Rau dại... mình để lại trong vườn nhà. Rất thèm món rau này luộc sơ, xào qua với dầu tỏi ớt! Ngon lắm đó!
RAU TÀU BAY
*Vuongbao.vn & Suckhoedoisong.vn
Cây rau tàu bay có tên khoa học là Gynura crepidioides Benth, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Ngoài tên gọi rau tàu bay, cây còn được biết đến với cái tên khác là kim thất.
Lá rau tàu bay có mùi thơm đặc trưng, ăn được. Tuy nhiên, hiện tại mới chỉ thấy chỉ nhân dân ở những vùng hiếm rau hái lá non loại cây này về nấu ăn. Một số người cũng dùng rau tàu bay để ăn kiêng giảm béo.
Để chế biến rau tàu bay, bạn có thể ăn sống, muối dưa, luộc, xào hay nấu canh. Lưu ý: nếu nấu canh thì phải để lắng, gạn bỏ hết phần dầu trên bề mặt rồi mới thêm gia vị (làm cách này giúp loại bỏ mùi, bởi một số người không thích mùi hắc đặc trưng của loại cây này).
Về mặt dinh dưỡng, rau tàu bay có giá trị dinh dưỡng tốt, giàu chất chống oxy hóa và các vitamin, chất xơ, không độc (không làm phá hủy hồng cầu hay hại máu như một số lời đồn đại). Tuy nhiên, cây có hàm lượng chất sắt thấp nên nếu ăn lâu dài cần phải phối hợp với các loại rau giàu sắt như bí đỏ, rau muống, các loại rau cải, các loại đậu,… Hoặc phải làm toan hóa rau bằng cách phối hợp với nước mắm chanh hoặc salad có chanh, giấm để tăng hấp thụ sắt.
Đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới vào những ngày đầu khai hoang cũng tìm đến rau tàu bay. Có lẽ cũng vì ân tình đối với rau tàu bay mà trong hàng trăm rau rừng ăn được thì hiếm có rau được nghiên cứu thành phần hóa học, trong rau tàu bay cho thấy (tính theo %): nước 91,1, protein 2,5, lipid 0,2, cellulose 1,6 dẫn xuất không protein 3,7. Khoáng toàn phần 0,9. Về vitamin có 3,4mg% caroten (tiền sinh tố A), 10mg% vitamin C.
Nấu canh rau tàu bay nên lắng bỏ phần dầu để khỏi bị có mùi hắc như mùi xăng rất đặc trưng của rau tàu bay, rồi mới cho gia vị vào, thì sẽ thơm ngon.
...
Trích đoạn trên các nguồn https://vuongbao.vn/cay-rau-tau-bay-1981/ và https://suckhoedoisong.vn/rau-tau-bay-va-co-tau-bay-n6239...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét