Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

ĐỒNG BÀO MƯỜNG *Tĩnh Túc

11 Tháng 7 lúc 22:35
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Thương về xứ Mường quê vợ của tôi...
ĐỒNG BÀO MƯỜNG
*Tĩnh Túc
6. Ðồng bào Mường
Gọi là đồng bào, bởi vì theo ông Bình Nguyên Lộc rằng khoa học đã nhìn nhận rằng dân tộc Mường là Indonesien (Cổ Mã Lai) từ hơn thế kỷ nay, và ông đã chứng minh là dân ta cũng là gốc Mã Lai thì họ và ta là đồng bào rồi vậy.
Ðể viết về dân Mường, ông đã chọn tài liệu chủ lực cho sự nghiên cứu của ông, một cuốn sách mà ông thấy là đầy đủ nhất về dân tộc này, đó là quyển Les Mường, Géographie humaine et Sociologie của cô Jeanne Cuisinier do Viện Dân Tộc Học, Bảo Tàng Viện về Con Người xuất bản tại Paris năm 1946.
Như trong phần đo chỉ số của các giống tộc ở trên, người Mường không thuộc chủng Mã Lai mà lại thuộc chủng Thái, trong khi họ có ngôn ngữ rất gần với ta. Cô J. Cuisinier cho biết rằng quí tộc Mường, gia đình và họ hàng của các quan Lang, các thổ đạo, các hương chức hội tề thì xinh đẹp như người Việt. Còn bần dân và tất cả phụ nữ, kể cả phụ nữ thuộc hàng quí phái cũng bé choắt và xấu xí.
Ông Bình Nguyên Lộc giải thích rằng người Mường là quí tộc Lạc Việt từ Hoa Nam nam thiên cho nên không mang đàn bà theo kịp, họ đến đây hợp chủng với dân Melane’siens da đen xấu xí và lãnh đạo dân Melane’sien cho đến ngày nay. Vào thời thượng cổ, khi mà một cuộc di cư lớn lao xảy ra thì đa số phụ nữ bị bỏ rơi, hoặc yếu sức chết dọc đường. Cho nên khi đến địa bàn định cư, đàn ông goá vợ hay thanh niên thì lấy dân thổ trước làm vợ. Chính vì thế mà phụ nữ của họ mới không đồng chủng với họ.
Xét về ngôn ngữ thì văn phạm của hai dân tộc Mường và Việt giống hệt nhau:
Tiếng Việt Tiếng Mường
Ba hồn bảy vía con đùa (con trai), con gái, đâu đi về cùng bố, cùng mẹ, ăn cơm, ăn cá
Pa hồn pải piái on tứa, on kai, no tỉ vên kung pô, kung mè, ăn kơm ăn ka
Bố ơi chết bỏ ta làm sao vậy, thân mình ăn đâu ở đâu bố ơi
Pô ơi keát bô ta la no pò, thân hò ăn no ở no pô ơi!
Ăn ra khói nói ra lửa
Ăn za khuê nói za lửa
Ðể cho quỉ xa ma sợ
Tê co kwi sa ma đượi
Vía lúa ơi, về đụn về nhà mà ở
Piái ló ơi, vên tun vên nhà ma ở!
Cơm như vàng ròng
Kơm như yang rong
Danh từ Vua, thì họ nói là Bua. Trời, thì họ nói là Blời. Các cố đạo ngày xưa tại Việt Nam cũng viết là Bua, Blời, không phải vì các ông không biết âm Tr, mà bởi vì thuở đó ta cũng giống dân Mường đều không có âm Tr. Trái cây họ đọc là Tlai kây, Trái ngang họ nói là Plái ngang, Trâu họ kêu là Tlu vv…
Ngoài ra, trên mặt các trống đồng khai quật có khắc bộ hình một số người cầm gậy thọc xuống một vật mà đa số các nhà bác học Âu Châu cho rằng đó là động tác giã gạo. Nhưng nhà khảo cổ Lê Văn Lan đã lên xứ Mường và đã thấy người Mường ngày nay vẫn còn đánh trống như vậy, tức dùng gậy thọc xuống mặt trống.
Cô J. cuisinier còn viết rằng cô đã thấy toàn thể người Mường nhuộm răng đen, một số xâm mình, toàn thể ăn trầu, họ có đồng bóng và có sử dụng trống đồng loại lớn. Loại trống này chỉ có các quan Lang mới có và số tia của ngôi sao trên mặt trống càng nhiều thì tỏ rõ thế lực của ông quan Lang ấy, thông thường chỉ có 7,8 tia mà thôi.
Nói tóm lại, những giả thuyết, những lý luận mà các nhà ngữ học, bác học, sử học, nhân chủng học ngoại quốc cũng như người Việt nêu trên đã cho ta nhiều điều lý thú về nguồn gốc dân tộc cũng như nguồn gốc tiếng Việt. Qua đó, quí vị có thể tự suy ra kết luận hay ít nhiều cũng tạo hứng khởi trong việc tìm về nguồn cội văn hóa nước ta.
Tĩnh Túc
* Trích theo bài Nguồn Gốc Tiếng Việt của Tĩnh Túc đăng trên https://nghiencuulichsu.com/2016/05/24/nguon-goc-tieng-viet/
Ly Đinh, San Lê Thị và 166 người khác
38 bình luận
4 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

Bình luận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét