Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Bảy, 3 tháng 4, 2021

SÀI GÒN NGÀY ẤY... NĂM 1954-1960 *Hoàng Lan Chi

 

29 tháng 3 lúc 19:13 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Hồi ký của một người con gái đất Bắc tại Sài Gòn trước 75 (Kỳ 1)...
SÀI GÒN NGÀY ẤY... NĂM 1954-1960
*Hoàng Lan Chi
Ngày ấy tôi còn bé lắm. Lênh đênh trên chuyến tàu cuối vào Nam theo cha mẹ chứ chẳng biết gì. Chuyến đi êm đềm không gì đáng nói. Tôi thấy người Pháp cũng đàng hoàng. Thì đâu chả thế. Cũng có người này người kia. Người hèn nhát, kẻ can đảm. Người quá khích, kẻ trung dung. Người Pháp trên tàu tử tế. Họ cho ăn uống đầy đủ. Tôi không hiểu tại sao họ phải tốn đủ thứ để đưa người di cư vào Nam. Nếu họ cứ mặc kệ thì không biết số dân Bắc có đến được miền Nam dễ dàng không…
Đầu tiên chúng tôi cặp bến Vũng Tàu. Rồi xe đưa vào Sài Gòn. Chúng tôi ở tạm tại Nhà Hát sau này được sửa thành Tòa Quốc Hội, mấy hôm sau thì phân tứ tán. Chính phủ trợ cấp cho mỗi đầu người là bao nhiêu đó, tôi không nhớ vì quá bé.
Nơi tôi ở đầu tiên là Cây Quéo, đường Ngô Tùng Châu. Gia đình tôi là người Bắc đầu tiên đến đây. Sau này đọc truyện và biết con trai Bắc hay bị con trai Nam uýnh và xỏ xiên: “Bắc kỳ ăn cá rô cây”… Không rõ có đúng không, nhưng gia đình tôi hên. Nơi xóm nhỏ, người Nam thật thà đôn hậu. Họ cư xử tử tế với chúng tôi. Đôi khi tôi lẩn thẩn nghĩ, hay vì gia đình tôi là nhà giáo? Tinh thần tôn sư trọng đạo đã ăn sâu trong giòng máu dân Việt? Họ rất tôn trọng và lễ phép đối với cha mẹ tôi. Một điều “thưa ông giáo”, hai điều “thưa bà giáo”…
Con đường đến trường tiểu học thật dễ thương. Ngày ấy chúng tôi đi bộ nhiều, chẳng vù vù xe máy như bây giờ. Đi bộ đến trường thật vui. Cứ tung tăng chân sáo, vừa đi vừa hái hoa bắt buớm. Ôi sao ngày đó Sài Gòn nhiều hoa bướm thế! Hai bên đường những hàng rào hoa dâm bụt đo đỏ xιɴh xιɴh. Nhìn vào trong, nhà nào cũng có vườn, cây cối xum xuê. Bướm bay la đà. Những con bướm đủ màu sắc, nhưng bướm vàng nhiều nhất. Nếu nhìn riêng thì bướm vàng không đẹp nhưng khi bay lượn giữa rừng lá xanh thì đàn bướm vàng thật duyên dáng. Chúng như một nét điểm xuyết cho bức họa hoa lá… Tôi thích nhìn bướm bay, tôi thích ngắm hoa nở. Trường học to vừa phải, lớp học đủ ánh sáng. Mỗi sáng thứ hai chào cờ, đứng nghiêm và hát quốc ca: Này công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi… Ừ thì thanh niên luôn được dạy dỗ là “đáp lời sông núi”.
Chúng tôi được học những bài công dân giáo dục đầu tiên và chúng đã ăn sâu mãi vào tiềm thức. Đủ biết các cụ nói uốn cây khi chúng còn non là đúng. Tuổi ngây thơ coi những lời thầy cô là khuôn vàng thước ngọc:
-Không phá của công
-Không xả rác ngoài đường
-Phải nhường ghế cho người lớn tuổi, phụ nữ có thai trên xe buýt
-Phải dắt em bé hay cụ già qua đường
-Phải ngả nón chào khi xe tang đi qua
-Không gian lận. Nói dối là xấu xa…
Chúng tôi đã được dậy như thế đó và chúng tôi đã làm theo như thế đó. Ôi Sài Gòn của tôi ơi, bây giờ tôi đi giữa phố phường mà lạc lõng vô cùng khi chỉ mình tôi ngả nón chào người chết hay chạy nép vào lề nhường cho xe cấp cứu đi qua!
Rồi những bài học thuộc lòng rất giản dị dễ nhớ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Hay:
Những buổi sáng vừng hồng le lói chiếu
Trên non sông làng mạc ruộng đồng quê
Chúng tôi ngồi im lặng lắng tai nghe
Tiếng thầy giảng khắp trong giờ quốc sử…
Sung sướng quá, giờ cuối cùng đã điểm
Đàn chim non hớn hở dắt tay về
Chín mươi ngày vui sướng ở đồng quê…
Cuộc sống sao êm đềm và thanh bình quá! Không có những cướp bóc lớn lao. Ăn cắp vặt cũng không ghê gớm. Tôi còn nhớ phơi quần áo trước nhà rất an toàn chẳng phải trông chừng…
Tôi còn nhớ ruộng miền Nam nhiều nơi không chia bờ rõ rệt. Tôi còn nhớ cây trái Lái Thiêu không vạch lối ngăn rào. Tình hàng xóm là tất cả. Khi chia rào, ngăn lối là xúc phạm. Tự người dân quê biết đâu là đất là vườn của mình. Vào vườn Lái Thiêu cứ tha hồ ăn. Chỉ khi mua về mới phải trả tiền. Ôi sao ngày ấy người ta hiếu khách và cuộc sống thanh bình đẹp đẽ quá! Có phải là một phần nhỏ thiên đường nơi hạ giới chăng? Tôi nhớ nhiều về Lễ Quốc Khánh đầu tiên năm 1956 thì phải, đúng là lễ hội. Pháo hoa tưng bừng và người người ra đường trong hớn hở reo vui. Không chửi bới, không chà đạp, không giành đường xem lễ… Sài Gòn bấy giờ còn thênh thang lắm. Sài Gòn bấy giờ chưa đông đúc bon chen…
Ngày ấy các bà Bắc hay Trung đi chợ còn mặc áo dài. Lề thói xưa còn ăn trong nếp ấy. Ra đường là phải lịch sự. Khi lễ lạc thì phải mặc quần đen với áo dài chứ không được quần trắng vì như thế là thiếu lễ… Tôi còn nhớ một gia đình trung lưu là đã có thể thuê người làm. Đa phần người làm là các cô gái miền Trung. Đúng là quê hương em nghèo lắm ai ơi! Đất khô cằn sỏi đá đã khiến bao cô gái quê vào miền Nam giúp việc. Thuở ấy người miền Nam hay dùng từ “ở đợ”, còn người Bắc gọi là “người làm”. Các chị giúp việc thường rất trung thành và lễ phép với chủ nhà, các cô cậu con chủ nhà cũng được tôn trọng. Bà chủ thường ở nhà vì nhà nào cũng khá đông con. Ban đầu thì ba, bốn và sau thành sáu. Tôi còn nhớ lương giáo sư đệ nhị cấp tức dạy từ lớp đệ Thất đến đệ Nhất của cha tôi là 5.200 đồng, vợ được 1.200 đồng và mỗi con là 800 đồng (không hạn chế số con). Tô phở khá ngon là năm đồng. Coi như lương giáo sư là 1.040 tô phở. Lương người giúp việc là 300 đồng. Lương Bộ trưởng gấp 5 lần lương giáo sư, vào khoảng 25.000 đồng. Còn lương Đại úy thì bằng lương giáo sư. Nếu bây giờ 7.000 đồng tô phở bình dân thì lương của giáo viên cấp ba phải là 7.000.000 đ.
Hồi đó chúng tôi thi một năm hai kỳ gọi là đệ nhất và đệ nhị lục cá nguyệt. Đề thi hoàn toàn do giáo viên (cấp tiểu học) hay giáo sư phụ trách ra đề. Hồi đó không có nạn các giáo sư hay giáo viên kéo trò về nhà dậy kèm hay bán đề thi. Đơn giản có lẽ vì đồng lương đã đủ sống nên họ không phải bán rẻ lương tâm. Cuối năm lớp Nhất thì chúng tôi phải thi bằng Tiểu Học. Sau đó thi vào đệ Thất các lớp trường công. Ai rớt thì học trường tư. Tất nhiên phải học giỏi mới thi vào được những trường công danh tiếng như Gia Long, Trưng Vương, Petrus Ký, Chu Văn An. Những tháng ngày tiểu học với tôi là tung tăng chân sáo, là chơi nhiều hơn học, là hái hoa bắt bướm, là nhảy lò cò, là chơi giải ranh, chơi ô quan. Đúng ba tháng hè là chơi thoả thích… Ôi chơi chơi… sao mà thú vị thế! Nhớ đến tiểu học của con gái mình, tôi lại xót xa. Học quá nhiều để có thành tích cho thầy cô, cho trường lớp… và con gái tôi không bao giờ biết đến “chín mươi ngày vui sướng ở đồng quê”.
Xem tiếp kỳ 2: Năm 1960 – 1967
HOÀNG LAN CHI
Có thể là hình ảnh về 3 người, trẻ em, mọi người đang đi bộ, mọi người đang đứng và đường phố
Bạch Yến, Nguyen Thai Hai và 178 người khác
35 bình luận
4 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

35 bình luận

  • Chỉ khác là tác giả di cư từ bắc vô nam...
    Lớn lên vui chơi và đi học chúng ta đều có tuổi thơ giống nhau!
    Tuổi thơ trước 1975 quá tuyệt vời!
    2
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 5 ngày
    • Đã chỉnh sửa
  • Mẹ tôi (thời gian đó hơn hai tuổi ) cùng bà ngoại cũng đã lênh đênh trên biển để di cư vào miền nam bằng tàu há mồm.
    2
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 5 ngày
    • Đã chỉnh sửa
  • Bài viết hay quá !
    Tuổi học trò trước 75 thật tuyệt vời ...
    Với nền văn hoá giáo dục như thế nên rất xứng đáng là " Hòn ngọc viễn đông " .… 
    Xem thêm
    2
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 5 ngày
  • Bài viết hay quá...
    1
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 5 ngày
  • Bài viết mộc mạc sâu sắc...chạnh lòng những cô gái bắc kỳ có cha mẹ di cư 54.Một thời để nhớ.Cám ơn anh XT đã chia sẻ nha.
    2
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 5 ngày
  • Một thời thanh bình, đạo đức đã qua, giờ chỉ còn là hoài niệm khi cái xã hội này đã đánh mất đi tất cả.
    5
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 5 ngày
    • Đã chỉnh sửa
  • Bài viết hay quá - cám ơn HLC & xứ Thượng đã cho mình quay về tuổi thơ trước 1975...& giống y khuôn trong gđ tôi-
    4
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 5 ngày
  • Nhớ về ngày xưa
    1
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 5 ngày
  • E thì nhớ cái hủ mực thần thoại này tay cầm cặp và ngón tay móc thêm.một hủ mực . Hủ mực bằng nhôm hoặc bằng nhựa dù bị nghiêng vẩn ko đổ mực ra ngoài . Nhin ảnh e nhớ hồi nhỏ quá chừng . ❤️
    2
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 5 ngày
    • Hạnh Đỗ
       đúng đó giữa lọ mực có một cái ống chống đổ mực và khg chấm nhiều được sợ lem bgio ai có lọ mực đó chắc đấu giá cao à nhe
      1
      • Yêu thích
      • Trả lời
      • 5 ngày
    • Huong Lengoc
       dạ bây giờ chỉ còn trong kí ức chị nhỉ . Hồi nhỏ a Thanh hay qua chở e đi học chung với Huyền đó chị học trường Bà Triệu .
      2
      • Yêu thích
      • Trả lời
      • 5 ngày
  • Đa số người Đắc lắc trước 75 là người Bắc di cư là nhiều phải khg các bạn
    4
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 5 ngày
    • Dạ chị ,
      Người bắc di cư vào ĐAKLAK đa số là các giáo Dân của xứ Đạo Toàn Tòng ngoài Bắc theo Cha đi cư vào, như Trung Hòa, Hà Lan, Kim Châu, DakMinh, Châu Sơn v..v...… 
      Xem thêm
      • Thích
      • Trả lời
      • 4 ngày
      • Đã chỉnh sửa
    • Hue Nguyen
       Chị xin bổ xung thêm là trại định cư Trần Hưng Đạo ở khu đối diện trường Hưng Đức vì Bố mẹ chị di cư vào ở đây và chị sanh ở đó , sau mới chuyển ra phố , chị rời Bmt lâu qúa rồi nên không biết đổi tên gì nữa
      1
      • Thích
      • Trả lời
      • 1 ngày
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Bài hay quá, nhớ nhiều kỷ niệm xưa thời đi học, đúng 3 tháng nghỉ hè nên ngày xưa nhiều bài hát hay trong mùa chia tay được sáng tác ra
    2
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 5 ngày
  • Anh ơi bài dài...nhưng hay quá
    Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người và văn bản cho biết 'HAY ẤT HAY'
    2
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 4 ngày
  • Chỉ còn trong ký ức ,bi chừ nhìn các Cháu chỉ cái Cặp thôi mà xót xa (xệ vai). Ngày xưa đông Con nhiều của. Cảm ơn A Xứ Thượng đăng bài.
    1
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 4 ngày
  • Cam-on Xứ Thượng & HOÀNG LAN CHI
    1
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 4 ngày
  • Qua bài viết thấy GDCD thời đó thực tế hơn bây giờ. Cảm ơn anh Đạt 
    Thượng Xứ
     đã đăng bài.
    1
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 4 ngày
  • Anh đã đưa chúng em về với tuổi thơ ngày ấy ,tâm hồn khg gợn chút lo lắng sợ sệt chỉ vô tư bắt bướm hái hoa thả diều chọi đáo ,bắn bi .....nhiều lắmtrof chơi trẻ con .....vui thật là vui ....cảm ơn tác giả nhiều nhé !
    1
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 4 ngày
  • Cám ơn Xứ Thượng& Hoàng Lan Chi . Bài viết thật hay
    Có điều tôi vào Nam bằng máy bay và nơi tôi đến là Đà Lạt ❣️ xin mượn tấm hình của bạn Nam Ròm đây là tuổi thơ của các bạn nhỏ trước 75 💖💖💖
    Có thể là hình ảnh về 1 người, trẻ em và đang đứng
    3
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 4 ngày
    • Đã chỉnh sửa
    • An Trinh
       thêm một chút nữa của học trò ngày xưa ( mượn của FB Nam Ròm ) ❣️❣️❣️
      Có thể là hình ảnh về da khâu thủ công
      1
      • Yêu thích
      • Trả lời
      • 4 ngày
  • Thời xưa khác thời nay là đúng rồi Xem xong để hoài niệm
    2
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 4 ngày
  • Chỉ có những ai ở cái tuổi gần thất thập đã từng sống như thế mới cảm nhận được cái thuở ấy mà lim dim về tuổi thơ hồn nhiên, có những kì nghỉ hè đúng nghĩa, chẳng như các cháu bây giờ đi học vất vả quá, chạy hết “sô” này đến “sô” kia
    2
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 3 ngày
  • Hay quá anh XT ui, lại nhớ đến tuổi thơ
    1
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 2 ngày
  • Oi ! thanh thoat; nhac lam chi buoi ay !
    1
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 2 ngày
  • Ngô tùng châu h là hoàng hoa thám thì phải
    1
    • Thích
    • Trả lời
    • 2 ngày
  • Một thời để nhớ
    Một thời khó quên.
    Nhớ lắm thay!… 
    Xem thêm
    1
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 2 ngày
  • Quốc khánh ngày 26/10..... Phần trên thiếu... " không khạc nhổ bừa bãi... "
    1
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 2 ngày
  • Một chi tiết không đúng.
    Trung học đệ nhất cấp là từ lớp Đệ Thất đến lớp Đệ Tứ.
    Trung học đệ nhị cấp từ lớp Đệ Tam đến lớp Đệ Nhất.… 
    Xem thêm
    3
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 1 ngày
  • Bài viết gần gũi sâu sắc, đọc và nhớ ngày xưa .. Đúng vậy, học sinh bây giờ không có 90 ngày nghỉ hè thơ thới vui chơi.. !
    1
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 1 ngày
  • Cảm ơn anh 
    Xứ Thượng
     đã chia sẻ, cảm ơn tác giả bài viết hay !
    1
    • Thương thương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét