Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

GIAI ĐIỆU GỒ GHỀ CỦA BUÔN MÊ... THẬT! *Nguyễn Hàng Tình

3 Tháng 7 lúc 11:35
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Ban mê ... từng lớp cắt thời gian... một góc phố ngày xưa... bây giờ...
GIAI ĐIỆU GỒ GHỀ CỦA BUÔN MÊ... THẬT!
*Nguyễn Hàng Tình
Chỏm rừng nguyên sinh lẻ loi ken dày cổ thụ ngàn năm tuổi tỏa bóng mát lạnh của diệp lục sâu thẳm ở nơi người ta đặt Bảo tàng Đắk Lắk đã nói với tôi rằng thành phố này bước ra từ rừng. Duy nhất nơi đây còn tín hiệu, ký ức đại ngàn đó, trong một Buôn Ma Thuột mênh mông vườn rẫy cà phê và hừng hực phố nối phố, bê tông lấp tràn mặt đất.
Quảng đại
Buôn Ma Thuột là buôn (làng) của Ama Thuột - tức bố thằng Thuột. Người Ê Đê khi có con cái thì đàn ông không còn tên nữa, mà gọi theo tên đứa con đầu.
Vào cái thuở chưa có khoa học trắc địa và địa giới các cộng đồng, quốc gia xác lập bằng vùng ảnh hưởng (mà không có bản đồ) thì người Chăm, với tư cách xã hội có nhà nước và khôn lanh hơn đã ảnh hưởng nhiều lên xứ Kitara (trong đó có cả cao nguyên Ê Đê) đầy rừng nguyên sinh này.
Khi Chămpa biến mất ở dọc miền duyên hải dưới kia, người Việt thay thế dần sự ảnh hưởng trên miền sơn nguyên, với độ mỏng dày tùy từng giai đoạn lịch sử.
Tuy nhiên, dấu ấn lịch sử thực chứng và thành văn về người Việt đặt chân lên Buôn Ma Thuột lại là từ một người đàn ông xứ Quảng Nam tên Hộ với mối bang giao của ông với tù trưởng Ama Thuột vào năm 1925, được tù trưởng này tạo điều kiện sinh sống khi ông lên đây buôn bán rồi sau đó là sự ra đời của làng Việt đầu tiên mà ông lấy tên là Lạc Giao với mười chín hộ người Việt nữa chung phận nổi trôi xa xứ vì bị lưu đày.
***
Nhưng giờ thì Buôn Ma Thuột đã hiện ra là một đô thị bề thế, sôi động hàng đầu miền Thượng, với điều kiện không gian và sự vạm vỡ của nó luôn cho ta cảm giác có thể kiến tạo đầy tung hứng và vô tận. Cao nguyên Đắk Lắk đúng là cao nguyên bazan. Và chính việc người Pháp thời Đông Dương thuộc địa thiết lập hệ thống hành chính và đưa cây cà phê vào đã làm thay đổi hoàn toàn xã hội nông nghiệp trong các sắc dân sơn nguyên. Đất bazan là nơi lý tưởng cây cà phê, cao su, tiêu, mà Đắk Lắk đã đứng đầu về việc trồng và phổ biến cây cà phê.
Chính sự sung túc, giàu có từ cây trồng công nghiệp xuất khẩu này đã khiến Buôn Ma Thuột trở thành thành phố tiêu dùng khổng lồ. Cái làm ra là nông, lâm, thổ sản, còn đưa tất tần tật mọi sản phẩm khác từ các nơi xa về để tiêu thụ. Và vị trí chính giữa của miền Kitara xưa đã nghiễm nhiên đưa thành phố này trở thành đô thị trung tâm không chỉ ở khía cạnh kinh tế, vai trò ngày càng lớn, khi hội nhập sâu.
Giờ thì Buôn Ma Thuột có mặt trên 30 sắc dân khác đến từ mọi miền đất nước, kể cả Tây Bắc xa xôi. Tôi có thể nghe những ngôn ngữ xa lạ ấy ở chợ Buôn Ma Thuột, trên các con đường mua sắm Y Jut, Nơ Trang Lơng, Điện Biên Phủ, Lê Hồng Phong hay Hai Bà Trưng, và có thể thấy họ sống ở các khu phố mới.
Thành phố này người ta ít săm soi, để ý đến nhau. Tiếp nhận phóng khoáng và thoải mái này là chuyện không phải dễ ở các vùng đất khác. Chỉ cần chăm lao động thì lưu dân nào cũng sống dễ dàng trước sự màu mỡ của đất bazan và khí hậu thuận lợi nơi đây. Nên khắp nơi trong lòng Buôn Ma Thuột, phố cũ phố mới đều nhảy tưng tưng, có khi là phố trang trọng ngây ngất, mà cũng có khi là phố lếch thếch, diêm dúa, kệch cỡm, lạc điệu, hình thái giống từ Sài Gòn đến Vũng Tàu, Cần Thơ, Nha Trang, Đà Nẵng, và cả Đà Lạt. Phố phân lô dĩ nhiên tràn ngập. Nhưng làng, phố biệt thự cũng nhiều như mì gói, đến độ có thể nghĩ sao họ cất nhà cao to dễ đến thế.
Nghe nói, người Buôn Ma Thuột cũng hay sắm thêm nhà ở Sài Gòn nữa. Cư dân tậu xe hơi cất trong nhà cũng đầy. Ngay ở Nha Trang, từ lâu đã có cả một con đường với khách sạn chuyên phục vụ người Buôn Ma Thuột. Vùng đất phóng khoáng, lưu dân ai cũng tranh thủ làm giàu, dù họ làm nghề gì, ở thân phận nào. Lưu dung là trước hết để tích góp, làm giàu, thiết kế tương lai cho con cái, chứ hơi đâu để ý đến chiều sâu, bản sắc, “dựng người”.
Buôn Ma Thuột là một đô thị trên thảo nguyên mênh mông, thủy lưu chảy ngược về sông Mê Kông bên kia, không hề bị che chắn, chia cắt, khi nó đã sạch rừng, nên con đường nào đã mở cũng dễ dàng, rộng thoáng dài tít tắp. Nên đến cái vỉa hè ở đường phố Buôn Ma Thuột cũng làm các đô thị khác thèm thuồng - nó to rộng như sân chơi. Còn kiến trúc trên các đường phố thì giống từ Đà Lạt (xưa), đến Nha Trang, Sài Gòn, Hà Nội, Cần Thơ. Đó là thứ kiến trúc đưa đến từ mọi nơi, chấp nhận tất cả, đổ vào tất cả, mà không cần bản sắc riêng, mặc dù bạn tôi, KTS. Lê Hoàng Sinh khi còn làm giám đốc Sở Xây dựng Đắk Lắk đặt ra ý tưởng cho xứ sở rằng mỗi căn nhà mới xây ở Buôn Ma Thuột đều cần có “tinh thần” Ê Đê: chóp mái kiểu nhà sàn Ê Đê.
Ý tưởng này bất khả thi, vì dân nhập cư xứ này vốn rất khoái tự do cảm xúc, họ cất nhà theo ý của họ. Dân Buôn Ma Thuột mà, sống tự nhiên, thoải mái, xuề xòa, quen với tính “nông nghiệp rẫy” thời bốp chát nên không để ý đến bản sắc đô thị chung. Nếu có bản sắc, thì chỉ có thể nhìn thấy trong các buôn của người Ê Đê còn lỏi chỏi đây đó. Nhưng cộng đồng nhập cư thì đã nhiều hơn, chi phối cách biểu hiện về ý thức thẩm mỹ, không gian sống, hình thái kiến trúc, và cả lối sống. Mà ý thức của dân nhập cư, là như đã nói, “thoải mái”, no vui, nhiều tiền, thế nào cũng được. Lịch sử thị dân trên thế giới đã chỉ ra rồi, với đô thị, bên trong sao thì bên ngoài vậy.
Mộc đến “thô” ráp
Đẫm trong phố xá Buôn Ma Thuột, lại chợt nhận ra chỉ có người Ê Đê mới có ý thức về lề thói, lối sống, ứng xử, lời ăn tiếng nói. Thị dân nào gốc Ê Đê nhà ít khi cổng kín tường cao, và nếu có bắt chước thì cũng không lởm chởm mảnh chai hay sắt nhọn. Thị dân Ê Đê cũng sẽ nhẹ nhàng, khiêm nhường, mời vào nhà chân thành, cho dù có là người lạ. Còn dân nhập cư thì hết biết, khó mà hiểu được họ, và thấy phong thái của họ.
Họ sẽ không giống bất cứ thị dân ở nơi nào. Họ không có cái bặt thiệp của người Hà Nội (xưa), cái sôi nổi của người Nha Trang, cái hiện đại hoạt bát của người Sài Gòn (xưa), cái nhã nhặn thanh lịch của người Đà Lạt mà họ là tất cả, lúc thế này, lúc thế kia, không định hình về chất. Họ hỗn tạp. Họ cũng nói thứ tiếng Việt với giọng không giống người Sài Gòn mà cũng chẳng giống người Pleiku, Kon Tum, Đà Lạt, Khánh Hòa, Phú Yên...
Hình như đấy là cái thứ tiếng Việt của người nông thôn Việt nghèo lưu cư, từ khốn khó lên giàu có, chứ không phải thứ tiếng Việt đô thị, trên nền móng lâu đời của người đô thị. Buôn Ma Thuột là thành phố trẻ mà, và cư dân thì mới thế hệ thứ hai, thứ ba, và một ít thuộc thế hệ thứ tư. Nhưng tính cách họ không hung dữ, nóng tính, đãi bôi, hay màu mè.
Họ thô và giàu sức sống như gốc cà phê, đi đứng trùng trùng như rẫy vườn nhiệt đới miền cao. Ví như khi bạn đi mua hàng, ở những con đường bán buôn có bề dày nhất, mua từ cọng rau xanh, con cá khô, tờ báo, ống nhựa tưới rẫy, chiếc tủ lạnh, xe máy cày đến chiếc xe hơi xa hoa Audi cũng sẽ chẳng bao giờ có thể nghe thấy người ta cảm ơn người mua.
Và ngược lại, người mua cũng chẳng bao giờ cảm ơn người bán, dù họ ở phố hay huyện lên. Cảm ơn là âm thanh vô cùng xa xỉ ở thành phố này. Và dĩ nhiên trong các hàng quán, cũng khó thấy người ta tặng tiền tip cho nhau. Họ bán buôn mộc mạc. Mộc mạc đến độ dửng dưng, bất cần. Mộc mạc đến độ cứ ngỡ họ không là người đô thị thông thường. Cũng như khi họ đi uống cà phê, bất cứ quán lớn nhỏ nào, họ uống rất nhanh và nói chuyện rất to. Họ cũng chỉ quen với cà phê kho, hoặc pha sẵn, chứ cà phê pha phin kiểu Pleiku hay Đà Lạt, Nha Trang thì hiếm thấy. Cái này khớp với lối sống nhanh, ngắn gọn, thực dụng, thực chất như thành phố dồi dào vật chất của họ vậy, xã hội tiêu dùng.
Nói chung xứ này tuôn trào, không cần bóng bảy, sang cả. Nông trang cà phê chuyên nghiệp đầu tiên trên đất nước này là ở Đắk Lắk với đồn điền cà phê CaDa (Compagnie Agricole D’Asie - từ 1922) của người Pháp đầu thế kỷ trước, nhưng người Buôn Ma Thuột nay trao đổi chất với ly cà phê cực đơn điệu. Đố mà tìm được cái duyên, hay bản sắc của người “vương quốc cà phê” trong chuyện uống cà phê của họ.
Công bằng mà nói, chính cà phê làm xứ sở này rực rỡ và vạm vỡ, nhưng đô thị sung túc, lực lưỡng, “nam tính” này cứ thô ráp, thiếu gì đó cái hào hoa, đẳng cấp, tinh tế.
Tìm nốt lặng
Đô hội, sầm uất, và sục sôi thực dụng như thế, nhưng Buôn Ma Thuột có cái hay là nó “lành”, không nhức đầu, nặng nề với tệ nạn băng đảng anh chị, xã hội đen, và tội phạm như các đô thị khác. Nó gồ ghề, cá biệt như thế làm sao không mê được. Khi người Pháp làm thuộc địa ở miền Thượng, đơn vị hành chính đầu tiên họ đặt không phải ở Buôn Ma Thuột mà ở vùng Bản Đôn, rồi Kon Tum, rồi Đà Lạt, và sau đấy mới tính đến Buôn Ma Thuột. Kể cả thời “Hoàng triều cương thổ” của Bảo Đại cũng đặt đầu não cao nguyên tại Đà Lạt.
Nay thời đại mới, chính quyền ta đã xác lập Buôn Ma Thuột là đô thị trung tâm của Tây Nguyên, với vai trò địa chính trị, địa kinh tế, và địa văn hóa của nó. Tôi mê thật cái buôn của tù trưởng bộ lạc Ama Thuột từ quá khứ sơn nguyên xa tít đến hiện tại này. Khi cố trầm tĩnh để “đọc” cho hết thành phố này, rồi sàng lọc lại, thì nhận ra sự ý vị thuộc về giá trị ở cái bản địa. Giá trị mới thì chưa viên thành. Giá trị cũ vẫn còn tiếp nối. Nhận ra, khoảng lắng thần thái đô thị Buôn Ma Thuột, vẫn là ở khu phố nào mà thị dân là người Ê Đê.
Ở đó, tinh thần tỏa ra là gần gũi với Mẹ thiên nhiên, còn ngưỡng vọng thiên nhiên, với nhà cửa, lối sống, sinh hoạt, giao tế không hẫng, không vong bản, xa lạ, hớ hênh, khoe khoang, trơ trẽn. Lạ thật! Đúng là văn minh thì từ sự chân thành, bặt thiệp, chan hòa bên trong mà biểu hiện ra bên ngoài chứ không từ độ dày của ví tiền, hay có được học cao rộng không. Vậy muốn tìm chất “người Buôn Ma Thuột” nên vào các phố có người Ê Đê để khỏi thất vọng. Họ bước từ rừng, lên rẫy, lên phố, từ đời sống canh nông sang đời sống giao thương, nhà thảo mộc sang nhà bê tông, cuộc sống theo mùa sang cuộc sống theo giờ, ngày, nên thích nghi, chan hòa và chuyển hóa tự nhiên trên quê xứ. Nghĩa là không có sự bắt chước, học theo, hay áp đặt hình mẫu thị dân nào.
Nói vậy mà vẫn cứ tin một ngày nào đó, tự nhiên người Buôn Ma Thuột cũng nghĩ đến việc thèm cốt chất riêng, bản sắc “thị dân Buôn Ma Thuột”. Đã có sẵn rồi, có thể tiếp nối những gì người Ê Đê đã có. Văn minh phố dựng trên văn minh rừng thuần hậu - giá trị vĩnh cửu.
Nên cái chỏm rừng kia đâu chỉ là bóng mát bình thường, mà nhắc nhớ về sự tử tế, nghiêm cẩn, thân thiện, sang cả, chan hòa...
NGUYỄN HÀNG TÌNH
Ly Đinh, Xuan Luc và 169 người khác
41 bình luận
11 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

Bình luận

  • Trong hình ảnh có thể có: văn bản
    2
    • Thích
    • Trả lời
    • 3 tuần
  • Đường Nguyễn Thái Học.
    1
    • Thích
    • Trả lời
    • 3 tuần
  • Đọc và thấy yêu vùng đất này đến lạ.Bài viết này chắc viết ở thập niên 80
    2
    • Thích
    • Trả lời
    • 3 tuần
    • Dạ, tác giả viết vào năm 2017, mới đây thôi ạ.
      1
      • Thích
      • Trả lời
      • 3 tuần
    • Xứ Thượng
       tấm ảnh đầu tiên mở rộng ra ,má TH đang ngồi áo trắng làm gì đó trước nhà,,tầm tg ảnh này là 2hchiều ,lúc đó hàng dọn vô trước nhà để xe rác quét đường ,vì buổi sáng dọn ra giữa đường ! Ảnh này tầm 1972 !Ôi cảm ơn tg!!
      2
      • Yêu thích
      • Trả lời
      • 3 tuần
      • Đã chỉnh sửa
    Xem thêm 4 phản hồi
  • 1
    • Thích
    • Trả lời
    • 3 tuần
  • Hay .!
    1
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 3 tuần
  • Chỉ những người Bmt xủa sinh ra và lớn lên ở đây mới hiểu và cảm nghiệm nhiều về BanMêThuột Xã Lạc Giao , Tỉnh DARLAC của mình phải không Anh Đạt ??
    4
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 3 tuần
    • Đúng em 
      Thi Kim Hien Tran
      ! ... 'Thị dân Ê Đê cũng sẽ nhẹ nhàng, khiêm nhường, mời vào nhà chân thành, cho dù có là người lạ'.
      1
      • Thích
      • Trả lời
      • 3 tuần
  • Em con nhớ hồi đó ba má em về ở bên đường hai bà trưng mặt sau của ks bạch Mã bây giờ lúc đó vẫn còn là rừng má em nuôi heo cọp còn vào chuồng bắt cả heo con Nai đi lạc không biết lối ra em còn nhớ hồi nhớ theo má đi chợ phía xã lạc giao người dân tộc … 
    Xem thêm
    3
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 3 tuần
    Xem thêm 1 câu trả lời
    • Thích
    • Trả lời
    • 3 tuần
  • Anh Đạt chịu khó đọc ghê hỉ, cảm ơn anh đã sưu tầm nhiều bài hay để bọn em được tiếp cận những thông tin bổ ích, đọc bài nầy em chợt nhớ BMT xưa, em nhớ năm 1967-68 bến xe Đak lăk gần ngã 6 nằm trung tâm rạp chiếu bóng-đường Hùng Vương-Đinh tiên Hoàng… 
    Xem thêm
    • Thích
    • Trả lời
    • 3 tuần
    • Đã chỉnh sửa
  • Cắt cái hình bây giờ thì thương nhớ nhiều hom
    3
    • Thích
    • Trả lời
    • 3 tuần
  • Hồi còn nhỏ , mỗi buổi sáng e đã thấy từng đoàn người guì nông sản ra chợ bán , trưa trưa cũng đoàn người ấy trở về , có người mua đồ về cũng có người không mua gì cả . Nhà e bán tạp hóa ở đường PBC nên nhiều người cũng ghé mua hàng hoặc xin nước uống … 
    Xem thêm
    1
    • Thích
    • Trả lời
    • 3 tuần
  • Cám ơn XT Cho đọc bài ST này , đúng thực chất là như thế! Hình ảnh trước 75 Banme là thế nhỏ bé đơn sơ , sống rất giản dị... chỉ là một chỏm núi rừng mà thôi....
    • Thích
    • Trả lời
    • 3 tuần
  • 5 bức ảnh, một khúc đường Nguyễn Thái Học, nay là đường Điện Biên Phủ. Chỉ khác, 4 tấm đầu chụp từ Quang Trung, tấm cuối cùng chụp từ Phan Bội Châu.
    1
    • Thích
    • Trả lời
    • 3 tuần
  • Banme đó tôi yêu thời tuổi trẻ
    Mộng thiên đường với tiếng gió lao xao
    Chân lối nhỏ phố buồn nghe tiếng guốc… 
    Xem thêm
    • Thích
    • Trả lời
    • 3 tuần
  • Buôn Ma Thuột - Xứ lạnh bình yên và thơ mộng !
    Thật hạnh phúc khi được ở nơi đó ...
    • Thích
    • Trả lời
    • 3 tuần
  • Khúc chợ này trước kia người đồng bào hay bán các loại trái cây rừng từng gùi như trái Cồng tím, Măng le, Soài rừng, Gùi , Sim.
    1
    • Thích
    • Trả lời
    • 3 tuần
    • Đã chỉnh sửa
  • Bài viết hay lắm ạ, hiểu thêm về quê Bmt ngày xưa anh 
    Xứ Thượng
    • Thích
    • Trả lời
    • 3 tuần
  • Góc Quang Trung - Nguyễn thái Học ha a. 
    Thượng Xứ
    • Thích
    • Trả lời
    • 3 tuần
  • Sự thay đổi lớn nhất mà ít ai để ý là giọng nói của lớp trẻ Bmt rất khác ngày xưa
    • Thích
    • Trả lời
    • 3 tuần
  • Khi tuoi doi gan dat xa troi. Xin hen kiep sau doan-tu tren que-huong ngheo nhung nhieu ky-niem...
    • Thích
    • Trả lời
    • 3 tuần
  • Nhớ Banmethuot xưa cám ơn anh Đạt và tác giả 😍😍
    • Thích
    • Trả lời
    • 3 tuần
  • Ước gì đươc sống lại những ngày xa xưa ấy anh nhỉ...!
    Bây giờ tất cả đã khác rồi... e nghe nói bây giờ ng Dân tộc họ mắng con họ là.." sao mày ngu như người Kinh vậy ..?"...hihi
    1
    • Thích
    • Trả lời
    • 3 tuần
    • Kim Thịnh Dancer
       Nguoi ede voi kinh hoi xua doan ket ban a
      Kg bao gio cai nhau luc do toi con nho
      Xom toi kg thay chui nhau
      1
      • Thích
      • Trả lời
      • 3 tuần
    • Thủa bé mình hay vào xóm "Đê" gần nhà chơi vui lắm , có quả ngon là ăn chung, sau 75 người Ê đê đã đi Mỹ và nơi khác sinh sống...!
      • Thích
      • Trả lời
      • 3 tuần
  • Nhin nguọi voi cho .dang buon that
    • Thích
    • Trả lời
    • 3 tuần
  • Xứ Buồn Muôn Thuở Anh Đạt ui 😩😩😩 10/3
    • Thích
    • Trả lời
    • 3 tuần
  • Ai bảo Ban me buồn muôn thuở?rieng em là Bao mến thương
    1
    • Thích
    • Trả lời
    • 3 tuần
  • Nơi tôisinh ra và lớn lên nhưng cũng để lại trong tôi những vết hằn!!!!!!!!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét