Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 6 tháng 1, 2022

KHUÔN HỘI A DỤC, KHUÔN HỘI VƯƠNG XÁ, KHUÔN HỘI KỲ VIÊN

 

30 tháng 12, 2021 lúc 11:16 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Nhìn lại nhân duyên các ngôi Chùa trong phố Ban Mê là tên của các Khuôn hội Phật giáo ngày xưa...
KHUÔN HỘI A DỤC, KHUÔN HỘI VƯƠNG XÁ, KHUÔN HỘI KỲ VIÊN
Chùa A Dục
Chùa Sắc Tứ Khải Đoan được xây dựng từ năm 1951 đến năm 1955 thì hoàn thành. Trong thời gian xây dựng chùa Khải Đoan thì cố Hòa Thượng Thích Đức Thiệu cho thành lập 3 khuôn hội dạng "Cải gia vi tự".
Khuôn hội A Dục được thành lập trong thời gian đó, thờ tại nhà bác Trần Hoán đường Quang Trung.
Đến năm 1966 duyên lành hội ngộ, khuôn hội A Dục được Tỉnh Hội Phật Giáo Daklak cấp cho lô đất tại góc đường Phạm Ngũ Lão - Hàm Nghi để xây dựng chùa A Dục, từ đó lấy tên là A Dục.
Người có công sáng lập nên ngôi bổn tự là Cố Hòa Thượng Thích Đức Thiệu, và năm sáng lập là 1954.
Từ ngày thành lập cho đến nay chùa đã qua nhiều lần trùng tu nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tu tập cho Phật tử.
Chùa Vương Xá
Khuôn hội Vương Xá thành lập vào năm 1956 (Bính Thân) do một số người gốc tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam, Bình Định và Khánh Hòa lên Dak Lak làm công chức, quân nhân, làm thầu khoán, hoặc làm nghề thợ hồ, thợ mộc và vợ con họ buôn bán nhờ chợ Ban Mê Thuột để sinh sống. Số người này đều là Phật giáo từ quê hương sinh quán của họ.
Lên đây, ban đầu chưa có chùa nên họ đã trao đổi với cụ Hoàng Trọng Quang là người trong Hoàng tộc đang làm việc và cư trú tại Ban Mê Thuột, xin cụ cho mượn căn gác gỗ của cụ đang ở tại số 38 đường Nguyễn Thái Học làm Niệm Phật Đường để có chỗ lễ bái và tu học.
Mười năm qua niệm Phật đường đã quy tựu nhiều tín đồ.
Mọi sinh hoạt phật sự, lễ bái, tu học phát triển rất mạnh và đều đặn. Phật tử ngày càng đông niệm Phật Đường ngày càng chật hẹp nên các buổi lễ hàng tháng đều phải tổ chức hai lần chiều và tối để có chỗ cho Phật tử lễ bái.
Ban Đại Diện lúc bây giờ là cụ Hoàng Trọng Quang bác Võ Văn Đại, bác Đỗ Văn Lang, và Bác Ngô Lượng đã bàn tính tìm mua đất để xây chùa. Đầu năm 1965 (Ất Tỵ) cơ duyên đã đến nên bà Lê Thị Minh (bà Cụ Thất) thỏa thuận với Ban Đại Diện nhường căn nhà và lô đất tọa lạc tại đường Tôn Thất Thuyết số nhà 40 (nay là số 58 Lê Hồng Phong Tp BMT). Diện tích đất 4m50 x 28m = 126 mét vuông để xây cất chùa.
Chùa Kỳ Viên
Giữa thế kỷ XX, vùng đất Tây Nguyên có nhiều tín đồ Phật giáo quê ở Quảng Nam, Bình Định, Thừa Thiên Huế … di cư vào Daklak sinh sống lập nghiệp. Năm 1952, trước nhu cầu về cuộc sống tâm linh của bà con tín đồ, bác Trần Hoàn pháp danh Nguyên Thiên cùng một số bác có tâm đạo phật pháp thuận thành đã vận động, bàn bạc, thống nhất và bác Hoàn đã cho mượn nhà làm nơi thờ cúng, lễ bái, tu học, sinh hoạt cho bà con phật tử.
Một thời gian sau, năm 1954, cố Hòa Thượng Thích Đức Thiệu chính thức cho thành lập 3 khuôn hội ( A Dục – Kỳ Viên – Vương Xá ) dạng “ cải gia vi tự “ và Khuôn Hội Phật Giáo Kỳ Viên được đặt tên và thành lập trong thời gian đó, thờ tại nhà bác Trần Hoàn đường Y Jút (trước Thánh Thất Cao Đài hiện nay).
Năm 1959, bác Trần Văn Tâm là một nhà thầu xây dựng đã tự nguyện phát tâm cúng dường 2 lô đất 47 - 49 đường Nguyễn Thái Học ( nay 96 Điện Biên Phủ ) để xây dựng Khuôn Hội Phật Giáo Kỳ Viên ...
Năm 1987, tên Khuôn hội Kỳ Viên được đổi là chùa Kỳ Viên.
Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, chùa không có Tăng trụ trì, các công tác phật sự, lễ bái, hướng dẫn tu học đều do các bác cư sĩ trong ban đại diện qua các thời kỳ kết hợp sự trợ duyên, dìu dắt của cố Hòa Thượng Thích Quang Huy, cố Đại Đức Thích Nguyên Tự và hiện tiền Hòa Thượng Thích Châu Quang quan tâm tạo điều kiện, giúp đỡ để chùa đạt kết quả tốt.
* Lược trích trên nguồn Ban Văn Hoá & Thông Tin Truyền Thô​ng Phật Giáo Tỉnh Dak Lak.
Mai Le, Ly Trinh và 121 người khác
50 bình luận
2 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

50 bình luận

  • Hoàng Thúc
    Rất lịch sử... cảm ơn anh chia sẻ.
    2
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 tuần
  • Khoai Hông
    Nam Mô A Di Đà Phật 🙏🙏🙏
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 tuần
  • San Lê Thị
    Cảm ơn Nhà Sử học đã sưu tầm những bài viết rất giá trị.Tiện hỏi thêm: Cụ Hoàng Trọng Quang là Ôn Nội bạn Hoàng Trọng Kỳ phải không bạn hiền?
    2
    Xem thêm 3 phản hồi
  • Nguyen Thai Hai
    👍💁👏🏻👏🏻👏🏻Xứ Thượng nhắc lịch sử Phật giáo Đắk Lắk !thank bạn hiền !
  • Ly Trinh
    Cảm ơn a. Xứ Thượng đã sưu tầm cho mọi người cùng biết
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 tuần
  • Thế Diên Nguyễn
    Bây giờ khác hẳn rồi ông ơi
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 tuần
    Xem thêm 5 phản hồi
  • Kim Tuyet
    Ở Vĩnh Long có một ngôi chùa cũng có tên là chùa Kỳ Viên
    1
    Xem thêm 2 phản hồi
  • Van Tran
    Hay quá anh
    2
    Xem thêm 1 phản hồi
  • Hung Kieu
    Ngoài ngày rằm và mùng một đi thắp nhang đọc kinh lạy Phật ở Chùa Khải Đoan vì đã quy y ở đó, những ngày thường buổi tối tôi hay đi theo Bà Nội tới đọc kinh lạy Phật ở Khuôn hội Kỳ Viên lúc đó đặt trên một căn gác gỗ ở đường Nguyễn Thái Học.
    Lúc ấy chưa xây thành chùa.
    2
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 tuần
  • Nguyên Lê
    Trường em dạy sát vách với chùa A Dục nè anh Xứ Thượng .
    2
    Xem thêm 1 phản hồi
  • Hà Huỳnh
    Em ơi ngôii chùa nầy phải gần đình Lạc Giao ?
    1
    Xem thêm 1 phản hồi
  • No Huy
    Đoạn văn đầu sau khi chấm xuống hàng nếu viết câu . Qua mười năm có lẽ phù hợp với thì quá khứ và sát nghĩa hơn là mười năm qua xin cảm ơn tác giả
    1
    Xem thêm 2 phản hồi
  • Thi Duyen Nguyen
    Nhìn chùa ADuc ký ức lại ùa về
    Hai bác Bốn đã khuất,trông coi chùa.còn tụi em cứ đi học sớm,giờ ra chơi hay tan trường đều ghé bác chơi hay chào tạm biệt,,kỷ niệm xưa 🥰🥰🥰🥰🥰anh ạh
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 tuần
  • Thế Diên Nguyễn
    Nhà tui cách khuôn hội 50m
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 6 ngày
  • Ngocchau Nguyen
    Trước năm 75 khuôn viên chùa A dục khá rộng(gần một nửa trường tiểu học Trần văn Ơn bây giờ).Đến nay chỉ còn diện tích còn lại.Vị trụ trì Đại đức Thích Minh Danh hiện nay đã thỉnh được tượng Bổn sư nhập niết bàn và trụ đá A Dục Vương khá uy nghi và hoà… 
    Xem thêm
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 6 ngày
  • Hien Nguyen
    Ngày xưa, gia đình tôi từ khi tạo tác chuyễn về phạm ngũ lão thì toàn khu vực từ Trần bình trọng, cuối đường Hạm nghĩ, Võ tánh, p. N, Lão làng ươi ta gọi là khu chuồng bò vì cụ Tráng (con cháu cụ Cường Đễ) có chồng bò tại đây và tha bò ăn cõ suốt khu v… 
    Xem thêm
    2
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 6 ngày
  • Vy Xuan
    Còn chùa Bồ Đề và chùa Phổ Minh nữa ...!
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 4 ngày

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét