Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Huyền thoại Tây Nguyên

Sử thi Đam San
Sử thi Đam San là một trong những thiên sử thi anh hùng nổi tiếng của dân tộc Ê Đê. Tên đầy đủ là Bài ca chàng Đam San (tiếng Ê Đê là Klei khan Y Đam San). Sử thi Đam San lần đầu tiên được L.Sabatier (một viên công sứ người Pháp tại Tây Nguyên) phát hiện vào năm 1923-1924. Sabatier đã dịch sử thi này ra tiếng Pháp và xuất bản ở Paris năm 1928. Năm 1959, sử thi này được giới thiệu trên tạp chí Văn nghệ quân đội và được nhà xuất bản Văn hoá in song ngữ Việt – Ê Đê (bản dịch của Đào Tử Chí) với tên gọi là Bài ca chàng Đam San. Năm 1988, Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã công bố văn bản sưu tầm và dịch sử thi Đam San rất công phu của Nguyễn Hữu Thấu.
Chàng được miêu tả với vẻ đẹp và sức mạnh của một vị thần. Sức mạnh của chàng được so sánh với những gì mạnh nhất, đẹp nhất của thiên nhiên. Vốn ngang tàng từ trong bụng mẹ, trải qua bao cuộc chiến, Đam San đã lớn lên và trở thành chiến thần. Chàng có tất cả vẻ đẹp cũng như sức mạnh của thần linh qua trí tưởng tượng bay bổng kì diệu và lòng mến yêu vô hạn của người Tây Nguyên. Không chỉ có sức mạnh dũng mãnh chàng còn có vẻ đẹp lãng mạn : “chàng nằm trên võng, tóc thả trên sàn, hứng tóc chàng ở dưới đất là một cái nong hoa, đầu đội khăn nhiễu, vai mang mũ hoa, chàng ăn không biết no, uống không biết say, trò chuyện không biết chán”.
"Thời gian sẽ trôi đi, nhưng Trường ca Đam San vẫn còn đó, vẫn là dòng chảy hào hùng dũng mãnh qua bao thác ghềnh của những biến động lịch sử mà không hề phôi pha. Chàng Đam San anh hùng, tài giỏi; những nàng Hơ Nhí, Hơ Bhi 
đẹp cho gió rừng quên thổi, mây quên bay, chim ngẩn ngơ quên hót trong những cánh rừng; Nữ Thần mặt trời nóng bỏng và cuồng nhiệt đã từng thiêu cháy một anh hùng... vẫn còn đó huyền thoại và bi tráng một khúc tình ca đất đỏ bzan xanh..."(Trần Xuân Linh)
Hình ảnh: Huyền thoại Tây Nguyên 

Sử thi Đam San
Sử thi Đam San là một trong những thiên sử thi anh hùng nổi tiếng của dân tộc Ê Đê. Tên đầy đủ là Bài ca chàng Đam San (tiếng Ê Đê là Klei khan Y Đam San). Sử thi Đam San lần đầu tiên được L.Sabatier (một viên công sứ người Pháp tại Tây Nguyên) phát hiện vào năm 1923-1924. Sabatier đã dịch sử thi này ra tiếng Pháp và xuất bản ở Paris năm 1928. Năm 1959, sử thi này được giới thiệu trên tạp chí Văn nghệ quân đội và được nhà xuất bản Văn hoá in song ngữ Việt – Ê Đê (bản dịch của Đào Tử Chí) với tên gọi là Bài ca chàng Đam San. Năm 1988, Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã công bố văn bản sưu tầm và dịch sử thi Đam San rất công phu của Nguyễn Hữu Thấu.
 Chàng được miêu tả với vẻ đẹp và sức mạnh của một vị thần.  Sức mạnh của chàng được so sánh với những gì mạnh nhất, đẹp nhất của thiên nhiên. Vốn ngang tàng từ trong bụng mẹ, trải qua bao cuộc chiến, Đam San đã lớn lên và trở thành chiến thần. Chàng có tất cả vẻ đẹp cũng như sức mạnh của thần linh qua trí tưởng tượng bay bổng kì diệu và lòng mến yêu vô hạn của người Tây Nguyên. Không chỉ có sức mạnh dũng mãnh chàng còn có vẻ đẹp lãng mạn : “chàng nằm trên võng, tóc thả trên sàn, hứng tóc chàng ở dưới đất là một cái nong hoa, đầu đội khăn nhiễu, vai mang mũ hoa, chàng ăn không biết no, uống không biết say, trò chuyện không biết chán”. 
"Thời gian sẽ trôi đi, nhưng Trường ca Đam San vẫn còn đó, vẫn là dòng chảy hào hùng dũng mãnh qua bao thác ghềnh của những biến động lịch sử mà không hề phôi pha. Chàng Đam San anh hùng, tài giỏi; những nàng Hơ Nhí, Hơ Bhi đẹp cho gió rừng quên thổi, mây quên bay, chim ngẩn ngơ quên hót trong những cánh rừng; Nữ Thần mặt trời nóng bỏng và cuồng nhiệt đã từng thiêu cháy một anh hùng... vẫn còn đó huyền thoại và bi tráng một khúc tình ca đất đỏ bzan xanh..."(Trần Xuân Linh)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét