20 Tháng 7 lúc 19:23
Đã chia sẻ với Công khai
Người Mường dệt với tơ tằm và sợi bông. Họ dệt hoa văn lên ba nhóm sản phẩm chính: chăn và vỏ nệm, cạp váy và các tấm trang trí (mặt phà)... (tiếp theo)
*Cây thị vốn là một loại cây rừng có thân gỗ cao và tán rộng. Người Mường xưa thấy cây đẹp nên mang về trồng ở đầu làng. Vì tuổi thọ của cây thị rất cao, những cây thị đầu làng này thường chứng kiến bao đổi thay của ngôi làng qua năm tháng. Người Mường khâm phục vì trải qua bao sương gió và thay đổi nhưng cứ đến tầm tháng Bảy cây thị lại nở những bông hoa trắng tinh khiết, rồi kết những quả mọng thơm ngát.
*Người Mường coi con hươu hiền lành là biểu tượng của tình bạn và sự nhân ái. Người Mường hay kể cho nhau câu chuyện về con hươu trung thành với ân nhân, khi chết còn tìm về nơi gặp ân nhân để đợi người đó quay lại. Hoa văn con hươu thường được dệt lên rang dưới cạp váy.
*Họa tiết bông vét luôn đi thành ba hàng liên tiếp, bên trong xen kẽ các hình tam giác cân đặt ngược chiều nhau. Dệt thành luống phân cách giữa hai hàng hoa văn phức tạp hơn như rồng, phượng trên cạp váy, hoa văn này vừa tạo điểm nghỉ cho mắt vừa tôn lên độ tinh xảo của hoa văn mà nó bổ trợ.
*Trong văn hóa Mường, rồng là biểu tượng cho sức mạnh, sự quyền quý, nước (một phần không thể thiếu với người Mường vì họ sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp) và sức mạnh vô biên của vũ trụ. Khi xưa, dưới thời vua chúa Mường, chỉ có những người có chức quyền mới được mặc váy có cạp hoặc đeo thắt lưng có gẩy họa tiết rồng phượng. Người dân thường không được mặc vải vóc có các hoa văn này.
*Cũng giống như rồng, phượng được coi như một loài chim cao quý. Chỉ những người có chức quyền, các quan lạng mới được mang cạp váy có thêu rồng phượng. Dân thường chỉ được phép mang cạp váy có hoa văn hình cỏ cây hoa lá.
*Cây trám là một loại cây rừng thân to tán rộng. Người Mường khi xưa còn nghèo hay đi rừng lượm quả trám rụng xuống đất để mang về ăn. Các nghệ nhân Mường hay dệt loại hoa văn này lên cạp váy và mặt phà của họ.
*Lá vẽn là một loại lá rừng có thể ăn được. Người Mường còn dùng lá này để chữa bệnh đường ruột. Lá vẽn là một loại họa tiết thêu rất phổ biến trên cạp váy của các cô gái Mường con nhà thường dân.
*Cây quýt mọc bên những triền đồi khô cằn quanh bản Mường vừa mang lại bóng mát vừa cho họ quả ngọt. Vỏ quả quýt được dùng làm thuốc ho. Vào một khoảng thời gian ngắn ngủi trong mùa xuân, cây quýt nở những chùm hoa trắng tinh khiết. Các cô gái Mường giữ lại hình ảnh đẹp này bằng cách dệt những bông hoa cách điệu lên cạp váy của mình.
Theo *mythuatms.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét