Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Ba, 11 tháng 1, 2022

LUẬT TỤC CÁC BUÔN LÀNG XƯA VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH *Tấn Vịnh

 

8 tháng 1 lúc 08:24 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Luật tục vẫn có giá trị nhiều mặt, không chỉ là nguồn tư liệu quý để nghiên cứu xã hội tộc người, văn hóa tộc người mà còn là di sản văn hóa độc đáo, là tri thức dân gian về quản lý cộng đồng...
LUẬT TỤC CÁC BUÔN LÀNG XƯA VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH
*Tấn Vịnh
Ngày xưa, mỗi làng đều có hàng rào bảo vệ. Hàng rào xung quanh làng không những để bảo vệ cuộc sống dân làng mà còn là dấu hiệu phân định giới mốc, địa vực cư trú, sở hữu đất đai, dấu hiệu thông báo điều kiêng cữ cấm tuyệt đối người ngoài vào làng khi dịch bệnh.
Về “Tội bị bệnh truyền nhiễm mà không khai báo”, luật tục Ê Đê luận giải như sau: “Khi bệnh lan rộng, lây đến các làng khác, nếu không có một ai, là đàn bà hay đàn ông chạy đi báo cho cây đa đầu suối, cây sung đầu làng, báo cho những kẻ trông coi những người em, những người cháu, dân làng (như vậy thì khác nào) họ đem trăn, đem rắn bỏ vào nhà người ta, khác nào kẻ thấy dân làng khỏe mạnh sinh ra ganh ghét. Như vậy, hắn là kẻ có tội, có chuyện phải đưa ra xét xử giữa người ta với hắn”.
“Tội làm lây lây lan dịch bệnh cho người khác”, luật tục Ê Đê ghi rõ: “Những năm có thiên tai, hạn hán, thời tiết nóng nực, ông Đu, ông Điê (các vị thần tối cao trong hệ thống thần linh của người Ê Đê) thường gieo rắc tai họa. Hắn bị trời làm cho ốm đau, thế mà hắn không chịu kiêng cữ. Hắn như con voi của thần Cá Sấu đến cọ mình vào cây kcik, như con voi của thần Cá Sấu đến cọ mình vào cây kpang, hắn muốn truyền bệnh cho dân làng của tù trưởng nhà giàu. Vì hắn mà làm chết cả những tay cuốc, tay chà gạc giỏi giang, những người có tài tháo vát, khỏe mạnh. Vậy, có việc phải xét xử giữa người khác với hắn”
Luật tục M’nông (phat duôih) có những quy định cụ thể về việc phân xử, xét xử cho các đối tượng làm lây lan dịch bệnh. Trong công trình Luật tục M’nông đã sưu tầm, ghi nhận có hàng trăm “điều luật” về việc phòng và chống dịch bệnh và xét xử, phạt vạ những trường hợp sau: “Có bệnh truyền nhiễm mà không khai báo”, “tội không khai báo người bị chết vì dịch bệnh”, “tội gieo rắc, lây dịch bệnh cho người khác”, “tội phao tin không đúng về dịch bệnh làm dân làng sợ hãi”...
Về “Tội gieo rắc, lây lan dịch bệnh cho người khác”, luật tục M’nông quy định như sau: “Bon mình có bệnh lây truyền/Mình không được vào bon người khác/Nếu ta vào bon họ/Tức là truyền bệnh cho bon đó/Nếu bon họ có bệnh truyền nhiễm/Ta không được vào bon của họ/Nếu ta vào bon họ/Tức là rước bệnh về làng mình/Mang bệnh về gây hại bon làng/Mang dây mây từ ngoài rừng xa/Làm cho bon làng bị gai đâm/Đổ nước tro làm cho giường mục”.
Trong quá khứ, bằng nếp sống, cách ứng xử, luật tục...đồng bào các dân tộc ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên cũng đã tồn tại, vượt qua những cơn nguy nan và từ đó hình thành ý thức, kinh nghiệm trong việc phòng chống dịch bệnh, bảo vệ cuộc sống buôn làng.
Tấn Vịnh
San Lê Thị, Hoan Pham và 71 người khác
14 bình luận
4 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

14 bình luận

  • Đinh Hạnh
    Lang em ngay xua
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 3 ngày
  • San Lê Thị
    Luật tục rất đơn giản nhưng hiệu quả,không chọc,không ngoáy,không căng dây,không...không....và không....nỗi ám ảnh cuộc sống của mọi người.
    3
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 ngày
    • Xứ Thượng
      San Lê Thị Những test chọc ngoáy, nhiều người sợ... nhưng đứa cháu mình làm công nhân ở Bình Dương, nó bảo ngoáy mũi đã lắm, nghiện luôn...hahha kì cục!!
      3
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 ngày
    • San Lê Thị
      Xứ Thượng Mình bị chọc mũi có một lần thôi mà đã ám ảnh sợ luôn.Gần Tết rồi ,ngày đêm nghe còi xe cứu thương...buồn.
      1
      • Buồn
      • Phản hồi
      • 2 ngày
    Xem thêm 2 phản hồi
  • Có thể là hình ảnh về 1 người, hoa hồng và văn bản cho biết 'Chúc Bình an Nhiều Sức khỏe'
    2
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 ngày
  • Đào Duy An
    Tác giả xem lại nội dung vì người bản địa làm gì có khái niệm bệnh truyền nhiễm? Kính trọng và biết ơn là một lẽ còn sự thực ngôn từ là chuyện lịch sử. Bác sĩ Y khoa Đào Duy An.
    2
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 ngày
  • Phi Toan
    “Thương nhau thì rào cho kỷ”
    1
    • Haha
    • Phản hồi
    • 2 ngày
  • Hien Nguyen
    Ngày cũ nhiều buôn có những nhà sàn nằm riêng lẽ xa buôn là đề cách ly ai bị nghi là ma lai, bây giờ có thể đề cách ly ai bị ngoáy mũi với kít việt á .còn bài nghiên cứu trên chắc lộn địa chĩ
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 ngày
  • Tuyetnhung Bk
    E cũng viết 1 bài về vấn đề này nè anh
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 ngày

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét