Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2022

HOÀI NIỆM VỀ GIỌT NƯỚC *Phạm Đức Long

 

Giọt nước, bến nước luôn là biểu tượng văn hóa độc đáo, vừa gần gũi, vừa thiêng liêng đối với người dân bản địa miền cao nguyên đất đỏ.
HOÀI NIỆM VỀ GIỌT NƯỚC
*Phạm Đức Long
Làng Tây Nguyên thời trước thường được xây dựng trên những lưng đồi, khu đồi cao ráo, thoáng đãng, sạch sẽ, gọn gàng. Nhà nhà dựng san sát, quần tụ, dựa lưng vào nhau sinh sống. Các gia đình không có vườn nhà, không có chuồng trại trong làng, nghĩa là không có khái niệm kinh tế vườn thổ cư.
Làng Bắc Tây Nguyên có nhiều ngôi nhà sàn cao ngất nghểu. Vườn rau thường lập riêng ở rẫy trong rừng. Mỗi lần đi làm rẫy, bà con thường hái rau gùi về nhà luôn. Kho lúa cũng được để trong các chòi rừng. Dưới sàn nhà là nơi ở của đàn trâu, bò, heo, gà... Người ở bên trên, các con vật sinh sống ngay dưới sàn nhà. Nhà của người Tây Nguyên như vậy luôn dồi dào ánh sáng, phong quang, để tránh muỗi mòng bệnh tật, tránh rậm rạp thú dữ rình rập, tránh kẻ gian đột nhập.
Vì làng ở trên đất cao, nguồn nước ăn uống, tắm rửa trở nên rất thiết yếu trong đời sống cộng đồng và từng gia đình. Mỗi khi lập làng, già làng thường tìm những vị trí đạt yêu cầu về cư trú, đồng thời phải xem xét đến nguồn nước tự nhiên từ rừng rú ban cho. Giọt nước của người Tây Nguyên trở thành yếu tố sống còn, là linh hồn của làng. Các giọt nước luôn ở ngoài làng, cách cụm dân cư vài cây số, sát bìa rừng.
Chiều chiều, các chị, các mẹ mang gùi, địu con ra giọt nước tắm giặt, lấy nước. Tiếng cười nói rôm rả dưới ánh hoàng hôn. Trẻ con được mẹ dội nước tắm truồng, làm quen với nước, với gió hoang núi đồi. Cuối buổi tắm, những quả bầu đầy nước lại được gùi về nhà sàn chất quanh bếp lửa.
Giọt nước của làng được tạo nên từ những mạch nước từ trên rừng đồi nguyên sinh hoang sơ trong mát. Mạch nước ấy khi xuống thấp thì phát lộ trên mặt đất, người làng dùng những cái ống lồ ô dài dẫn về nơi có thế đất tạo thành bậc, cho dòng nước dội xuống. Thường thì giọt nước cao tầm ngực người lớn, chảy quanh năm, trong suốt, không gợn bẩn, không mùi lạ, uống vào mát tận tâm can.
Người Tây Nguyên rất trân quý những giọt nước như vậy. Họ uống luôn những ngụm nước từ các giọt nước ấy một cách ngon lành không cần đun nấu. Hàng năm, sau vụ thu lúa, người Tây Nguyên thường làm lễ cúng giọt nước. Lễ vật có thể chỉ đơn giản con gà, ghè rượu nhưng đó là một nghi thức linh thiêng. Người làng cầu xin Yàng cho nhiều nước trong lành, cho mọi người được bình an, khỏe mạnh...
Thói quen dùng nước giọt hình thành từ nhiều đời xa xưa, thấm vào máu thịt. Người Tây Nguyên dùng nước giọt tự nhiên không cần bất kỳ loại trà nào khác. Đó cũng là tâm thức, là văn hóa, là niềm tin được trao truyền, hình thành qua nhiều thế hệ.
Ngày nay, các chương trình nước dung hòa, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Nơi có điều kiện, bà con kéo các nguồn nước từ trên rừng sâu về làng bằng các ống nhựa PE. Ở các làng, được xây các bể lớn có lắp van đồng vòi sắt, mô phỏng những giọt nước khi xưa. Những bể nước công cộng này xem ra được đồng bào Tây Nguyên hào hứng hưởng ứng. Mỗi khi chiều về, thay vì mang gùi ra giọt nước bìa làng, trai gái lại tập trung ở bể nước sạch ngay giữa làng tắm giặt, lấy nước.
Có lẽ, đó là sự hài hòa về văn hóa giọt nước. Nó đảm bảo sạch sẽ, hợp vệ sinh, tiện lợi và hợp thói quen truyền thống của người dân xứ rừng núi Tây Nguyên.
PHẠM ĐỨC LONG
Hoan Pham, Kim Thịnh Dancer và 72 người khác
17 bình luận
Thích
Bình luận
Chia sẻ

17 bình luận

Phù hợp nhất

  • Nguyen Thai Hai
    Bây h ko còn bến nước !🤔😉
    • Thích
    • Phản hồi
    • 5 ngày
    • Đã chỉnh sửa
  • Nhãn dán Hacker nữ Love, girl holding heart
    2
  • Kim Thịnh Dancer
    Bến nước giờ chỉ còn là kỷ niệm mà thôi
    2
    • Xứ Thượng
      Kim Thịnh Dancer Nhiều chị em chụp hình ở bến nước Ako Tam với trang phục Ê đê rất duyên dáng, đó em!
    • Trần Hạt
      Vẫn còn 1 số bến nước duy trì hoạt động như xưa , đẹp nhất nguyên gốc nhất là bến nước buôn Sah (Ea Tul ) Cư M'gar
      2
    Xem thêm 1 phản hồi
  • Hien Nguyen
    Đoạn kết bài viết nặng mùi xhcn , ngày trước ngày buôn Dung gần nhà cũng có nhiều giọt nước , ngày nay rừng núi cao nguyên được khoác nhiều Mỹ từ lạ náo nguyên sinh nào sinh thái nhưng cây rừng cổ thụ họ phá sạch như tiêu diệt văn hoá ngụy vậy
    2
  • Ly Trinh
    Chỉ còn là kỷ niệm ha a Xứ Thượng
  • Lê Thị San
    Thượng Xứ hihi...😀😀😀ngày xưa ấy thấy mấy nàng trong buôn tắm ở trần nơi bến nước bọn mình hết hồn...😀😀😀
    • Haha
    • Phản hồi
    • 4 ngày
    • Đã chỉnh sửa
  • Lê Thị San
    Thượng Xứ Buôn H 'Dơk (đường Y Wang) vẫn còn bến nước nè... có mạch nước chảy ngày đêm ,trong vắt...ngày ngày người dân trong buôn đến gùi nước trong trái bầu khô về uống...mình gọi là bến cá lóc vì thấy có hai con cá lóc tung tăng bơi lội nơi ấy.
    • Thích
    • Phản hồi
    • 4 ngày
    • Đã chỉnh sửa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét