19 Tháng 7 lúc 17:30
Đã chia sẻ với Công khai
Người Mường dệt với tơ tằm và sợi bông. Họ dệt hoa văn lên ba nhóm sản phẩm chính: chăn và vỏ nệm, cạp váy và các tấm trang trí (mặt phà)...
HOA VĂN TRANG TRÍ CỦA NGƯỜI MƯỜNG
Người Mường không chọn gỗ, đá, gốm sứ hay kim loại để thể hiện sự tinh xảo của mình; họ không chạm khắc lên gốm hay đồng. Thay vào đó, họ thể hiện nghệ thuật tạo hình của dân tộc mình trên cạp váy người phụ nữ. Đây là kết luận của nhà dân tộc học Từ Chi sau khi nghiên cứu về hoa văn cáp váy Mường.
Phải quan sát thật kỹ người ta mới có thể nhận thấy hết giá trị của thổ cẩm Mường. Trang phục của người Mường đơn giản nhưng chỉ riêng phần cạp váy cũng đủ thể hiện tinh hoa văn hóa. Một chiếc cạp váy gồm ba phần theo thứ tự từ trên xuống: Rang trên, Rang dưới, và Cao. Rang trên bao gồm các hoa văn hình học thể hiện các hình thái khác nhau của mặt trời theo bố cục ngang. Cách bố trí các biến thể của mặt trời trên cạp váy có nhiều nét tương đồng với bố cục hoa văn trên mặt trống đồng – di tích của nền văn minh lâu đời nhất Việt Nam. Phần cao thường có các đường kẻ sọc và điểm xuyết ít hoa văn.
Phần rang dưới tinh tế nhất với các dòng họa tiết mô phỏng các loài động vật và thực vật đan xen với các hoa văn trang trí hình học. Đây chính là nơi các cô gái Mường thể hiện khả năng dệt khéo léo và óc thẩm mỹ thông qua cách sắp xếp hoa văn và phối hợp màu sắc. Do tính phức tạp của nó, phần này được dệt trên khung cửi đặc biệt với phần go dày đặc. Mặc dù làm từ chất liệu tơ tằm, phần rang dưới được dệt khít đến mức nước cũng không thể thấm qua.
Với lịch sử giao thương lâu đời, thổ cẩm của nhóm Thái và Mường tại Hòa Bình có một số điểm tương đồng. Tuy nhiên, các hoa văn và ý nghĩa của chúng lại phản ánh những nét đặc thù của từng nhóm.
...
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét