỗi. Hi hi4
- Thương thương
- Phản hồi
- 6 ngày
- Xứ ThượngKimberly Nguyen Cũng chỉ gõ nhẹ thôi em... mới giơ lên mà em đã nhảy đít cô rồi...hiii
- Thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Hien NguyenKimberly Nguyen kỷ vật của dân Việt2
- Thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Kim TuyetBài viết nhắc lại kỷ niệm thân quen của từng nhà ngày xưa. Trong quê mình gọi là đũa bếp, hiện giờ mình vẫn xài, dùng để sơ khi cơm sôi, thỉnh thoảng đi chợ gặp người bán đũa tre vẫn còn bán đôi đũa bếp ấy. Giờ không mấy ai biết bới cơm vô chén bằng đũa bếp. Cảm ơn bài viết, cảm ơn anh Xứ Thượng đã chia sẻ.
- Yêu thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Kim TuyetXứ Thượng dạ nhưng cực lắm anh, do tỉa cành cây, gom lá dừa khô, phơi củi ... mà thấy tiện khi mình nấu nhiều, nấu ninh, không sợ bị khét như khi nấu gaz hihi... bởi vậy em bận bịu suốt thôi, tại mình hay lam hay làm, tham công tiếc việc. Kệ đi được khỏe tới chừng nào hay chừng ấy, sau này đời cháu mình cũng khác nhiều
- Yêu thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Ông Bà NộiĐôi đũa cả..em nghĩ chỉ nhà Việt nam mình mới có,Anh nhỉ?
- Thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Xứ ThượngÔng Bà Nội Xem phim Osin thấy họ dùng cây muỗng gỗ dài... Đúng chỉ ở Việt Nam mới dùng đôi đũa cả!
- Thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Thuphong NguyenBài viết dễ thương gì đâu!
- Yêu thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Xứ ThượngThuphong Nguyen Dạ, Chị!
- Thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Kim Vinh NguyễnAnh XT có nhiều câu chuyện rất hay. Cảm ơn anh đã chia sẻ để mn nhớ chuyện cũ2
- Yêu thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Xứ ThượngCám ơn em Kim Vinh Nguyễn khích lệ!
- Thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Haha
- Phản hồi
- 6 ngày
- Hai Pham ThiThỉnh thoảng cũng bị mẹ dùng đôi đũa cả đập vào đầu ,vì cơm còn đầy nồi mà đảo xuống đáy nồi tìm cháy . Ôi ! Nỗi đau ngọt ngào , con mang theo suốt đời , . Ba mẹ ơi ! Con yêu ba mẹ !4
- Yêu thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Xứ ThượngHai Pham Thi Kỷ niệm ấm áp đáng yêu làm sao... Ngày xưa ấy cũng ham ăn ghê hè!!
- Thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Hai Pham ThiXứ Thượng Bởi : nam thực như hổ , nữ thực như nam mà lỵ , không thì không lớn nổi vì làm chim đầu đàn / 9 con chim non lúc nào cũng há mồm đòi ăn .
- Haha
- Phản hồi
- 6 ngày
Xem thêm 5 phản hồi - Akela Dã Quỳ VàngEm vẫn dùng ,mặc dù ít dùng3
- Yêu thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Xứ ThượngAkela Dã Quỳ Vàng Thật tuyệt vời đó em!
- Thích
- Phản hồi
- 6 ngày
Xem thêm 1 phản hồi - Phương Thuý HoàngMình vẫn còn một đôi đũa cả dù nầu nồi điện mình vẫn dùng đề ghế cơm đó XT!
- Haha
- Phản hồi
- 6 ngày
- Xứ ThượngPhương Thuý Hoàng Người đẹp mà quơ đũa cả... không sợ xấu à!
- Thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Phương Thuý HoàngXứ Thượng quơ đũa. Là phụ nữ... đảm việc nhà đó ông bạn già ! Kkk
- Yêu thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Mai Trang Ho DacKỷ niệm thường gắn liền với những dụng cụ, đồ vật bình thường nhưng có sức lắng đọng trong tâm hồn mỗi người đã qua những sự trãi nghiệm ấy. Bản thân tôi rất xúc động khi biết tác giả có ý định mua một đôi đũa cả và...., chắc chắn tôi sẽ làm theo. Cảm ơn anh!
- Yêu thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Đinh Thị ThơGĐ em vẫn dùng đôi đũa cả...2
- Yêu thích
- Phản hồi
- 6 ngày
- Xứ ThượngĐinh Thị Thơ Cho em thành già làng luôn đó!
- Thích
- Phản hồi
- 6 ngày
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét